5.2.1.1 Đặc điểm chủ hộ chăn nuôi gà đồi
Trong hộ nông dân, chủ hộ là ngƣời có vai trò rất quan trọng, quyết định lớn nhất đến các phƣơng thức sản xuất của hộ, phƣơng hƣớng phát triển sản xuất của hộ trong tƣơng lai. Trong chăn nuôi gà việc lựa chọn phƣơng thức chăn nuôi, hình thức, với qui mô nào phù hợp để nâng cao hiệu quả chăn nuôi thì phần lớn các quyết định là do chủ hộ.
Trên thực tế ở các bản có khoảng 10% hộ nghèo nhƣng có rất ít hộ nghèo tham gia chăn nuôi gà và những hộ tham gia chăn nuôi thì đã thoát đƣợc nghèo trong năm 2014. Do tính hấp dẫn của loại hình chăn nuôi này nên các hộ kiêm ngành nghề cũng rất tích cực tham gia chăn nuôi, tuy đòi hỏi đầu tƣ cao, biết chấp nhận rủi ro nhƣng phong trào nuôi gà thả đồi tại Mƣờng Khoa đã đang có sức hút lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, bảng 5.3 về đặc điểm của chủ hộ nuôi gà đồi.
Bảng 5.3. Đ c điểm của chủ hộ chăn nuôi gà đồi xã Mƣờng Khoa.
Chỉ tiêu ĐVT BQ chung Quy mô Qui mô nhỏ Qui mô vừa Qui mô lớn 1. Tổng số hộ điều tra hộ 60 15 25 20 2. Loại hộ - Trung bình % 60,58 82,00 65,5 35,15 - Khá- giàu % 39,42 18,00 34,5 64,85 2. Giới tính chủ hộ - Nam % 95,57 92,50 93,31 100,00 - Nữ % 4,43 7,50 6,69 0 3. Tuổi chủ hộ tuổi 38,52 40,50 37,95 38,45 4.TĐHV của chủ hộ năm 9,61 8,47 10,19 9,57
- Tiểu học % 2,92 8,82 0,00 0,00 - Trung học cơ sở % 45,47 58,82 40,00 37,50 - Trung học phổ thông % 51,61 32,36 60,00 62,50 5.Trình độ chuyên môn chủ hộ - Đại học % 1,03 0,00 0 3,04 - Cao đẳng % 0,73 0,00 0 2,14 - Trung cấp, sơ cấp % 27,39 25,00 30,50 26,80 6.Nghề nghiệp chính của chủ hộ - Thuần nông % 58,13 51,38 64,05 70,15 - Kiêm ngành nghề % 41,87 48,62 35,95 29,85
7.Số năm kinh nghiệm nuôi gà năm 4,80 4,90 5,30 4,20
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2014
Qua bảng 5.3 tôi thấy rằng tuổi bình quân của chủ hộ có sự khác biệt giữa các qui mô chăn nuôi. Chủ hộ thuộc nhóm chăn nuôi qui mô nhỏ có tuổi cao nhất, bình quân là 40,50 tuổi, chủ hộ thuộc nhóm chăn nuôi qui mô vừa có tuổi trung bình thấp nhất là 37,95 tuổi. Các chủ hộ thuộc nhóm chăn nuôi qui mô lớn có tuổi bình quân là 38,75, thấp hơn so với chủ hộ thuộc nhóm chăn nuôi qui mô nhỏ.
Về trình độ học vấn của chủ hộ, chủ hộ thuộc nhóm chăn nuôi qui mô vừa có số năm đi học nhiều nhất bình quân là 10,19 năm, chủ hộ thuộc nhóm chăn nuôi qui mô lớn có bình quân 9,57 năm đi học, thấp nhất là chủ hộ thuộc nhóm chăn nuôi qui mô nhỏ với bình quân 8,47 năm đi học. Tuy nhiên, các chủ hộ thuộc nhóm chăn nuôi qui mô lớn có số năm đi học trên 10 năm lại chiếm tỷ lệ lớn nhất là 62,5%. Nhóm hộ chăn nuôi qui mô nhỏ có 8,82% số chủ hộ có trình độ học vấn dƣới lớp 5, điều này có thể ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà đồi.
