Xây dựng các bản đồ thành phần đầu vào của mô hình tính toán nguy cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tai biến lũ bùn đá tại xã tân nam, huyện quang bình, tỉnh hà giang và đề xuất các giải pháp phòng tránh (Trang 54)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Xây dựng các bản đồ thành phần đầu vào của mô hình tính toán nguy cơ

lũ bùn đá

3.2.1.1. Bản đồ mô hình số độ cao (DEM)

Mô hình số độ cao tại khu vực nghiên cứu đƣợc thành lập dựa vào bản đồ địa hình, tỷ lệ 1/10.000.

Khu vực Tân Nam có những nơi có địa hình thấp dƣới 100m hoặc cao trên 1.700m chiếm tỉ lệ nhỏ, các khu vực có độ cao từ 100-600m chiếm tỉ lệ gần nhƣ toàn khu vực. Khu vực khảo sát có hiện tƣợng LBĐ thƣờng nằm rải rác cạnh hệ thống sông suối, có độ cao thấp dƣới 300m cũng là nơi có mật độ dân cƣ cao.

Hình 3.7. Mô hình số độ cao (DEM) khu vực xã Tân Nam

Các bản đồ khoanh vùng lƣu vực suối thuộc khu vực nghiên cứu đƣợc thành lập dựa trên mô hình số độ cao DEM với kích thƣớc 10m x10m (hình 3.8 và 3.9).

Dựa vào các tài liệu thu thập ngoài thực địa có thể xác định đƣợc các lƣu vực đã xảy ra hiện tƣợng LBĐ thuộc các lƣu vực cấp 2 và 3 (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Diện tích các lưu vực (m2)

Thôn Lùng Chúng Nà Vài Nà Đát Nà Chõ

Cấp lƣu vực 2 3 3 2

Diện tích 797.866 1.801.500 3.094.774 2.487.890

Hình 3.9. Bản đồ khoanh vùng lưu vực cấp 3 khu vực xã Tân Nam

Có thể dễ dàng nhận thấy trắc diện hình thái của hai cấp lƣu vực có hiện tƣợng LBĐ đều thuộc vào loại có lƣu lƣợng dòng lớn trên một đơn vị thời gian, điều này đồng nghĩa với hiện tƣợng tai biến trên rất có khả năng xuất hiện trên các cấp lƣu vực tƣơng tự với một khối lƣợng lớn tỉ lệ nghịch với thời gian xuất hiện. 3.2.1.3. Bản đồ độ dốc địa hình

Độ dốc địa hình có vai trò rất lớn tới sự hình thành và phát triển trƣợt lở, khi góc dốc càng lớn thì mức độ ổn định của sƣờn càng nhỏ và ngƣợc lại, bên cạnh đó độ dốc địa hình cũng là một trong những yếu tố quyết định tới tốc độ của dòng chảy, đặc biệt là trong quá trình xảy ra hiện tƣợng LBĐ.

Hình 3.10. Bản đồ độ dốc địa hình xã Tân Nam

Thống kê độ dốc khu vực xã Tân Nam cho thấy giá trị độ dốc biến thiên khá lớn từ 0.040 đến 66.30, phần lớn độ dốc chiếm ƣu thế từ khoảng 25-450

3.2.1.4. Bản đồ mật độ sông suối

Bản đồ mật độ sông suối trong khu vực đƣợc hình thành dựa trên số liệu thủy văn có sẵn trong bản đồ địa hình, tỷ lệ 1/10.000. Mật độ sông suối đƣợc hiểu là tổng độ dài tất cả các rãnh xâm thực, khe xói (dòng chảy tạm thời), sông suối (dòng chảy thƣờng xuyên) trên một diện tích nhất định nào đó.

Hình 3.11. Bản đồ mật độ sông suối khu vực xã Tân Nam

3.2.1.5. Bản đồ địa mạo

Dữ liệu về bản đồ địa mạo khu vực xã Tân Nam đƣợc thành lập năm 2013 (thuộc chƣơng trình SRV-10/0026). Để phù hợp với nghiên cứu, tác giả đã biên tập lại bản đồ địa mạo với 14 dạng địa hình (hình 3.12).

