Những quan điểm phát triển chủ yếu

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân tại xã mường khoa huyện bắc yên – tỉnh sơn la (Trang 57)

* Quan điểm hệ thống:

Theo quan điểm này thì phát triển chăn nuôi gà đồi đƣợc coi là một hệ thống chặt chẽ gồm 3 khâu chính: Sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Ta có thể hình dung điều đó qua trình tự sau:

+ Sản xuất:

Phân bố vùng chăn nuôi (qui hoạch vùng chăn nuôi hợp lý)

Công nghệ sản xuất (con giống phải đảm bảo chất lƣợng, chuyển giao khoa học, công nghệ mới vào sản xuất)

Chính sách kinh tế vĩ mô (thuế, giá cả, đầu tƣ tín dụng nông nghiệp…) + Chế biến: Xây dựng nhà máy chế biến trên địa bàn; Công nghệ chế biến; Địa điểm chế biến; Hợp đồng thu mua sản phẩm.

quảng cáo bán hàng; ký kết hợp đồng tiêu thụ; hợp tác liên doanh, sản xuất và tiêu thụ; chính sách kinh tế vĩ mô.

Nhƣ vậy với trình tự trên thì phát triển chăn nuôi gà đồi nơi đây (khâu sản xuất), tiếp theo là khâu chế biến công nghiệp các sản phẩm về thịt gà. Khâu cuối cùng là khâu tiêu thụ sản phẩm, nó quyết định sự thành bại của sản xuất, cái chính của khâu này là tìm thị trƣờng và bạn hàng ổn định lâu dài. Đồng thời tìm hiểu thị hiếu ngƣời tiêu dùng cũng rất quan trọng làm tốt điều này để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.

* Quan điểm sản xuất hàng hóa:

Khi nền kinh tế thị trƣờng phát triển và phân công lao động xã hội ngày càng tỷ mỉ, năng suất lao động trong nông nghiệp đƣợc nâng lên thì việc chăn nuôi gà đồi từng bƣớc chuyển sang chăn nuôi theo hƣớng hàng hóa. Đây là xu hƣớng có tính quy luật của sự phát triển. Vì thế việc chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân trong xã muốn đạt hiệu quả cao phải chú ý đến vấn đề này. Nhƣ vậy trong quá trình phát triển phải có các chính sách và giải pháp đúng đắn, hợp lý từng bƣớc cho việc hình thành các trang trại, các hợp tác xã, các mô hình chăn nuôi điển hình để nhân rộng.

* Quan điểm hiệu quả:

Ngày nay, chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện đó thì việc giao lƣu kinh tế giữa các địa phƣơng ngày càng phát triển và đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích nhất là trong việc mua bán trao đổi những sản phẩm của nông nghiệp nói chung và thịt gà thƣơng phẩm nói riêng. Mặt khác việc giao lƣu kinh tế giữa nƣớc ta với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới ngày càng mở mang và phát triển nhanh chóng (nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO). Trong điều kiện mua bán trao đổi mọi loại sản phẩm đã trở nên bình thƣờng thì một điều tất yếu là sản xuất phải tính đến hiệu quả kinh tế xã hội.

- Việc sản xuất thịt gà thƣơng phẩm phải đem lại hiệu quả kinh tế cao, tức là sản xuất phải đạt đƣợc lợi nhuận cao trên một ngày công lao động, trên một đồng vốn bỏ ra.

- Việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm phải góp phần tích cực vào việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho

ngƣời dân nông thôn.

* Quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái

Bảo vệ môi trƣờng sinh thái là vấn đề đựơc Đảng và Nhà nƣớc hết sức quan tâm vì hiện nay việc khai thác tài nguyên vào việc phát triển kinh tế đang làm cho môi trƣờng bị hủy hoại nghiêm trọng. Mặt khác việc sử dụng một cách bừa bãi những sản phẩm của ngành hóa chất nhƣ thuốc trừ sâu, diệt cỏ làm cho nguồn nƣớc và không khí bị ô nhiễm nặng nề.

5.4.2. Định hướng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân trong thời gian tới

Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi với những diễn biến hết sức phức tạp đã gây ảnh hƣởng rất lớn đến ngành chăn nuôi ở nƣớc ta. Thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, cả xã hội đều đã biết đến các loại dịch bệnh nguy hiểm nhƣ: Dịch cúm gia cầm; bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc; hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (bệnh tai xanh)... là những dịch bệnh nguy hiểm có thể bùng phát, lây lan trên diện rộng bất cứ lúc nào nếu ngƣời chăn nuôi lơ là, chủ quan và không có biện pháp quản lý hữu hiệu trong chăn nuôi.

