4. Cấu trúc của luận văn
3.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội huyện hoài đức
3.1.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên
Từ ngày 01/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 04 xã của huyện Lương Sơn, Hòa Bình, huyện Hoài Đức được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, qua nhiều lần tách, nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, song Hoài Đức vẫn được nhắc đến như một vùng đất giàu truyền thống văn hiến, kiên cường đấu tranh cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, đến nay cơ cấu hành chính của huyện gồm 19 xã và 01 thị trấn, diện tích 82,67 km2, dân số 198.424 người với tổng số 48.776 hộ, 132 thôn và tương đương thôn. Huyện có 54 làng cổ truyền thống, 12 làng nghề truyền thống và 191 di tích lịch sử văn hóa có giá trị, trong đó có 81 di tích đã được Nhà nước ra quyết định xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố.
Với vị trí địa lý :
- Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng. - Phía Tây giáp huyện Quốc Oai. - Phía Nam giáp quận Hà Đông. - Phía Đông giáp quận Nam Từ Liêm.
Hoài Đức trở thành một cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội với nhiều huyết mạch giao thông quan trọng như Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, các trục tỉnh lộ 422, 423 và nhiều dự án như đường vành đai 4 và các khu đô thị
Trong những năm vừa qua, với những thuận lợi khó khăn đan xen tốc độ đô thi hóa nhanh theo quy hoạch kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 quá nửa huyện Hoài Đức trở thành đô thị đất canh tác bị thu hồi các khu đô thị mới mọc lên sự thay đổi này có những măt thuận lợi song cũng có những mặt khó khăn vì nó tác động trực tiếp đến tât cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và tập quán của nhân dân.
40
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức
Với mục tiêu phát triển huyện Hoài Đức trở thành trung tâm đô thị hiện đại của Thành phố Hà Nội, có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, môi trường trong lành, có cơ cấu kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái, duy trì sự phát triển hiệu quả, bền vững các làng nghề và ngành nghề truyền thống, chính quyền và nhân dân huyện Hoài Đức đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được những kết quả: cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo đúng hướng, giảm tỷ trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lĩnh vực phi nông nghiệp, cụ thể năm 2014 như sau: Nông nghiệp chiếm 6,4%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 54,3%, Thương mại - Dịch vụ chiếm 39,3%.
Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Hoài Đức
(Nguồn số liệu: UBND Thành phố Hà Nội [14])
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp là thế mạnh phát triển của huyện với nhiều làng nghề thủ công truyền thống; Các ngành sản xuất, kinh doanh chủ yếu là: dệt kim, sản xuất bánh kẹo, hàng nông sản, đồ thờ tượng phật, cơ khí… Nhìn chung sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, các mặt hàng sản xuất các làng nghề có khả năng tiêu thụ tốt.
41
Về nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng năm 2014 là 7.924,4 ha (trong đó diện tích cây lúa là 4.475,5 ha; cây màu là 3.448,9ha), tổng sản lượng lương thực là 26.264 tấn; chăn nuôi đạt 117 tỷ đổng, tổng sản lượng thịt hơi các loại là 17.140 tấn. Về xây dựng nông thôn mới, huyện đã được Thành phố công nhận 10 xã (52,6%) đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Trong đó xã Yên Sở được chọn là xã đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu trong 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới của Hà Nội và là một trong 27 xã tiêu biểu của toàn quốc.
Cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư đúng mức. Đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa đến từng ngõ, xóm.
