Quy mô, năng suất, sản lượng sản phẩm của các nhóm hộ chăn nuôi

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân tại xã mường khoa huyện bắc yên – tỉnh sơn la (Trang 48)

* Nhóm hộ chăn nuôi gà đồi theo qui mô.

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu tôi tiến hành điều tra 60 hộ có chăn nuôi gà đồi với các qui mô chăn nuôi khác nhau đƣợc thể hiện qua bảng 5.7

Bảng 5.7: Một số chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân theo qui mô

(Tính bình quân 1 hộ chăn nuôi)

Diễn giải ĐVT BQ chung Quy mô Qui mô nhỏ Qui mô vừa Qui mô lớn

1. Số con chăn nuôi BQ/1 lứa Con 1.062,10 315,00 571,15 2.406,25 2.Số con xuất chuồng BQ/1 lứa Con 988,82 288,00 539,00 2.235,00 3. Tỷ lệ số con sống đến khi XC % 93,10 91,51 94,37 92,88 4. Số lứa chăn nuôi BQ/năm lứa 3,55 3,40 3,85 3,25 5. Thời gian chăn nuôi BQ/lứa Ngày 94,32 95,16 92,78 95,85 6. Khối lƣợng BQ 1 con XC Kg 2,02 2,03 2,05 1,99

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2014

Về số lứa chăn nuôi bình quân trên năm của 60 hộ điều tra là 3,55 lứa. Trong đó nhóm hộ chăn nuôi với qui mô vừa có số lứa chăn nuôi bình quân trên năm lớn hơn nhóm hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ và qui mô lớn. Cụ thể ở nhóm hộ chăn nuôi với qui mô vừa số lứa bình quân/năm là 3,85 lứa, chỉ tiêu này đối với nhóm hộ chăn nuôi nhỏ là 3,40 lứa giảm 0,45 lứa/năm và nhóm hộ chăn nuôi với qui mô lớn là 3,25 lứa giảm 0,6 lứa/năm so với nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô vừa.

Số con chăn nuôi bình quân/lứa của 60 hộ điều tra là 1.062,10 con trong đó nhóm hộ chăn nuôi với qui mô vừa là 571,15 con, qui mô nhỏ là 315,0 con, qui mô lớn là 2.406,25 con.

Nguyên nhân là do số lứa chăn nuôi trên năm của nhóm hộ chăn nuôi qui mô vừa có số lứa chăn nuôi trên năm là lớn nhất so với nhóm hộ chăn nuôi qui mô nhỏ và qui mô lớn là do nhóm hộ chăn nuôi qui mô vừa đã tận dụng hết diện tích đất vƣờn đồi để chăn thả với số con nuôi/lứa phù hợp, kết hợp tốt các qui trình kỹ thuật trong chăn nuôi gà đồi dẫn đến hiệu quả kinh tế cao hơn các qui mô còn lại. Còn đối với nhóm hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ đã không tận dụng hết những điều kiện về diện tích đất đai, kỹ thuật trong chăn nuôi tức là chăn

nuôi nhỏ lẻ, manh mún không tập trung, nhóm hộ chăn nuôi với qui mô lớn là do số lƣợng con chăn nuôi lớn lên tới 2.406 con/lứa. Từ đó, việc tăng hệ số quay vòng trong chăn nuôi gà đồi (số lứa/năm) là khó khăn hơn nếu không đủ diện tích chăn thả và điều kiện để đầu tƣ cho chăn nuôi.

* Nhóm hộ chăn nuôi gà đồi theo giống gà nuôi

Trong chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân xã Mƣờng Khoa chủ yếu sử dụng hai loại giống gà đó là giống gà lai và giống gà ta. Vì vậy khi phân tích các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân tôi chia thành hai nhóm hộ: Nhóm hộ chăn nuôi sử dụng giống gà lai và nhóm hộ chăn nuôi sử dụng giống gà ta thể hiện qua bảng 5.8

Bảng 5.8: Một số chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân theo giống gà nuôi

(Tính bình quân 1 hộ chăn nuôi)

Diễn giải ĐVT BQ chung Chia ra

Gà lai Gà ta 1. Số con chăn nuôi BQ/1 lứa con 1.062,10 1.078,42 1.050,85 2.Số con xuất chuồng BQ/1 lứa con 988,82 1.005,63 978,13 3. Tỷ lệ số con sống đến khi XC % 93,10 93,25 93,08 4. Số lứa chăn nuôi BQ/năm lứa 3,55 3,95 3,09 5. Thời gian chăn nuôi BQ/lứa ngày 94,32 91,15 98,16

6. Khối lƣợng BQ 1 con XC kg 2,02 2,10 1,95

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2014

Qua bảng 5.8 số con chăn nuôi bình quân/lứa của giống gà lai là 1.078,42 con, giống gà ta 1.050,85 con, tỷ lệ số con sống đến khi xuất chuồng của hai giống gà này chênh lệch nhau không lớn cụ thể là giống gà lai 93,25% và giống gà ta là 93,08%. Nhƣng lại khác nhau rất rõ về số lứa nuôi bình quân trên năm, khối lƣợng bình quân 1 con xuất chuồng của nhóm hộ chăn nuôi giống gà lai cao hơn nhóm hộ chăn nuôi giống gà ta là 0,86 lứa và 0,15kg/con. Chính số lứa nuôi trên năm và khối lƣợng xuất chuồng bình quân 1 con đã ảnh hƣởng rất lớn tới sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng bình quân 1 hộ chăn nuôi trên năm cụ thể là: Nhóm hộ chăn nuôi giống gà lai là 8.341,67kg, nhóm hộ chăn nuôi giống gà ta

là 5.893,73kg. Lý do mà số lứa chăn nuôi bình quân trên năm của nhóm hộ chăn nuôi giống gà lai lớn hơn là vì thời gian chăn nuôi bình quân trên lứa ngắn hơn, tăng trọng nhanh hơn so với giống gà ta.

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân tại xã mường khoa huyện bắc yên – tỉnh sơn la (Trang 48)