Trên thực tế những năm qua trên địa bàn xã Mƣờng Khoa đã khẳng định chăn nuôi gà theo hƣớng thả đồi là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ an toàn cho đàn gia cầm. Vì vậy, nếu biết tận dụng những cơ hội và phát huy điểm mạnh đồng thời khắc phục khó khăn, linh hoạt trƣớc thách thức thì mô hình chăn nuôi gà đồi tại xã Mƣờng Khoa còn có thể nâng cao hiệu quả, phát triển hơn nữa về cả chiều rộng và chiều sâu.

Đảng uỷ, UBND xã Mƣờng Khoa đã có chủ trƣơng đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi gà đồi trong những năm tới ở địa phƣơng. Xã kết hợp với các công ty thuốc thú y, TACN để tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ những điều kiện cần thiết cho nông dân áp dụng mô hình chăn nuôi gà đồi, nhân rộng mô hình từ các địa phƣơng làm tốt những năm qua sang các địa phƣơng khác trong xã. Đặc biệt Đảng uỷ, UBND xã đẩy mạnh việc xây dựng các câu lạc bộ, mô hình, liên kết trong chăn nuôi gà đồi cộng đồng nhằm huy động lực lƣợng của cả xã hội tham gia.

5.5 Một số giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân 5.5.1 Giải pháp thị trường. 5.5.1 Giải pháp thị trường.

Tiêu thụ sản phẩm là điều rất quan trọng trong chăn nuôi gà đồi, sản phẩm không đƣợc bán đúng thời điểm sẽ làm tăng chi phi thức ăn trong khi sản lƣợng không tăng hoặc tăng không đáng kể làm giảm lợi nhuận trong chăn nuôi gà đồi. Cần tăng cƣờng thông tin thị trƣờng đến các hộ chăn nuôi kịp thời, đầy đủ từ đó các hộ sẽ nắm bắt đƣợc thông tin giá cả, tình hình tiêu thụ sản phẩm gà đồi để các hộ chăn nuôi chủ động trong tiêu thụ sản phẩm của mình.

Các cơ quan chính quyền cần cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin thị trƣờng, ngoài ra các cơ quan chính quyền tìm cách hỗ trợ nông dân tiêu thụ đầu ra qua các hình thức nhƣ liên kết, kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở thu mua, các công ty, trung tâm giết mổ...

Các hộ chăn nuôi cũng cần tạo ra các mối liến kết giữa các nhóm hộ, liên kết với các đơn vị thu gom, bao tiêu sản phẩm để bán sản phẩm với giá tốt nhất tránh các trƣờng hợp bán cho các tƣ thƣơng bị ép giá. Các nhóm hộ có thể tự tiêu thụ sản phẩm của mình cho các công ty, trung tâm thu mua lớn mà không cần đến các tƣ thƣơng.

5.5.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật .

* Nâng cao chất lượng thức ăn cho chăn nuôi

Giá thức ăn có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của các hộ chăn nuôi. Trong điều kiện hiện nay giá thức ăn còn cao và nhiều biến động, trong khi chăn nuôi gà đồi tại xã Mƣờng Khoa với qui mô lớn, vì vậy tạo ra các mối liên kết nhóm hộ để mua các sản phẩm đầu vào sẽ làm giảm chi phí đáng kể trong chăn nuôi. Các nhóm hộ nên liên kết lại cùng mua sản phẩm của các công ty thức ăn chăn nuôi với vai trò nhƣ là một đại lý phân phối, làm tốt công tác này sẽ giúp cho các hộ chăn nuôi tiết kiệm đƣợc đáng kể chi phí cho thức ăn chăn nuôi.

Ngoài ra giá thức ăn chăn nuôi còn ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà đồi. Vì vậy cần khuyến khích các hộ đầu tƣ mua thức ăn chăn nuôi của công ty lớn, có uy tín và chất lƣợng cao. Cần tạo điều kiện cho hộ tiếp cận với các hãng cám có chất lƣợng uy tín hơn nữa. Quản lý chặt chẽ các đơn vị cung ứng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn xã, huyện tránh sự xâm nhập của những hãng cám không đảm bảo chất lƣợng tới các hộ chăn nuôi.