Bảng 3.2. Diện tích các dạng địa hình

Các dạng địa hình Diện tích (m2) Tỉ lệ %

Bề mặt địa hình cao 1400-1600m, tuổi Mioxen giữa 259140,052 0,3133

Bề mặt địa hình cao 200-400m, tuổi Pliocen muộn 284735,954 0,3443

Bề mặt địa hình cao 400-600, tuổi Pliocen sớm 363633,234 0,4397

Bề mặt địa hình cao 800-1200m, tuổi Mioxen muộn 1886738,114 2,2813

Bề mặt tích tụ hỗn hợp lở tích - sƣờn tích - lũ tích 461834,903 0,5584

Bề mặt tích tụ hỗn hợp lũ tích - bồi tích 79549,014 0,0962

Bề mặt tích tụ hỗn hợp sƣờn tích - lũ tích 945997,442 1,1439

Bề mặt tích tụ hỗn hợp lở tích - sƣờn tích 2546570,499 3,0792

Sƣờn bóc mòn tổng hợp dốc 20 - 30 độ 22904066,284 27,6944

Sƣờn đổ lở 5053894,229 6,1109

Sƣờn xâm thực - rửa trôi, dốc 20 - 30 độ 741545,914 0,8966

Sƣờn xâm thực - đổ lở dốc trên 45 độ 42287459,203 51,1319

Sƣờn xâm thực 4121031,349 4,9829

Tổng 82702752.671 100

Hình 3.12. Bản đồ địa mạo xã Tân Nam

Loại địa hình sƣờn xâm thực – đổ lở có dốc hơn 450 chiếm trên 51% tổng diện tích khu vực, loại hình sƣờn bóc mòn tổng hợp có độ dốc 20-300 chiếm trên 27% tổng diện tích, các loại địa hình khác chiểm tỉ lệ rất nhỏ.

3.2.1.6. Bản đồ vỏ phong hóa

Vỏ phong hóa có ảnh hƣởng rất lớn trong quá trình cung cấp vật liệu cho LBĐ, dựa vào dữ liệu bản đồ vỏ phong hóa khu vực xã Tân Nam đƣợc thành lập năm 2013 (thuộc chƣơng trình SRV-10/0026) tác giả đã biên tập lại bản đồ vỏ phong hóa để phù hợp làm dữ liệu đầu vào cho nghiên cứu tại khu vực (hình 3.13)

Hình 3.13. Bản đồ vỏ phong hóa khu vực xã Tân Nam

- Trƣợt lở xảy ra nhiều trong vỏ phong hóa vụn thô, trên các sƣờn tích; trong các vỏ phong hóa khác cũng bị trƣợt lở nhƣng với quy mô và mức độ nhỏ hơn.

- Trƣợt lở xảy ra mạnh nhất trong khu vực đá biến chất.

- Trƣợt lở đất xuất hiện dọc các khe suối cạn bậc I. Trƣợt lở có dạng vòng thƣờng kéo dài thành chuỗi dọc theo khe suối và là nguồn cung cấp vật liệu chủ yếu cho LBĐ.

Bảng 3.3. Diện tích các loại vỏ phong hóa

Loại vỏ phong hóa Diện tích (m2) Tỉ lệ %

Vỏ phong hóa tích tụ, phụ kiểu sƣờn tích 3368004,470 4,07

Vỏ phong hóa tích tụ, phụ kiểu bồi tích 1813999,953 2,19

Vỏ phong hóa bóc mòn, phụ kiểu Saprolit 46725895,255 56,50

Vỏ phong hóa bóc mòn, phụ kiểu Saprock 30794852,994 37,24

Dựa vào thống kê tỉ lệ % diện tích phân bố của các loại vỏ phong hóa trong khu vực (bảng 3.9) có thể thấy vỏ phong hóa bóc mòn, phụ kiểu Saprolit chiếm tỉ lệ lớn nhất trong toàn khu vực (56,5%), cùng loại vỏ phong hóa này với phụ kiểu Saprock chiếm tỉ lệ thấp hơn (37,24%), loại vỏ phong hóa tích tụ gần nhƣ không đáng kể. Điều này cho thấy xã Tân Nam nằm trong khu vực phong hóa mạnh, đây là điều kiện rất thuận lợi để cung cấp một nguồn vật liệu lớn cho hiện tƣợng LBĐ trong khu vực.

3.2.1.7. Bản đồ hiện trạng rừng

Dữ liệu về hiện trạng rừng đƣợc tổng hợp và biên tập từ bản đồ Hiện trạng ba loại rừng, tỷ lệ 1/10.000 do Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang thành lập năm 2007 (bảng 3.4).

Bảng 3.4. Diện tích các loại thực phủ trong khu vực nghiên cứu

Thực phủ Diện tích (m2) Tỉ lệ %

Đất nông nghiệp và đất khác 11631488,309 14,06

Rừng cây gỗ rải rác 5297867,720 6,41

Rừng tre nứa 2272656,668 2,75

Rừng trồng có trữ lƣợng 997112,167 1,21

Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa 670593,643 0,81

Đất trồng cỏ, cây bụi 22932479,433 27,73 Rừng phục hồi loại 2a 15595938,949 18,86 Rừng phục hồi loại 2b 10781267,578 13,04 Rừng trung bình 11637146,961 14,07 Dân cƣ 886201,243 1,07 Tổng 82702752,671 100,00

Hình 3.14. Bản đồ hiện trạng rừng khu vực xã Tân Nam

Diện tích rừng phủ trong khu vực không nhiều, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cỏ và cây bụi chiếm 1 tỉ lệ lớn đến 41,79%, điều này là một yếu tố rất bất lợi đối với việc giữ đất và làm giảm năng lƣợng của nƣớc trong điều kiện xảy ra hiện tƣợng LBĐ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tai biến lũ bùn đá tại xã tân nam, huyện quang bình, tỉnh hà giang và đề xuất các giải pháp phòng tránh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)