Biện pháp sơ tán, di chuyển công trình và cộng đồng dân cư ra khỏi khu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tai biến lũ bùn đá tại xã tân nam, huyện quang bình, tỉnh hà giang và đề xuất các giải pháp phòng tránh (Trang 76)

6. Cấu trúc luận văn

4.2.3.Biện pháp sơ tán, di chuyển công trình và cộng đồng dân cư ra khỏi khu

vực nguy hiểm

*/ Sơ tán dân khỏi vùng có nguy cơ bị LBĐ

Đây là biện pháp thụ động, song chỉ có hiệu quả khi biết trƣớc khả năng xảy ra tai biến thông qua những thông tin về cảnh báo, dự báo LBĐ. Sơ tán ngƣời và tài sản khỏi vùng có thể bị LBĐ, trên thực tế là vấn đề rất khó khăn, nhất là khi dân sống phân tán, thiếu phƣơng tiện giao thông, vận tải trợ giúp, trong khi thông tin về LBĐ thƣờng khó có thể biết trƣớc do thƣờng xảy ra vào ban đêm.

Sơ tán có thể coi là biện pháp ngắn hạn, có thể chia thành 3 thời kỳ: Trƣớc khi xảy ra lũ quét, LBĐ; trong khi xảy ra lũ quét, LBĐ và sau khi xảy ra lũ quét, LBĐ.

+ Trƣớc khi xảy ra lũ quét, LBĐ có ý nghĩa quan trọng trong giảm thiệt hại, song phụ thuộc rất nhiều vào thời gian dự kiến của cảnh báo và dự báo.

+ Trong khi xảy ra lũ quét, LBĐ: thƣờng quá trình sơ tán còn chủ yếu thực hiện khi lũ quét, LBĐ đã, đang xảy ra.

+ Thời kỳ sau trận LBĐ liên quan chủ yếu đến đền bù thiệt hại, khôi phục những khu vực bị ảnh hƣởng.

*/ Di dời dân và di chuyển công trình

Di dân là rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn dân cƣ, một số địa phƣơng đã làm tốt nhƣng nhiều nơi còn làm chậm, dù đã có kinh phí. Kinh nghiệm cho thấy: LBĐ thƣờng xẩy ra rất nhanh, gây ra hậu quả bất ngờ và nghiêm trọng, xu thế đang ngày một lớn, để phòng tránh thì việc chủ động di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm có tầm quan trọng đặc biệt…

Đối với hiện tƣợng tai biến này, khi thấy xuất hiện hiện tƣợng mƣa trong nhiều ngày có thời điểm mƣa lớn đột ngột có thể kéo dài trong vài tiếng thì các cơ quan chức năng cần nhanh chóng tổ chức, sắp xếp lại dân cƣ trong vùng nguy hiểm, tổ chức di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm đó; tổ chức di dời hộ dân đến

nơi an toàn, ổn định cuộc sống. Công tác dự báo tốt, quyết định sớm và di dời dân đồng bộ ra những thông báo từ rất sớm để chínƣh quyền chủ động sớm di dời. Trong việc này, vai trò chính quyền cấp xã thôn, cấp huyện là rất lớn phƣơng thức thực hiện xen ghép trƣớc sau đó mới đến tập trung.

Thƣờng xuyên rà soát, phát hiện những vùng xung yếu mới phát sinh nguy cơ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội để cảnh báo, thực hiện di dời.

Việc di chuyển các công trình và cộng đồng khỏi vùng bị tác động của lũ quét, LBĐ có thể đem lại lợi ích kinh tế-xã hội và môi trƣờng lâu dài, song thƣờng chi phí cao lại gây đảo lộn cuộc sống bình thƣờng toàn cộng đồng thiệt hại bổ sung về dịch vụ, thƣơng mại… Tuy nhiên, ở những thung lũng sông nhất định, dƣới sự trợ giúp của Nhà nƣớc, các biện pháp giữ lại, bảo vệ các công trình, khu nhà ở, đồng thời cải tạo lòng dẫn để giảm nguy cơ tác động của lũ. Việc tiến hành bảo vệ các khu dân cƣ theo cách trên phải tính đến nguyên tắc phân vùng ngập lụt, nghĩa là phải lƣu ý đến các chức năng thủy lực của chúng.

Dựa vào điều kiện thực tế cũng nhƣ kinh phí cho việc di chuyển, cùng với những dự báo, cảnh báo về LBĐ để đƣa ra quyết định là có di chuyển hay không, bởi di chuyển liên quan đến vấn đề tái định cƣ, một vấn đề khó thực hiện nếu nhƣ không có dự báo chính xác. Trong một số trƣờng hợp, việc tái định cƣ các cộng đồng và phân vùng tại thung lũng hạ lƣu sông bị ảnh hƣởng của LBĐ có thể thực hiện dễ dàng hơn là xây dựng các công trình phòng lũ. Trƣớc hết có thể là do giá thành công trình quá lớn hoặc không thuận lợi để xây dựng. Tuy nhiên, việc di chuyển các cộng đồng dân cƣ có thể kết hợp những biện pháp cải tạo lòng dẫn, bãi sông, để có thể hạn chế các thiệt hại cũng nhƣ chi phí di chuyển. Việc quản lý không đúng đắn vùng thung lũng có thể làm thay đổi điều kiện dòng chảy ở chính lòng dẫn tới gia tăng diện tích ngập, song vẫn có thể đƣợc chấp nhận đƣợc khi so sánh tổn thất và chi phí.

Dự án tái định cƣ cần phải đảm bảo phát huy tính hiệu quả và đồng thời hạn chế thấp nhất thiệt hại cho ngƣời dân, đảm bảo cuộc sống của ngƣời dân tại nơi ở mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tai biến lũ bùn đá tại xã tân nam, huyện quang bình, tỉnh hà giang và đề xuất các giải pháp phòng tránh (Trang 76)