6. Cấu trúc luận văn
4.2.2. Biện pháp quản lý và sử dụng đất
*/ Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Khu vực nghiên cứu là vùng núi có độ dốc khá lớn, chính vì vậy để đạt đƣợc mục đích chống xói mòn thì quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:
- Duy trì và bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp
- Khai thác triệt để và sử dụng hợp lý, tiết kiệm quỹ đất đai - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai hợp lý
- Làm giàu và bảo vệ môi trƣờng đất
Trồng rừng và bảo vệ rừng là biện pháp tích cực để phòng chống LQ, LBĐ. Bởi trồng rừng giữ đƣợc nƣớc, giảm bớt lƣợng dòng chảy, giảm tốc độ dòng chảy trên mặt đất, chống đƣợc xói mòn, cung cấp nƣớc dần dần cho sông suối và giếng nƣớc, chống đƣợc lũ lụt, cải tạo đƣợc khí hậu có lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Vì thế, quy hoạch phát triển rừng (bao gồm: trồng rừng, bảo vệ rừng, chống phá rừng và khai thác rừng có kế hoạch) là biện pháp lâm nghiệp rất quan trọng để chống LQ, LBĐ.
Đối với việc quy hoạch phát triển rừng nhằm bảo vệ đất, chống xói mòn, trƣợt sạt lở đất trên địa bàn cần thực hiện các biện pháp sau:
Bảo vệ rừng hiện có
Các loại rừng hiện có tự nhiên cần đƣợc bảo vệ và phát triển, ngăn cấm chặt phá rừng dƣới bất kì hình thức nào.
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng
Đối tƣợng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, bao gồm những diện tích đất có cây gỗ rải rác và cây bụi có mật độ cây tái sinh có mục đích (có chiều cao 50cm và >1.000 cây/ha). Đây là giải pháp kỹ thuật lâm sinh đầu tƣ có hiệu quả, kinh tế nhất và phục hồi rừng nhanh nhất. Thực chất đây là một giải pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng thông qua các biện pháp bảo vệ, biện pháp kỹ thuật lâm sinh và trồng bổ sung cần thiết. Biện pháp này cần đƣợc ƣu tiên áp dụng đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Trồng rừng
- Đối với rừng đặc dụng: Biện pháp chủ yếu đƣợc áp dụng để phục hồi hệ sinh thái rừng đặc dụng là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên. Do vậy cần phải hạn chế trồng lại rừng, nếu trồng lại rừng thì phải thực hiện đúng biện pháp kỹ thuật, cơ cấu cây trồng phải là cây bản địa và thực hiện theo dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với rừng phòng hộ: Trồng rừng phòng hộ cần phải ƣu tiên đầu tƣ trồng rừng phòng hộ ở những nơi rất xung yếu để đảm bảo độ che phủ toàn vùng đạt tối thiểu 70%. Ở những nơi xung yếu độ che phủ chung của vùng chỉ cần 50%.
- Đối với rừng sản xuất: Cần tập trung trồng rừng nguyên liệu (nguyên liệu giấy và ván nhân tạo) và rừng đặc sản, để hình thành các khu rừng nguyên liệu tập trung, rừng đặc sản tập trung gắn liền với các nhà máy chế biến nguyên liệu, chế biến lâm đặc sản sẵn có và trong tƣơng lai.
Sử dụng-khai thác rừng
Rừng là tài nguyên quý giá của đất nƣớc. Việc khai thác rừng phải đảm bảo mục tiêu giữ vững và phát triển vốn rừng hiện có. Mọi hoạt động làm suy giảm chất lƣợng rừng, số lƣợng rừng đều bị nghiêm cấm. Do vậy việc sử dụng rừng phải triệt để thực hiện tốt Quy chế quản lý rừng (Ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ); Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-LN ngày 2/2/2004 của Bộ NN & PTNT); Quy chế quản lý sử dụng búa bài cây và búa kiểm lâm (Ban hành kèm theo Quyết định số 69/2001/QĐ-BNN-KL ngày 26/6/2001 của Bộ trƣởng Bộ NN & PTNT).
*/ Điều chỉnh các điểm định cư, quy hoạch phát triển dân sinh kinh tế
Phân tích bản đồ hiện trạng và nguy cơ LBĐ sẽ tiến hành điều chỉnh các điểm định cƣ tránh những khu vực có nguy cơ cao về LBĐ. Vạch hành lang an toàn dọc theo các thung lũng sông, suối làm cơ sở di dời, qui hoạch các điểm dân cƣ mới an toàn phòng tránh lũ. Không cho phép làm nhà trên sƣờn dốc, dƣới chân các khối trƣợt đất đá có nguy cơ xảy ra thảm họa trƣợt lở, LBĐ.
Khi thiết kế các công trình xây dựng trong vùng lũ nhƣ: cầu cống, đƣờng xá, công trình thủy… cần tăng hệ số an toàn cho những công trình này.
Điều chỉnh bổ sung xây dựng các công trình phòng tránh LBĐ qui mô nhỏ và vừa để bảo vệ các cụm dân cƣ, công trình quan trọng trong vùng lũ nhƣ: công trình
tiêu, thoát, chặn lũ, làm kè chống xói lở ven sông, xây tƣờng chắn chống sạt lở đất sƣờn dốc, xây đập chắn LBĐ ở cửa sông suối.