Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân tại xã mường khoa huyện bắc yên – tỉnh sơn la (Trang 62)

Các giải pháp nêu trên chủ yếu chú trọng đến phát triển chăn nuôi gà đồi theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả kinh tế và kỹ thuật trong chăn nuôi.

Chính sách hỗ trợ hộ nông dân vay vốn để phát triển chăn nuôi. Vốn là rất cần thiết cho chăn nuôi, mặt khác các hộ chăn nuôi lại chủ yếu là thuần nông

nên vốn cho nuôi gà là khá khó khăn và các hộ phải tìm các cách khác nhau để vay vốn cho chăn nuôi. Cần tạo mọi điều kiện và đơn giản hóa các thủ tục trong vay vốn để hộ nông dân dễ tiếp cận đƣợc nguồn vốn từ đó phát triển chăn nuôi theo chiều rộng và chiều sâu. Tạo điều kiện cho hộ nông dân vay ở các tổ chức nhƣ ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức cựu chiến binh, hội phụ nữ với các mức ƣu đãi. Tăng cƣờng việc giám sát quá trình sử dụng vốn của các hộ và khuyến cáo cho họ dùng đồng vốn vay nhƣ thế nào cho hiệu quả nhất.

CHƢƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Qua nghiên cứu chuyên đề “Điều tra thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân xã Mường Khoa huyện Bắc Yên” tôi có kết luận nhƣ sau:

1. Trong những năm qua chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà đồi nói riêng của xã Mƣờng Khoa khá phát triển đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao thu nhập cho ngƣời chăn nuôi và đáp ứng yêu cầu sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng ở địa phƣơng và các vùng lân cận.

2. Hình thức chăn nuôi gà đồi trên địa bàn xã đã đang dần thay thế hình thức chăn nuôi quảng canh và công nghiệp. Vị trí của chăn nuôi gà đồi ngày càng trở lên quan trọng trong cơ cấu ngành kinh tế xã.

3. Phát triển chăn nuôi gà đồi của xã Mƣờng Khoa cũng còn một số khó khăn và tồn tại cần giải quyết: Chƣa kiểm soát đƣợc dịch bệnh, chăn nuôi còn manh mún không tập trung, trình độ của ngƣời chăn nuôi còn hạn chế... Thị trƣờng tiêu thụ chƣa thực sự ổn định.

4. Lợi nhuận thu đƣợc trong chăn nuôi gà đồi của nhóm hộ nhƣ sau:

- Nhóm hộ chăn nuôi với qui mô vừa cho lợi nhuận cao nhất đạt 18.876 đồng/kg gà thịt xuất bán; cùng với chỉ tiêu này của hộ chăn nuôi qui mô nhỏ là 10.377 đồng/kg và qui mô lớn là 16.078 đồng/kg.

- Nhóm hộ thuần nông có lợi nhuận thu đƣợc cao hơn nhóm hộ kiêm ngành nghề là 4.405 đồng (tính trên 1kg gà thịt xuất bán).

- Nhóm hộ sử dụng giống gà lai trong chăn nuôi thu đƣợc lợi nhuận cao hơn nhóm hộ sử dụng giống gà ta là 3.501 đồng (tính trên 1kg sản phẩm thịt gà xuất bán). Do vậy cần chuyên môn hoá, nhân rộng mô hình ở qui mô vừa và sử dụng giống gà lai trong chăn nuôi.

6.2. Kiến nghị.

6.2.1 Đối với địa phƣơng

Cần quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn kĩ thuật cho các cán bộ khuyến nông ở xã. Chú trọng đến công tác phổ biến kĩ thuật chăn nuôi, chuyển giao kỹ thuật mới tới hộ nông dân.

Thực hiện tốt công tác phòng bệnh, dự báo dịch bệnh trong chăn nuôi, công tác thú y cần khắt khe hơn, hiệu quả hơn, đi sâu vào từng hộ nông dân hƣớng dẫn họ cách phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả. Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm tập trung, tạo điều kiện cho ngƣời dân sản xuất, tiêu thụ dễ dàng.

Khuyến khích các hộ phát triển chăn nuôi gà đồi, tạo điều kiện thuận lợi về vốn vay, hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi; đồng thời cần có định hƣớng phát triển chăn nuôi gà đồi theo hƣớng hiệu quả, bền vững.

6.2.2 Đối với hộ chăn nuôi gà đồi

Hạn chế việc mua con giống từ địa phƣơng khác không rõ nguồn gốc. Nếu có dịch bệnh xảy ra cần báo ngay cho chính quyền địa phƣơng và cơ quan chức năng, theo dõi chặt chẽ sự biến động về sức khoẻ của đàn gà, làm tốt công tác vệ sinh môi trƣờng, phun thuốc sát trùng khu vực chăn nuôi; không vứt xác gà chết bừa bãi để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Đảm bảo vệ sinh môi trƣờng sạch sẽ không làm ảnh hƣởng đến cộng đồng dân cƣ.