Mạng lưới y tế hầu như phủ kín các xã, thị trấn. 100% xã, thị trấn đều có trạm y tế. Bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
3.2. Thực trạng quản lý NSNN huyện Hoài Đức
3.2.1. Kết quả thu NSNN huyện Hoài Đức 2010 – 2014
Trong những năm qua (2010 – 2014), các cấp chính quyền huyện Hoài Đức đã triển khai công tác thu một cách quyết liệt. Ngay từ đầu các năm, UBND huyện Hoài Đức đã thành lập Ban chỉ đạo điều hành ngân sách, Ban chống thất thu ngân sách và đôn đốc thu hồi nợ đọng thế để chỉ đạo ngành thuế và các phòng, ban, ngành, các xã, thị trấn triển khai tốt công tác thu nộp ngân sách các năm. Kết quả thực hiện thu ngân sách được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.1: Thu NSNN trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 THU NGÂN SÁCH 882.029,20 434.790,80 241.749,60 290.718,10 432,550.00
Thuế CTN ngoài quốc
doanh 160.846,20 174.487,50 114.151,00 83.513,50 98,850.00
Thuế môn bài 2.002,90 2.642,60 2.866,80 3.155,00 Thuế CTN khác 158.843,30 171.844,90 111.284,20 80.358,50
Thu lệ phí trước bạ 16.998,20 51.909,50 20.626,00 30.129,50 48,000.00
42 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Lệ phí trước bạ xe máy 12.075,90 46.785,80 14.845,30 22.563,80 Thuế đất ở 1.976,40 3.385,10 10.545,90 13.298,60 14,500.00 Thu phí và lệ phí 2.246,60 2.585,90 2.290,70 7.402,40 4,300.00 Thu cấp quyền sử dụng đất 641.365,20 122.586,70 2.271,30 87.801,50 200,000.00 Thu cấp quyền sử dụng đất 633.929,40 120.000,00 Thu đấu giá quyền sử
dụng đất 7.435,80 2.586,70 87.801,50
Thu tiền thuê đất 4.994,20 9.129,70 13.658,20 12.688,60 15,200.00
Thu khác của ngân
sách 2.026,00 5.821,70 4.416,70 13.181,80 7,000.00
Thuế thu nhập cá
nhân 13.705,50 33.636,20 25.020,50 26.260,10 32,200.00
Thu tại xã 34.005,30 27.689,30 45.350,00 11.609,40 12,500.00
Thu thường xuyên 5.484,10 4.348,10 5.006,50 4.833,40 5,400.00 Thu đền bù đất công 19.440,40 22.045,00 37.362,20 3.307,40 6,600.00 Thu đóng góp 9.080,80 1.296,20 2.981,30 3.468,60 500.00 Các khoản ghi thu
ngân sách 3.865,60 3.559,20 3.419,30 4.832,70 Ghi thu học phí khối
THCS và mầm non 3.672,40 Ghi thu sự nghiệp Đài
truyền thanh 193,20 Ghi thu quỹ đóng góp
xây dựng trường Ghi thu lệ phí đấu giá QSD đất ở
43
Hình 3.2: Thu ngân sách huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014 (Nguồn số liệu: UBND huyện Hoài Đức [10])
Qua bảng số liệu thu NSNN huyện Hoài Đức từ năm 2010 đến 2014 cho thấy tình hình thu NSNN không đồng đều, do ảnh hưởng khó khăn từ nền kinh tế và sự thay đổi về quy định phân cấp quản lý NSNN của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015.
Như trên bảng số liệu, năm 2010 là năm có số thu cao nhất là do Thành phố giao thu cấp quyền sử dụng đất các dự án trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chỉ đạt 79,2% do có khoản thu cấp quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu chưa hoàn thành (đạt 62%), lý do là các dự án đô thị chưa nhận đủ bàn giao mặt bằng và phải tạm dừng triển khai để rà soát quy hoạch. Khoản thu cấp quyền sử dụng đất rất lớn (chiếm tới 73% tổng thu), vừa là nguồn lực để kinh tế địa phương phát triển, vừa là thách thức trong cơ cấu thu, nguồn thu từ khoản này phải được đầu tư hợp lý vào các ngành kinh tế có khả năng đem lại nguồn thu thường xuyên (thu thường xuyên chỉ chiếm 24%).
Năm 2011: Thu NSNN năm này bị sụt giảm đáng kể so với năm 2010. Lý do là khoản thu cấp quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu không hoàn thành (đạt 30,3% so với dự toán), do các dự án đô thị chậm nộp tiền sử dụng đất vì chưa nhận đủ bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, tỷ lệ thu thường xuyên năm 2011 lại là năm cao nhất, các khoản thu đến từ thu phí, lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân.
44
Năm 2012: Do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế và thị trường bất động sản đóng băng nên tiền sử dụng đất các dự án trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng lớn nhưng không thu được. Tổng thu ngân sách chỉ đạt 36,6% dự toán. Năm 2012 cũng là năm thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ về các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, một số khoản thu của các doanh nghiệp được chậm nộp, gia hạn, giãn, giảm theo quy định nên các chỉ tiêu thu thuế đạt tỷ lệ thấp.
