Biện pháp điều chỉnh đất tầng mặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tai biến lũ bùn đá tại xã tân nam, huyện quang bình, tỉnh hà giang và đề xuất các giải pháp phòng tránh (Trang 78)

6. Cấu trúc luận văn

4.2.4. Biện pháp điều chỉnh đất tầng mặt

*/ Phân vùng và điều chỉnh quy hoạch khu trồng, bảo vệ rừng, loại rừng

Trồng rừng và bảo vệ rừng là biện pháp tích cực chống xói mòn. Nƣớc ngấm xuống đất, một phần giữ lại trong đất, một phần ngấm xuống mạch nƣớc. Nhƣ vậy, trồng rừng giữ đƣợc nƣớc, giảm bớt lƣợng dòng chảy, giảm tốc độ dòng chảy trên mặt đất, chống đƣợc xói mòn, cung cấp nƣớc dần dần cho sông suối và giếng nƣớc, chống đƣợc lũ lụt, cải tạo đƣợc khí hậu có lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Vì thế, quy hoạch phát triển rừng (bao gồm: trồng rừng, bảo vệ rừng, chống phá rừng và khai thác rừng có kế hoạch) là biện pháp lâm nghiệp rất quan trọng để chống xói mòn ngay từ đầu nguồn.

Trồng rừng và bảo vệ rừng cần đƣợc thực hiện ở những khu vực sau: - Trồng và bảo vệ rừng chỏm đồi núi cao.

- Trồng và bảo vệ rừng trên sƣờn dốc lớn. - Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

- Trồng rừng trên đồi trọc....

Việc trồng rừng là cần thiết bởi nếu các khu vực vực dân cƣ có nhiều rừng thì khả năng chống lũ quét, LBĐ, trƣợt, sạt lở đất cũng tăng lên nhiều. Muốn vậy công tác trồng rừng phải cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp và ngƣời dân, đặc biệt là tại các khu vực thƣờng xuyên xảy ra lũ quét, LBĐ, trƣợt, sạt lở đất. Đối tƣợng đất trồng rừng là đất trảng cỏ và đất trống cây bụi không có khả năng phục hồi thành rừng. Hoặc ở những nơi áp dụng giải pháp trồng rừng đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng cao hơn giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.

Phân vùng sử dụng đất là một trong những biện pháp quan trọng trong việc phòng chống LBĐ. Đây là việc cần phải xem xét sớm bởi nó ảnh hƣởng đến cuộc sống của ngƣời dân, mức độ chịu thiệt hại do tai biến LBĐ gây ra. Quy hoạch sử dụng đất hợp lý đối với từng vùng, từng khu vực cụ thể có tác dụng nhƣ:

- Giảm bớt năng lƣợng gây xói mòn trực tiếp của hạt mƣa đối với đất. - Giảm tốc độ dòng chảy trên sƣờn dốc.

- Tăng kết cấu của đất, làm tăng tính thấm nƣớc và nhƣ vậy giảm dòng chảy mặt.

Trong quy hoạch sử dụng đất thì quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải đƣợc đặt lên hàng đầu bởi nó liên quan trực tiếp đến đời sống dân cƣ và an ninh lƣơng thực khu vực. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cần đáp ứng đƣợc các yêu cầu duy trì và bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp, đáp ứng với mức cao nhất trong điều kiện có thể đối với quỹ đất dành cho nông nghiệp nhằm đảm bảo mục tiêu về an toàn lƣơng thực cũng nhƣ giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

Khi quỹ đất đai, nhất là quỹ đất có khả năng sản xuất có hạn, thì việc khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên và sử dụng đất tiết kiệm trên cơ sở đúng mục đích, đủ nhu cầu, có hiệu quả và bền vững mang ý nghĩa thiết thực quan trọng trong quá trình sử dụng đất. Tuỳ theo khả năng áp dụng các biện pháp cải tạo và nguồn vốn... tận dụng tối đa, đƣa phần diện tích đất chƣa sử dụng vào khai thác sản xuất nông nghiệp và các mục đích khác nhau. Đối với sản xuất nông nghiệp, quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi (đập, hồ chứa, kênh mƣơng, trạm bơm..) đảm bảo đƣợc yêu cầu tƣới tiêu góp phần thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất đai cũng là yêu cầu đặt lên hàng đầu trong phân vùng sử dụng đất. Đối với những vùng đất mà việc sử dụng không phù hợp với các yếu tố tự nhiên thì cần phải đƣợc điều chỉnh nhƣ giảm diện tích canh tác trồng cây lƣơng thực trên đất dốc chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả, trồng rừng hay canh tác theo mô hình nông lâm kết

hợp. Đất vƣờn tạp cần đƣợc sử dụng có hiệu quả hơn, thâm canh thành các vƣờn quả.

Quá trình khai thác sử dụng đất của xã cần làm giàu và bảo vệ môi trƣờng đất đai để sử dụng ổn định lâu dài, đƣợc kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng đất và cải tạo nhằm không ngừng nâng cao độ phì của đất, tránh thoái hoá đất, xói mòn rửa trôi nhất là đối với đất nông-lâm nghiệp cần xây dựng một hệ thống canh tác bền vững trên đất dốc. Đồng thời việc khai thác sử dụng đất đai phải đƣợc gắn liền với việc bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tai biến lũ bùn đá tại xã tân nam, huyện quang bình, tỉnh hà giang và đề xuất các giải pháp phòng tránh (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)