Có thể thấy phần lớn những chủ hộ chăn nuôi gà là không có trình độ chuyên môn hoặc trình độ chuyên môn thấp. Chỉ có 3 chủ hộ thuộc nhóm hộ chăn nuôi qui mô lớn có trình độ cao đẳng và trung cấp kỹ thuật, họ đều là những ngƣời làm thú y xã và cán bộ trạm thú y. Còn lại những chủ hộ có trình độ chuyên môn đều là những ngƣời ở trình độ sơ cấp kỹ thuật về chăn nuôi gà do phòng NN&PTNT, phòng chăn nuôi của sở NN&PTNT mở lớp học tập trung
trong 2 - 3 tháng. Có 25,0% nhóm hộ chăn nuôi qui mô nhỏ, 30,5% số hộ chăn nuôi qui mô vừa, 26,8% nhóm hộ chăn nuôi qui mô lớn có chủ hộ có trình độ trung cấp, sơ cấp kỹ thuật. Hầu hết các chủ hộ học hỏi kỹ thuật nuôi gà thông qua kinh nghiệm chăn nuôi của bạn bè và những ngƣời chăn nuôi khác hoặc tự tìm kiếm thông tin trên đài, sách báo do các công ty thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y cung cấp.
Về nghề nghiệp chính của các hộ chăn nuôi gà đồi: nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô lớn có 70,15% chủ hộ, 64,05% chủ hộ thuộc nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô vừa và 51,38% chủ hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ có nghề nghiệp là thuần nông. Các hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ có tỷ lệ chủ hộ kiêm ngành nghề cao nhất là 48,62%.
Điều tra số năm kinh nghiệm trong chăn nuôi gà đồi thịt của chủ hộ cho thấy: nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô vừa có chủ hộ bình quân 5,3 năm kinh nghiệm, chủ hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ có bình quân 4,9 năm kinh nghiệm, thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô lớn với các chủ hộ có số năm kinh nghiệm bình quân là 4,2 năm. Trong đó hầu hết những hộ chăn nuôi ở qui mô lớn là mới chăn nuôi trong khoảng thời gian từ khi phong trào chăn nuôi gà đồi phát triển mạnh trên toàn xã.
5.2.1.2 Điều kiện sản xuất của hộ chăn nuôi gà đồi.
Bảng 5.4 : Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ chăn nuôi gà đồi.
Diễn giải ĐVT BQ chung Quy mô Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn 1.Tổng số hộ điều tra hộ 60,0 15,0 25,0 20,0
2.Bình quân nhân khẩu/hộ khẩu 4,3 4,2 4,3 4,1
3.Số lao động/hộ Lđ 2,6 2,5 2,7 2,9
4.Diện tích đất nông nghiệp/hộ m2 1.382,4 1.607,0 1.411,0 1.135,0
5.Diện tích đất nông nghiệp/khẩu m2 328,2 382,6 328,1 274,8
6.DT đất vƣờn, đồi có thể CN gà/hộ m2 2.364,6 2.145,0 2.250,0 2.698,0
7.Thu nhập của hộ/năm trđ 396,17 120,80 253,18 814,53
8.Thu nhập từ CN gà của hộ/năm trđ 349,52 97,31 217,05 734,70
Có thể thấy diện tích đất nông nghiệp của nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô lớn là thấp nhất, của nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ là cao nhất nhƣng bình quân cả ba nhóm hộ thì diện tích này đều khá rộng. Ngoài chăn nuôi gà, các hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ thƣờng sản xuất trồng trọt trên diện tích đất nông nghiệp bình quân/khẩu khá lớn là 382,62 m2, hơn nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô lớn là 107,8 m2 và hơn nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô vừa là 54,48 m2. Diện tích đất vƣờn, đồi có thể dùng cho chăn nuôi gà đồi của nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô vừa cũng lớn nhất trong 3 nhóm hộ, thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ, với diện tích vƣờn đồi có thể sử dụng cho chăn nuôi gà bình quân/ hộ là 2.145 m2. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ thƣờng không sử dụng hết diện tích vƣờn đồi để chăn nuôi gà mà chỉ quây lại một phần diện tích trong tổng diện tích vƣờn đồi để chăn nuôi nên phần diện tích sử dụng cho chăn nuôi gà trung bình không lớn hơn so với các hộ thuộc hai nhóm còn lại; mặt khác nhóm hộ này còn có hộ nuôi cả gà đẻ trứng giống nên phần diện tích đó không chỉ đơn thuần nuôi gà thịt mà còn phải chia lô để nuôi gà đẻ riêng biệt.
