Phương pháp phân tích, tổng hợp

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách tại huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 46)

4. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Phương pháp phân tích, tổng hợp

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương. Sử dụng phương pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ.

Ở chương 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung rất nhiều công trình khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa được những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy được những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chương 3, khung khổ lý luận và thực tiễn đã được sử dụng để phân tích thực trạng quản lý NSĐP huyện Hoài Đức. Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý NSNN.

Thông qua các số liệu thu thập được tổng hợp để đánh giá khái quát thực trạng quản lý NSNN huyện Hoài Đức, tác giả đi sâu vào phân tích, nhận định tình hình một cách khách quan khoa học nhất để đảm bảo các thông tin được đưa ra đầy đủ và phản ánh đúng tình hình thực tế tại địa phương.

Thực trạng quản lý NSNN được đưa ra cụ thể, chi tiết đúng với tình hình thực tế, các vấn đề liên quan đến công tác quản lý NSNN được đề cập phân tích cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Kết hợp giữa phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp, tác giả vừa khái quát hóa vấn đề, vừa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề và nhanh chóng có các giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả quản lý NSNN.

Dựa trên các dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp và so sánh để đánh giá ưu điểm, hạn chế của công tác quản lý NSNN đồng thời tìm ra nguyên nhân gây ra hạn chế để đưa ra được giải pháp khắc phục.

37

Ở chương 3, từ việc phân tích rất nhiều yếu tố, nhân tố cụ thể về trong mối quan hệ giữa quản lý ngân sách nhà nước và các yếu tố nền tảng cơ sở cho quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát về tình hình quản lý ngân sách nhà nước huyện Hoài Đức; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra các quan điểm và các giải pháp ở chương 4.

Chương 4, tác giả đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cho phù hợp với thực tế tình hình và thực trạng cũng như phù hợp với các yếu tố về đặc thù của địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách tại huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 46)