3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.
Chuyên đề đƣợc nghiên cứu dựa trên việc tiến hành điều tra các hộ, trang trại chăn nuôi gà của 3 bản có chăn nuôi gà đồi với quy mô trung bình, lớn, nhỏ tại địa bàn xã Mƣờng Khoa, đó là bản Phúc, bản Khoa, bản Chẹn.
Các hộ đƣợc chọn điều tra: Chọn ngẫu nhiên 20 hộ trong mỗi bản để điều tra. Điều tra các đại lý, doanh nghiệp cung cấp thức ăn chăn nuôi và dịch vụ thú y, các doanh nghiệp, tƣ nhân tham gia tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn 2 bản Phúc và Bản Chẹn.
Cơ cấu đàn gà của các bản này trong năm 2014 chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu đàn gà trong toàn xã. Theo báo cáo của phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Bắc Yên năm 2014, số lƣợng gà của Bản Khoa chiếm : 24 %, Bản Chẹn chiếm: 45,5 %, Bản Phúc chiếm : 30,5% của toàn xã.
Trong định hƣớng của phòng NN & PTNT huyện Bắc Yên thì các bản này là các vùng chăn nuôi gia cầm trọng điểm của toàn xã trong thời gian tới.
Các hộ đƣợc chọn để điều tra là những hộ chăn nuôi gà đồi với qui mô từ 100 con/lứa trở lên, nuôi liên tục trong 5 năm có đầu tƣ xây dựng chuồng trại tƣơng đối phù hợp với yêu cầu của chăn nuôi gà đồi.
Điều tra các đại lý, doanh nghiệp cung cấp thức ăn chăn nuôi và dịch vụ thú y; các doanh nghiệp, tƣ nhân tham gia tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn xã.
3.3.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin. * Dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã đƣợc công bố trên sách báo, các loại báo cáo tổng kết của huyện, xã... Các thông tin cần thu thập đó là:
+, Số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của xã; số liệu thống kê về ngành chăn nuôi gà của xã Mƣờng Khoa và các bản nghiên cứu trong các năm từ 2012 – 2015.
+, Các thông tin liên quan trong các công trình nghiên cứu về phát triển chăn nuôi gà đồi đã đƣợc công bố.
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu đƣợc thu thập thông qua phiếu điều tra hộ nông dân bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp sử dụng bảng hỏi, đƣợc thu thập ở 60 hộ dân 3 bản: Bản Phúc, bản Chẹn, Bản Khoa có chăn nuôi gà đồi ở xã Mƣờng Khoa.
+, Các thông tin cần thu thập từ các hộ, trang trại chăn nuôi gồm: - Thông tin về chủ hộ.
- Thông tin về cơ sở vật chất, công cụ dụng cụ và tài sản phục vụ chăn nuôi gà đồi.
- Thông tin về số lƣợng gà nuôi trên lứa; số lứa nuôi/năm; sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng 1 năm; giống gà nuôi; chi phí giống,...
- Thông tin về chi phí thức ăn chăn nuôi gà đồi: chi phí đậm đặc; chi phí cám ăn thẳng; chi phí ngô,...
- Thông tin chi phí thú y, chi phí chăm sóc và các chi phí khác trong chăn nuôi gà đồi tại hộ.
- Một số thông tin khác về thuận lợi, khó khăn trong chăn nuôi gà đồi của hộ... Trong đó phân tổ theo qui mô điều tra nhƣ sau: khoảng 25% - 30% số hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ (100 con trở xuống), 40% - 45% số hộ chăn nuôi với qui mô vừa (từ 100 đến 500 con) và 30% - 40% số hộ chăn nuôi với qui mô lớn (trên 500 con).
- Quá trình phân tổ điều tra và xác định đơn vị mẫu dựa trên các báo cáo tình hình chăn nuôi gà đồi tại 3 bản trên để thuận lợi cho việc thu thập dữ liệu và phán ánh đúng cơ cấu về qui mô chăn nuôi gà đồi tại xã.
3.3.2. Phƣơng pháp phân tích.
* Thống kê mô tả.
Thông qua việc thu thập, điều tra các số liệu, sử dụng các chỉ tiêu nhƣ các số bình quân, số tƣơng đối, tuyệt đối để đánh giá chung kết quả, hiệu quả chăn nuôi gà vƣờn đồi của hộ nông dân.
* Thống kê so sánh.
Thông qua phƣơng pháp này để so sánh mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến việc ra quyết định giữa hộ chăn nuôi gà với nhau để có sự đối chứng giữa các hộ. Xem xét những yếu tố cơ bản nhất quyết định đến ứng xử của họ, từ đó đƣa ra một số giải pháp phù hợp góp phần khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp theo hƣớng bền vững.
3.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
3.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu kinh tê- kỹ thuật chăn nuôi gà đổi.
- Số con chăn nuôi bình quân /lứa. - Số con xuất chuồng bình quân/ lứa. - Tỷ lệ số con sống đến khi xuất chuồng. - Số lứa bình quân/ năm.
- Số ngày chăn nuôi bình quân/ lứa.
- Khối lƣợng bình quân / con xuất chuồng.
3.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả chăn nuôi gà đồi.
- Số con xuất chuồng bình quân 1 năm/hộ.
- Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng bình quân một năm/hộ. - Sản lƣợng phân gà xuất bán bình quân 1 năm/hộ.
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thƣờng là một năm).
Trong đề tài này tôi tính GO của hộ chăn nuôi gà đồi nhƣ sau: GO = (Qi *Pi )sản phẩm chính+ (Qj*Pj)sản phẩm phụ
Trong đó:
Qi: Sản lƣợng thịt gà hơi bình quân 1 hộ xuất bán. Pi: Gía bán bình quân 1kg thịt hơi.
- Tổng chi phí (TC): Là toàn bộ chi phí vật chất thƣờng xuyên và dịch vụ trong một thời kỳ sản xuất, bao gồm:
+, Chi phí vật chất bao gồm chi phí về con giống, thức ăn, thuốc thú y, tiền điện, chất độn chuồng và các công cụ, dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi.
+, Chi phí dịch vụ là chi phí thuê lao động ngắn hạn IC = ∑Cj
Cj là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất sản xuất ra sản phẩm j
Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu đƣợc sau khi đã trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.
VA = GO – IC
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của hộ sản xuất ra bao gồm cả công lao độlợi nhuận trong thời kỳ sản xuất của hộ.
MI = GO - IC - A - T – W
Trong đó: A: Khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ. T: thuế phải nộp.
W: tiền thuê lao động (nếu có). Lợi nhuận Pr = MI – V*Pi
Trong đó : V: số ngày lao động gia đình.
Pi: giá của một ngày lao động gia đình.
Lao động trong chăn nuôi gà là lao động không liên tục, nên số ngày lao động gia đình V đƣợc tính quy đổi thành số ngày công (8 tiếng/ngày công).
Thời gian nuôi gà trong một ngày *Tổng số ngày nuôi một lứa gà V = 8 (giờ)
Pi tính theo giá lao động phổ thông tại thời điểm chăn nuôi của hộ là 60.000/ngày lao động.
3.3.3.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiệu quả chăn nuôi gà đồi. 3.3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.
CHƢƠNG IV: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU.