6. Cấu trúc luận văn
4.3.3. Biện pháp xây dựng hồ chứa, đập kiểm soát lũ
*/ Phòng tránh LBĐ cho vùng kinh tế-xã hội quan trọng
Ở các miền núi, các trung tâm kinh tế-xã hội quan trọng nhất trong lƣu vực thƣờng nằm ở vùng hợp lƣu bắt đầu thung lũng sông chính. Việc bảo vệ các trung tâm này có thể thực hiện nhờ xây dựng một hồ ở ngay thƣợng du của nó. Hiệu quả điều tiết chậm lũ, cắt lũ quét, LBĐ chỉ có tác dụng ở phần hạ du công trình. Việc xây dựng hồ chứa trong trƣờng hợp này tùy thuộc vào điều kiện địa hình, kinh tế-xã hội ở vùng cần bảo vệ, sao cho hồ chứa là biện pháp hiệu quả nhất.
Tại tỉnh Hà Giang đang có dự án xây dựng hồ treo cung cấp nƣớc cho ngƣời dân do sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tƣ tại huyện Yên Minh. Từ năm 2007 đến đầu tháng 8/2011 huyện Yên Minh 24 hồ (7 hồ đã hoàn thành). Các hồ đều có dung tích khá lớn, trung bình dung tích từ 5.000-10.000 m3. Các hồ treo hoàn thành và đƣa vào sử dụng đã và đang phát huy hiệu quả to lớn về kinh tế-
xã hội, là cơ hội làm thay đổi cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số huyện vùng cao núi đá phía Bắc, giải quyết một phần tình trạng thiếu nƣớc sinh hoạt bao đời nay của đồng bào vào mùa khô. Hồ treo góp phần cải thiện cuộc sống, thúc đẩy kinh tế vùng phát triển, ổn định chính trị vùng biên cƣơng của Tổ quốc. Hiện nay các hồ đƣợc xây dựng hầu hết ở gần trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, gần khu dân cƣ, các vùng kinh tế-xã hội quan trọng tạo thuận lợi cho bà con sử dụng. Ngoài mục đích sử dụng cho sinh hoạt, hồ treo hoàn toàn có thể trở thành hồ chứa trong phòng tránh lũ quét, LBĐ và trƣợt, sạt lở đất do khả năng tích lũy nƣớc của chúng. Do vậy, việc xem xét xây dựng hồ chứa cả cho mục đích tích lũy nƣớc cho sinh hoạt của ngƣời dân thì nên xây dựng ở những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, LBĐ và trƣợt, sạt lở đất cao. Điều quan trọng là cần phải có những khảo sát thực tế chi tiết, kinh phí hỗ trợ có thể để triển khai giải pháp xây dựng hồ treo sao cho hiệu quả và hợp lý.
*/ Sơ đồ tránh lũ quét, LBĐ trên lưu vực có lưới sông dạng gân lá
Loại dạng lƣới sông này khá phổ biến ở khu vực xã Tân Nam. Trên lƣu vực dọc lòng chính, các phụ lƣu nhỏ phân phối khá đồng đều từ đầu nguồn đến cửa sông (mạng lƣới dạng gân lá). Ở các phụ lƣu nhỏ và rất nhỏ của lƣu vực thƣờng bãi rất hẹp, lũ không gây tác hại lớn, song ở dòng chính thung lũng mở rộng - các trung tâm kinh tế-xã hội thƣờng rất phát triển, dễ gây thiệt hại lớn khi xảy ra lũ quét, LBĐ do vậy cần đƣợc bảo vệ.
Trong điều kiện chỉ xây dựng một hồ chứa thì đặt hồ tại trung tâm lƣu vực trên dòng chính là hợp lý hơn cả. Hồ đảm bảo khống chế lũ cho cả phần thƣợng du và rất tốt cho hạ du nhờ tác dụng giảm lƣu lƣợng đỉnh lũ, tránh đƣợc sự tập trung đồng thời lƣợng lũ quét, LBĐ ở cả lƣu vực về đoạn sông chính trong hạ lƣu nơi có vùng kinh tế-xã hội cần bảo vệ. Nếu nguồn sinh lũ chủ yếu ở phần thƣợng lƣu thì hồ chứa này cho phép giảm đáng kể động năng của lũ.
Bậc thang hồ chứa trên sông chính cho phép khống chế đƣợc lũ quét, LBĐ ở nhiều khu vực trên sông chính. Việc bố trí các hồ sao hợp lý, phát huy hiệu quả phòng lũ tốt nhất, là khó khăn phức tạp. Sơ đồ này thƣờng dùng cho sông dài, lƣu vực hẹp, không cho phép xây dựng hồ chứa lớn, phải dùng kiểu hồ nhỏ hơn để
khống chế. Biện pháp này thƣờng rất phổ biến ở Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ vì nó phép hạn chế lũ quét, LBĐ rất rõ rệt, thậm chí loại trừ lũ quét, LBĐ ở thung lũng sông chính nhờ giữ bùn cát, nƣớc lũ trên các hồ.
Để xây dựng hồ chứa tại các lƣu vực này thì cần nghiên cứu chi tiết tiết động lực, năng lƣợng, lƣu lƣợng lũ mùa mƣa lũ,…phục vụ cho việc lựa chọn vị trí và thiết kế hồ chứa, đập kiểm soát.
Tại thôn Quyền trên địa bàn xã Xuân Giang, huyện Quang Bình cũng đã bố trí một đập kiểm soát lũ. Đập có tác dụng hạn chế động năng của dòng nƣớc, và ngăn chặn vật liệu có thể gây lũ quét, LBĐ làm giảm nguy cơ xuất hiện các hiện tƣợng nguy hiểm này.
Hình 4.1. Đập kiểm soát tại thôn Quyền, xã Xuân Giang, Quang Bình
Ngoài ra, đơn giản hơn cả là bố trí một hoặc một vài hồ chứa trên sông chính tại vùng hợp lƣu với phụ lƣu lớn. Tuy nhiên, sơ đồ này không có khả năng khống chế hoàn toàn lũ, lũ quét, LBĐ nhất là lũ hình thành chủ yếu từ một trong số các phụ lƣu chƣa có công trình phòng tránh.
Hiệu quả hơn có thể là sơ đồ bố trí hồ chứa, đập kiểm soát trên phụ lƣu ngay gần cửa sông. Việc bố trí hồ chứa trên cả phụ lƣu và sông chính có thể đem lại hiệu
quả kiểm soát lũ quét, LBĐ lớn nhất ở các lƣu vực. Cùng với việc bố trí các hồ chứa, việc lựa chọn kiểu hồ chứa (hồ trong lòng sông, cạnh sông, xa sông,…) cũng nhƣ tính toán thiết kế hồ, đập cùng các công trình phụ trợ khác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong khống chế lũ.
Hồ chứa là biện pháp rất hiệu quả trong phòng tránh lũ quét và LBĐ, cũng nhƣ có khả năng giảm thiểu tối đa sức tàn phá của loại hình tai biến này, nhƣng nếu thiếu các biện pháp tính toán thiết kế đủ tin cậy, thiếu các biện pháp phòng tránh khác, thiếu biện pháp đề phòng khi vỡ đập, hồ chứa thì hậu quả kinh tế-xã hội-môi trƣờng sẽ rất khủng khiếp. Những tài liệu vỡ đập trên thế giới cho thấy rõ tính cấp bách của vấn đề nghiên cứu tính toán phòng tránh vỡ đập. Chính vì vậy, mô phỏng vỡ đập do các nguyên nhân khác nhau phải đƣợc xem xét nhƣ một trong những bộ phận không thể bỏ qua khi xây dựng hồ chứa-đập kiểm soát lũ quét và LBĐ. Ngoài ra, việc khai thác triệt để lòng hồ (sông, nƣớc, đất đai) trong mùa lũ và cạn là vấn đề kinh tế cần thiết trong phát triển ở vùng núi. Để sử dụng hồ tốt nhất thƣờng phải thi hành các biện pháp phụ trợ nhƣ điều chỉnh lòng sông trong lòng hồ, bố trí hệ thống tháo lũ để rút ngắn thời gian ngập, xây dựng hệ thống lƣu trữ bùn cát do lũ quét, LBĐ để lại, thậm chí tiêu thoát cho hồ để hồ đạt hiệu quả điều tiết tốt nhất khi lũ xảy ra. Đây cũng nên xem nhƣ các biện pháp phụ trợ để phát huy hiệu quả của mỗi hồ chứa.