Cần xác định và đầu tƣ con giống phù hợp với kỹ thuật chăn nuôi của từng hộ. Nếu đầu tƣ con giống với giá cao, đòi hỏi kỹ thuật khắt khe trong khi trình độ của hộ nông dân chƣa đáp ứng đƣợc thì hiệu quả kinh tế thấp.

Tăng cƣờng công tác liên kết trong chăn nuôi; nếu thực hiện tốt việc liên kết các hộ có thể tiết kiệm đƣợc khoản chi phí đáng kể và bán đƣợc sản phẩm của mình với giá cao hơn, không còn bị ép giá. Các hộ tích cực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn, mạnh dạn đƣa giống gà lai vào chăn nuôi, vì hiện tại gà lai cho hiệu quả kinh tế cao hơn các giống gà khác.

TÀI LIỆU KHAM KHẢO

1. Báo cáo tóm tắt Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi gia cầm Việt Nam giai đoạn 2006-2015 của Cục chăn nuôi" mục tiêu giải pháp, chính sách phát triển chăn nuôi gà giai đoạn 2007- 2015".

2. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Xã Mƣờng Khoa 2014.

3. Nguyễn Đình Chính (2007), Các giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng Đồng bằng sông Hồng- Luận văn Thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, trƣờng Đại học nông nghiệp Hà Nội.

4. http://vietbao.vn.

5. Bùi Văn Phúc (2009), "Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh Hưng Yên", Luận văn thạc sĩ kinh tế, trƣờng đại học Nông nghiệp Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Quảng (2002)," Đánh giá hiệu quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi gà thả vườn trong hộ nông dân ở một số địa phương", Luận văn Thạc sỹ khoa học kinh tế, Đại học nông nghiệp Hà Nội.

7. Trần Đình Thao (2006), Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sản xuất ngô hè thu tại Sơn La. Tạp chí KHKT Nông nghiệp. Tập 4 số 1/2006.

8. Nguyễn Thanh Tùng (2004), "Thực trạng phát triển chăn nuôi gà thịt theo hướng công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh", Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, trƣờng đại học Nông nghiệp I- Hà Nội.

9. Trạm thú y huyện báo cáo cuối năm 2014.

10.Theo Ngô Luyên, báo Lào Cai (2014) Hiệu quả từ mô hình hợp tác xã chăn nuôi gà đồi.

11. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Yên, 2012.

12. Hƣớng dẫn cách nuôi gà thả vƣờn, cách chăm sóc chế độ dinh dƣỡng và phòng bệnh( Kỹ thuật chăn nuôi), 2014.

13. TS. Trần Công Xuân, Cơ hội thách thức: Thông tin gia cầm, hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam số 1, 2007.

18. Nguyễn Văn Luận," phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân

huyện YênThế, tỉnh Bắc Giang", luận văn thạc sĩ kinh tế(2010), Trƣờng Đại học

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA HỘ NÔNG DÂN

NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1.Tên chuyên đề tốt nghiệp:

“Điều tra thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân tại xã Mường Khoa - huyện Bắc Yên - tỉnh Sơn La”.

2. Sinh viên thực hiện: Lừ Thị Hằng 3. Giáo viên hƣớng dẫn: Nguyễn Thị Nga

STT Thời gian Nội dung công việc Địa điểm

1 Từ 02/03/2015 đến 08/03/2015

- Tiếp cận với Uỷ Ban Nhân Dân xã Mƣờng Khoa để thực tập, tìm hiểu các tài liệu cần thiết.

Uỷ Ban Nhân Dân xã Mƣờng

Khoa

2 Từ 09/03/2015 đến 15/03/2015

- Điều tra thu thập thông tin tại Uỷ Ban Nhân Dân xã Mƣờng Khoa.

- Điều tra tình hình chăn nuôi gà và giải pháp phát triển chăn nuôi gà của các bản trong xã, từ đó chọn ra 3 bản để nghiên cứu.

Uỷ Ban Nhân Dân xã Mƣờng

Khoa

3 Từ 16/03/2015 đến 29/03/2015

- Điều tra, thu thập số liệu tại các hộ gia đình chăn nuôi ở Bản Chẹn, Bản Phúc, Bản Khoa. Bản Chẹn, Bản Phúc, Bản Khoa. 4 Từ 30/03/2015 đến 05/04/2015

- Điều tra, thu thập số liệu tại các hộ gia đình chăn nuôi ở Bản Chẹn, Bản Phúc, Bản Khoa. Bản Chẹn, Bản Phúc, Bản Khoa. 5 Từ 06/04/2015 đến 10/05/2015

- Điều tra, thu thập số liệu tại các hộ gia đình chăn nuôi ở Bản Chẹn, Bản Phúc, Bản Khoa.

Uỷ Ban Nhân Dân xã Mƣờng

Khoa 6 Từ 06/04/2015

đến 10/05/2015

- Điều tra, thu thập số liệu tại các hộ gia đình chăn nuôi ở Bản Chẹn, Bản Phúc, Bản Khoa.

Uỷ Ban Nhân Dân xã Mƣờng

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân tại xã mường khoa huyện bắc yên – tỉnh sơn la (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)