Giá con giống tăng sẽ làm cho hiệu quả kinh tế giảm vì vậy cần thiết phải lựa chon con giống cho chăn nuôi có chất lƣợng đảm bảo. Con giống cho chăn nuôi gà đồi xã Mƣờng Khoa đƣợc đem từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là tƣ nhân. Vì vậy giá cả và chất lƣợng đều không đảm bảo, các hộ chăn nuôi mua với giá đắt nhƣng chất lƣợng không đảm bảo, khi chăn nuôi không có sự đồng đều, phát triển không tốt, sinh trƣởng chậm làm giảm hiệu quả kinh tế...Các hộ cần mua con giống tại các cơ sở đảm bảo chất lƣợng, không tham rẻ, và cần nâng cao kỹ năng trong kỹ thuật chọn giống của mình.

* Lựa chọn quy mô chăn nuôi hợp lý

Tuỳ vào điều kiện cụ thể các hộ có thể tăng hay giảm qui mô chăn nuôi cho hợp lý. Các nhóm hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ có thể tăng qui mô vì qui mô chăn nuôi làm cho hiệu quả kinh tế tăng lên. Tuy nhiên, khi xem xét tăng qui mô chăn nuôi của nhóm hộ này, hộ cần chú ý đến nguồn lực sản xuất của mình có phù hợp với việc tăng qui mô hay không, tránh việc tăng qui mô không hợp lý. Nhƣng cần chú ý khi tăng qui mô chăn nuôi của hộ và không có sự can thiệp vào các yếu tố sẽ làm cho hiệu quả kinh tế giảm, do đó cần thiết phải chú ý đến việc đầu tƣ con giống, thức ăn hợp lý hay áp dụng một tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

5.5.3. Nâng cao trình độ kỹ thuật của hộ chăn nuôi

Lợi thế về điều kiện tự nhiên, qui mô chăn nuôi và chất lƣợng sản phẩm đã đƣợc khẳng định cùng với nhƣng cơ hội về vốn, khoa học kỹ thuật. Hiệu quả kỹ thuật tại các hộ chƣa cao là phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ trình độ văn hoá của ngƣời nuôi chính, khả năng tiếp cận khuyến nông...Vì vậy trƣớc hết các hộ chăn nuôi cần thức hiện tốt và đầy đủ các quy trình phòng dịch bệnh cho đàn gà.

Thực hiện tốt công tác khuyến nông: Công tác khuyến nông có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Phải tăng cƣờng hơn nữa việc tập huấn và chuyển giao các kỹ thuật mới trong chăn nuôi, tƣ vấn hợp lý giúp hộ nông dân tự tin, sử dụng đầu vào một cách tối ƣu và chăn nuôi có hiệu quả hơn. Công tác thú y phải làm tốt việc phòng và chống các dịch bệnh và phổ biến đầy đủ kiến thức cho hộ nông dân, quản lý tốt nguồn giống nuôi tại địa phƣơng. Bộ phận này cần tƣ vấn và giúp nông dân có đƣợc nguồn giống tin cậy và phù hợp

với điều kiện nuôi ở địa phƣơng. Thƣờng xuyên tổ chức hội thảo và tổ chức đi thăm quan học hỏi lẫn nhau trong chăn nuôi gà. Các hộ chăn nuôi gà đồi tại xã xuất phát từ nông thôn, vì vậy trình độ của họ chƣa cao, chƣa sẵn sàng tiếp cận với nhƣng công nghệ mới, do đó khuyến nông đóng vai trò cầu nối giúp hộ chăn nuôi hiệu quả hơn.

5.5.4. Nâng cao công tác thú y.

Trƣớc tiên cần làm tốt công tác thú y phòng bệnh cho đàn gà nuôi tại xã, cần quản lý tốt nguồn giống nuôi ở địa phƣơng nhất là nguồn gốc của các giống gà đƣợc mua tại địa phƣơng khác. Để phòng dịch bệnh hiệu quả cho vùng chăn nuôi gà với qui mô lớn cần thiết phải có nguồn giống tin cậy, do đó các cơ quan chính quyền cần xây dựng các cơ sở cung ứng giống tại địa phƣơng, hoặc quy định kiểm tra chặt chẽ về nguồn giống mua ngoài.