Các hộ chăn nuôi gà đồi ở qui mô vừa và qui mô lớn diện tích đất vƣờn đồi có lớn hơn không đáng kể, nhƣng hầu hết các diện tích này đƣợc họ sử dụng triệt để. Phần đất vƣờn đồi có khả năng chăn nuôi gà thƣờng đƣợc các hộ này chia làm nhiều ô khác nhau để luân phiên nuôi gà trong các lứa, tránh để tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do nuôi quá nhiều lứa gà với thời gian nối tiếp nhau trên cùng một diện tích chăn thả.
Qua đó cũng có thể thấy vai trò khá quan trọng của ngành chăn nuôi gà đối với việc nâng cao thu nhập của các hộ và mức độ đầu tƣ lao động và cơ sở vật chất cho chăn nuôi gà tại xã, vì chăn nuôi gà là nguồn sinh kế chính của ngƣời dân nơi đây. (Bảng 5.5) thể hiện rõ tài sản công dụng cụ phục vụ chính cho chăn nuôi gà tại xã.
Bảng 5.5: Tài sản, công dụng cụ phục vụ chính cho chăn nuôi gà
(Tính bình quân cho 1 hộ chăn nuôi)
Loại tài sản
BQ chung Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn % hộ có GTBQ (1000đ) % hộ có GTBQ (1000đ) % hộ có GTBQ (1000đ) % hộ có GTBQ (1000đ) 1.Chuồng trại 100,0 3.139,13 100,0 1.376,83 100,0 2.080,28 100,0 6.261,45 2.Máy nghiền 69,32 633,88 48,07 281,45 65,22 413,30 94,87 1.264,21 3.Máng ăn, uống 100,0 1.341,05 100,0 444,07 100,0 854,64 100,0 2.580,19 4.Lƣới quây 100,0 1.418,48 100,0 501,12 100,0 964,39 100,0 2.648,13
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2014
Tài sản phục vụ cho nuôi gà thả đồi không quá phức tạp vì hộ nông dân có thể lợi dụng đƣợc diện tích vƣờn đồi để chăn thả. Chuồng trại, máng ăn máng uống, lƣới quây là tài sản cần thiết nhất cho chăn nuôi gà đồi nên 100% các hộ chăn nuôi đều có. Tài sản sử dụng cho chăn nuôi có giá trị lớn hơn nhƣ máy nghiền thức ăn chăn nuôi chủ yếu đƣợc các hộ chăn nuôi với qui mô lớn sử dụng để tiết kiệm chi phí, chủ động hơn trong cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
Tài sản, công dụng cụ sử dụng cho chăn nuôi gà đồi đƣợc sử dụng trong nhiều năm nên là chi phí sử dụng những tài sản, công cụ dụng cụ này tại hộ điều tra phân bổ cho một năm chăn nuôi/hộ. Có thể thấy, hộ càng chăn nuôi với qui mô lớn thì giá trị đầu tƣ về chuồng trại, máy móc… phục vụ chăn nuôi gà đồi càng lớn. Điều này cho thấy nhận thức của hộ trong đầu tƣ cho chăn nuôi gà đồi có sự khác biệt giữa các nhóm theo qui mô chăn nuôi.
