Biện pháp khơi thông lòng dẫn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tai biến lũ bùn đá tại xã tân nam, huyện quang bình, tỉnh hà giang và đề xuất các giải pháp phòng tránh (Trang 81)

6. Cấu trúc luận văn

4.3.1. Biện pháp khơi thông lòng dẫn

*/ Cải thiện điều kiện dòng chảy trong lòng dẫn

Đối với những khu vực có nhiều lƣu vực nhỏ, những chƣớng ngại (tự nhiên và nhân tạo), hoặc mặt cắt dòng chảy thu hẹp…đều có khả năng gây tắc ứ dòng chảy, đặc biệt trong lũ, làm diện “quét”, diện “ngập” và diện “bồi lấp” trong lũ tăng lên rất nhiều. Việc loại trừ các chƣớng ngại để cải thiện dòng chảy là rất cần thiết, có thể giúp ích lớn trong việc hạn chế thiệt hại do LBĐ gây ra.

Công tác cải thiện dòng chảy này có thể là:

- Phá, loại bỏ các chƣớng ngại vật tự nhiên, điều chỉnh đƣờng bờ đáy sông để loại trừ các khu nƣớc quẩn, nƣớc chế; loại các khu có thể sạt, trƣợt lở đất xuống lòng dẫn, phát quang cây cối trong lòng dẫn.

- Loại bỏ các chƣớng ngại vật nhân tạo nhƣ trục vớt các công trình hƣ hại, các loại vật liệu rắn chất đống trong lòng dẫn chạy ngang dòng chảy.

- Sửa chữa, thậm chí phá dỡ các công trình xây dựng không hợp lý; cải tạo hoặc bổ sung biện pháp công trình để tăng khả năng thoát lũ tại các cầu, đập....đã xây dựng không hợp lý;

- Quy định phƣơng thức khai thác vật liệu ven các sông, suối, trong lòng dẫn, các điểm dân cƣ, dỡ bỏ vùng lấn chiếm lòng dẫn, bãi sông cản dòng chảy...

*/ Tăng độ dốc lòng dẫn

Tăng khả năng thoát lũ nhờ tăng độ dốc lòng dẫn cũng là 1 biện pháp cho hiệu quả cao. Ở các khu vực xảy ra lũ quét và LBĐ, lòng dẫn phần thƣợng nguồn thƣờng rất dốc, song ở phần hạ lƣu, gần cửa sông lòng dẫn lại có độ dốc nhỏ, thƣờng nhỏ hơn đến 2-3 lần, lòng dẫn quanh co, uốn khúc. Do vậy, ý tƣởng chình trị các đoạn sông, suối cong nhƣ ở vùng đồng bằng cũng đƣợc áp dụng và khá hiệu quả trong tăng khả năng tiêu thoát lũ quét ở các lƣu vực vừa và nhỏ miền núi nhƣ tỉnh Hà Giang.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất phức tạp, mặc dù đã có một vài hƣớng dẫn nhất định tiến hành cắt các đoạn sông cong để tăng khả năng thoát lũ.

*/ Kênh hóa lòng sông

Mục tiêu của phƣơng pháp này là cƣỡng bức lòng dẫn vốn gần nhƣ cũ, phải thoát hết lƣợng nƣớc lũ đảm bảo không cho nƣớc lũ ngập tràn trên bãi, các khu phải bảo vệ...

Những hƣớng giải pháp chính có thể là:

- Đào sâu, mở rộng để tăng mặt cắt lòng dẫn;

- Cạp thêm bờ ở nơi trũng, thấp để tránh tràn

- Chỉnh tuyến sông để ít cong hơn, chảy thuận lợi hơn...nhằm biến dòng sông tự nhiên thành một kênh mang ít nhiều tính nhân tạo để tiêu thoát lũ.

Tuy vậy cần lƣu ý rằng, chi phí cho việc gia cố, kênh hóa lòng dẫn thƣờng rất cao. Do đó, thƣờng chỉ chấp nhận giải pháp này trong những điều kiện nhất định nhƣ phải bảo vệ công trình cầu, cống, khu dân cƣ không thể sơ tán, nơi không thể đắp đê cao. Việc kênh hóa thƣờng đƣợc thực hiện trên đoạn ngắn ở hạ lƣu các sông, suối có nguy cơ xảy ra lũ quét, LBĐ lớn.

Nhƣ vậy, một lòng dẫn tự nhiên của các sông suối miền núi, đặc biệt là ở đoạn hạ lƣu thƣờng chỉ tải đƣợc lƣợng nƣớc trung bình, không đủ khả năng tiêu

thoát lũ lớn, vì vậy có thể đƣợc cải tạo các điều kiện thủy lực để tăng khả năng thoát lũ, giảm diện ngập lụt, giảm mực nƣớc lũ ở hạ lƣu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tai biến lũ bùn đá tại xã tân nam, huyện quang bình, tỉnh hà giang và đề xuất các giải pháp phòng tránh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)