Thƣờng xuyên kiểm tra, phát hiện và chuẩn đoán bệnh với các hộ chăn nuôi có biểu hiện gà mắc bệnh. Theo dõi liên tục tình hình diễn biến dịch bệnh trong gia cầm, đƣa ra các dự báo kịp thời để các hộ chăn nuôi cùng với các cơ quan chính quyền có phƣơng pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tổ chức tiêm phòng, tiến hành tiêm phòng cho đàn gia súc đầy đủ và triệt để. Phổ biến kỹ thuật thú ý cơ bản về phòng chống dịch bệnh, thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo thú y cho các hộ chăn nuôi giúp họ nâng cao kiến thức và có ý thức hơn trong phòng chống dịch bệnh.

Khi phát hiện dịch bệnh cần nhanh chóng khoanh vùng, cách ly các nguồn dịch bệnh. Tiêu huỷ gà chết, gà mắc bệnh đúng cách, không vứt bừa bãi làm cho dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.

Có biện pháp xử lý các vùng đất chăn nuôi lâu năm mà không đảm bảo vệ sinh khử trùng, tại đó đất đai đã có nguy cơ ô nhiễm và tiềm ẩn dịch bệnh. Hiện tại các hộ vẫn dùng những cách thủ công là rắc vôi và phơi đất cho mỗi lần nuôi lứa mới nhƣng xét về lâu dài, cần thiết phải có biện pháp kỹ thuật hiệu quả xử lý các vùng đất bị ô nhiễm.

5.5.5. Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi.

Các giải pháp nêu trên chủ yếu chú trọng đến phát triển chăn nuôi gà đồi theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả kinh tế và kỹ thuật trong chăn nuôi.

Chính sách hỗ trợ hộ nông dân vay vốn để phát triển chăn nuôi. Vốn là rất cần thiết cho chăn nuôi, mặt khác các hộ chăn nuôi lại chủ yếu là thuần nông

nên vốn cho nuôi gà là khá khó khăn và các hộ phải tìm các cách khác nhau để vay vốn cho chăn nuôi. Cần tạo mọi điều kiện và đơn giản hóa các thủ tục trong vay vốn để hộ nông dân dễ tiếp cận đƣợc nguồn vốn từ đó phát triển chăn nuôi theo chiều rộng và chiều sâu. Tạo điều kiện cho hộ nông dân vay ở các tổ chức nhƣ ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức cựu chiến binh, hội phụ nữ với các mức ƣu đãi. Tăng cƣờng việc giám sát quá trình sử dụng vốn của các hộ và khuyến cáo cho họ dùng đồng vốn vay nhƣ thế nào cho hiệu quả nhất.

CHƢƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Qua nghiên cứu chuyên đề “Điều tra thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân xã Mường Khoa huyện Bắc Yên” tôi có kết luận nhƣ sau:

1. Trong những năm qua chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà đồi nói riêng của xã Mƣờng Khoa khá phát triển đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao thu nhập cho ngƣời chăn nuôi và đáp ứng yêu cầu sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng ở địa phƣơng và các vùng lân cận.

2. Hình thức chăn nuôi gà đồi trên địa bàn xã đã đang dần thay thế hình thức chăn nuôi quảng canh và công nghiệp. Vị trí của chăn nuôi gà đồi ngày càng trở lên quan trọng trong cơ cấu ngành kinh tế xã.

3. Phát triển chăn nuôi gà đồi của xã Mƣờng Khoa cũng còn một số khó khăn và tồn tại cần giải quyết: Chƣa kiểm soát đƣợc dịch bệnh, chăn nuôi còn manh mún không tập trung, trình độ của ngƣời chăn nuôi còn hạn chế... Thị trƣờng tiêu thụ chƣa thực sự ổn định.

4. Lợi nhuận thu đƣợc trong chăn nuôi gà đồi của nhóm hộ nhƣ sau:

- Nhóm hộ chăn nuôi với qui mô vừa cho lợi nhuận cao nhất đạt 18.876 đồng/kg gà thịt xuất bán; cùng với chỉ tiêu này của hộ chăn nuôi qui mô nhỏ là 10.377 đồng/kg và qui mô lớn là 16.078 đồng/kg.

- Nhóm hộ thuần nông có lợi nhuận thu đƣợc cao hơn nhóm hộ kiêm ngành nghề là 4.405 đồng (tính trên 1kg gà thịt xuất bán).

- Nhóm hộ sử dụng giống gà lai trong chăn nuôi thu đƣợc lợi nhuận cao hơn nhóm hộ sử dụng giống gà ta là 3.501 đồng (tính trên 1kg sản phẩm thịt gà xuất bán). Do vậy cần chuyên môn hoá, nhân rộng mô hình ở qui mô vừa và sử

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân tại xã mường khoa huyện bắc yên – tỉnh sơn la (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)