5.2.1.3 Giống gà nuôi của các hộ chăn nuôi gà đồi
Trong chăn nuôi gà đồi ở xã Mƣờng Khoa hiện nay chủ yếu là nuôi giống gà ta (gà địa phƣơng) và gà lai giữa giống địa phƣơng và một số giống nhƣ Lƣơng Phƣợng, Tam Hoàng (ngƣời dân hay gọi là gà “pha lai”).
Tỷ lệ hộ nuôi giống gà ta ít hơn hộ nuôi giống gà lai ở các hộ chăn nuôi đƣợc điều tra, có 37/60 hộ tƣơng đƣơng 61,7% hộ nuôi giống gà lai và chỉ có 23/60 hộ tƣơng đƣơng 38,3% hộ nuôi giống gà ta (bảng 5.6).
Bảng 5.6: Phân tổ các hộ chăn nuôi theo hƣớng nuôi, giống và qui mô nuôi Chỉ tiêu ĐVT BQ Chung Quy mô Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn 1. Tổng số hộ điều tra hộ 60,0 15,0 25,0 20,0 - Hộ thuần nông % 58,13 51,38 64,05 70,15 - Hộ kiêm ngành nghề % 41,87 48,62 35,95 29,85 2. Số hộ CN theo giống gà - Gà lai % 63,13 60,76 70,02 72,17 - Gà ta % 36,87 39,24 29,98 27,83
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2014
Trƣớc đây có thời điểm trên địa bàn xã, giống gà lai khó bán, nuôi tốn thức ăn và không đƣợc giá bằng gà ta nên nhiều hộ nông dân đã nuôi gà ta. Giống gà ta có đặc điểm là chất lƣợng thơm ngon, bán đƣợc giá và dễ bán hơn nhƣng thời gian nuôi một lứa khá lâu, trọng lƣợng khi xuất chuồng lại thấp, trung bình từ 1,7 – 2,0kg. Tuy nhiên, trong vòng 3- 5 năm trở lại đây, số hộ nuôi gà lai đã tăng cao do đã xuất hiện giống gà lai tƣơng đối phù hợp, hay còn gọi là gà pha lai mía, với vóc dáng tƣơng đối giống gà ta, chất lƣợng thịt ngon và dễ bán, số hộ nuôi gà lai mía đã tăng lên đáng kể trong năm 2014.
Giống gà lai có ƣu điểm là tăng trọng nhanh, chất lƣợng khá tốt, thời gian nuôi một lứa ngắn hơn so với nuôi gà ta, trọng lƣợng khi xuất chuồng khoảng 1,95 – 2,2 kg.
5.2.2. Quy mô, năng suất, sản lượng sản phẩm của các nhóm hộ chăn nuôi. * Nhóm hộ chăn nuôi gà đồi theo qui mô. * Nhóm hộ chăn nuôi gà đồi theo qui mô.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu tôi tiến hành điều tra 60 hộ có chăn nuôi gà đồi với các qui mô chăn nuôi khác nhau đƣợc thể hiện qua bảng 5.7
Bảng 5.7: Một số chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân theo qui mô
(Tính bình quân 1 hộ chăn nuôi)
Diễn giải ĐVT BQ chung Quy mô Qui mô nhỏ Qui mô vừa Qui mô lớn
1. Số con chăn nuôi BQ/1 lứa Con 1.062,10 315,00 571,15 2.406,25 2.Số con xuất chuồng BQ/1 lứa Con 988,82 288,00 539,00 2.235,00 3. Tỷ lệ số con sống đến khi XC % 93,10 91,51 94,37 92,88 4. Số lứa chăn nuôi BQ/năm lứa 3,55 3,40 3,85 3,25 5. Thời gian chăn nuôi BQ/lứa Ngày 94,32 95,16 92,78 95,85 6. Khối lƣợng BQ 1 con XC Kg 2,02 2,03 2,05 1,99
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2014
Về số lứa chăn nuôi bình quân trên năm của 60 hộ điều tra là 3,55 lứa. Trong đó nhóm hộ chăn nuôi với qui mô vừa có số lứa chăn nuôi bình quân trên năm lớn hơn nhóm hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ và qui mô lớn. Cụ thể ở nhóm hộ chăn nuôi với qui mô vừa số lứa bình quân/năm là 3,85 lứa, chỉ tiêu này đối với nhóm hộ chăn nuôi nhỏ là 3,40 lứa giảm 0,45 lứa/năm và nhóm hộ chăn nuôi với qui mô lớn là 3,25 lứa giảm 0,6 lứa/năm so với nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô vừa.
Số con chăn nuôi bình quân/lứa của 60 hộ điều tra là 1.062,10 con trong đó nhóm hộ chăn nuôi với qui mô vừa là 571,15 con, qui mô nhỏ là 315,0 con, qui mô lớn là 2.406,25 con.
Nguyên nhân là do số lứa chăn nuôi trên năm của nhóm hộ chăn nuôi qui mô vừa có số lứa chăn nuôi trên năm là lớn nhất so với nhóm hộ chăn nuôi qui mô nhỏ và qui mô lớn là do nhóm hộ chăn nuôi qui mô vừa đã tận dụng hết diện tích đất vƣờn đồi để chăn thả với số con nuôi/lứa phù hợp, kết hợp tốt các qui trình kỹ thuật trong chăn nuôi gà đồi dẫn đến hiệu quả kinh tế cao hơn các qui mô còn lại. Còn đối với nhóm hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ đã không tận dụng hết những điều kiện về diện tích đất đai, kỹ thuật trong chăn nuôi tức là chăn
nuôi nhỏ lẻ, manh mún không tập trung, nhóm hộ chăn nuôi với qui mô lớn là do số lƣợng con chăn nuôi lớn lên tới 2.406 con/lứa. Từ đó, việc tăng hệ số quay vòng trong chăn nuôi gà đồi (số lứa/năm) là khó khăn hơn nếu không đủ diện tích chăn thả và điều kiện để đầu tƣ cho chăn nuôi.
* Nhóm hộ chăn nuôi gà đồi theo giống gà nuôi
Trong chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân xã Mƣờng Khoa chủ yếu sử dụng hai loại giống gà đó là giống gà lai và giống gà ta. Vì vậy khi phân tích các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân tôi chia thành hai nhóm hộ: Nhóm hộ chăn nuôi sử dụng giống gà lai và nhóm hộ chăn nuôi sử dụng giống gà ta thể hiện qua bảng 5.8
Bảng 5.8: Một số chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân theo giống gà nuôi
(Tính bình quân 1 hộ chăn nuôi)
Diễn giải ĐVT BQ chung Chia ra
Gà lai Gà ta 1. Số con chăn nuôi BQ/1 lứa con 1.062,10 1.078,42 1.050,85 2.Số con xuất chuồng BQ/1 lứa con 988,82 1.005,63 978,13 3. Tỷ lệ số con sống đến khi XC % 93,10 93,25 93,08 4. Số lứa chăn nuôi BQ/năm lứa 3,55 3,95 3,09 5. Thời gian chăn nuôi BQ/lứa ngày 94,32 91,15 98,16
6. Khối lƣợng BQ 1 con XC kg 2,02 2,10 1,95
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2014
Qua bảng 5.8 số con chăn nuôi bình quân/lứa của giống gà lai là 1.078,42 con, giống gà ta 1.050,85 con, tỷ lệ số con sống đến khi xuất chuồng của hai giống gà này chênh lệch nhau không lớn cụ thể là giống gà lai 93,25% và giống