Năm 2013: Do nền kinh tế phục hồi chậm nên tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện vẫn gặp khó khăn, kinh doanh bất động sản trầm lắng, đồng thời các doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định của nhà nước tiếp tục được xét giảm, giãn, hoãn, chậm nộp thuế nên tiến độ thu và số thu vào Ngân sách đạt thấp.
Năm 2014: Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 127% dự toán, thể hiện là năm nền kinh tế có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, số lớn cũng đến từ khoản thu cấp quyền sử dụng đất (chiếm 46% tổng thu).
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ động viên GDP vào NSĐP
Đơn vị tính: % Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 16,9 12,1 8,1 0,3 12,2 Thực hiện tỷ lệ động viên GDP vào NS 10,8 11,5 4,9 6,1 8,7
(Nguồn số liệu: UBND huyện Hoài Đức [10])
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2014 trung bình là 9,9%, tỷ lệ động viên GDP vào NSNN trong giai đoạn này là 8,4%. Giai đoạn 2011 - 2013, do ảnh hưởng từ khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là thị trường Bất động sản đã ảnh hưởng rất lớn tới nguồn thu NSNN và tỷ lệ động viên GDP vào NSNN của huyện.
- Thu thuế, phí và lệ phí
Các luật thuế ra đời áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế đã đáp ứng được yêu cầu động viên của Nhà nước trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều ngành nghề mới phát triển.
- Số tiền thu thuế trong tổng thu NSNN trên địa bàn huyện bình quân giai đoạn 2010 - 2014 chiếm 88%
45
- Số tiền thu phí và lệ phí trong tổng thu NSNN trên địa bàn huyện bình quân giai đoạn 2010 - 2014 chiếm 8,6%.
3.2.2. Kết quả chi NSNN huyện Hoài Đức 2010 – 2014
Giai đoạn 2010 – 2014, Chính quyền huyện Hoài Đức đã tập trung chỉ đạo và điều hành chi ngân sách theo dự táon nghị quyết HĐND huyện giao, đáp ứng đầy đủ và kịp thời các khoản chi thường xuyên và cơ bản đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện. Số liệu cụ thể như sau:
Bảng 3.3: Chi NSĐP huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng chi NSĐP 1.018.983,60 868.060,60 1.100.177,00 839.724,30 876.781,9 A - Chi thường xuyên 235.327,90 316.390,70 457.456,20 453.789,50 421.567,00 B - Chi đầu tư phát
triển 742.709,80 494.908,10 638.425,90 322.039,50 454.725,00 C - Chi chuyển nguồn 36.924,50 52.803,80 602,40 59.027,60 4.899,00 D - Các khoản ghi chi 3.820,60 3.559,20 3.419,30 4.832,70 - E - Hoàn trả NS Thành phố 200,80 398,80 273,20 35,00 -
(Nguồn số liệu: UBND huyện Hoài Đức [10])
Hình 3.3: Chi ngân sách huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014
46
Từ bảng Chi NSĐP huyện Hoài Đức từ 2010 - 2014 cho thấy tổng chi tương đối ổn định. Về mặt quản lý chi, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo và điều hành ngân sách theo dự toán nghị quyết HĐND huyện giao, đáp ứng đầy đủ và kịp thời các khoản chi thường xuyêm và cơ bản đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện như Đại hội Đảng bộ các cấp, kỷ niệm các ngày lễ lớn của huyện, Thành phố và đất nước. Tuy nhiên, năm 2011 chi NSNN so với dự toán chỉ đạt 62,1% là do năm 2011 là năm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những biện pháp chủ yếu tập trung kiềm chế làm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội nên việc đầu tư của một số đơn vị không được thực hiện.
- Tỷ lệ trung bình chi thường xuyên của NS huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014 là 40,6%.
- Tỷ lệ trung bình chi đầu tư phát triển của NS huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014 là 55,6%.
Cơ cấu chi NSNN của huyện Hoài Đức trong giai đoạn này phần lớn là chi Đầu tư phát triển. Điều này cho thấy chính quyền huyện Hoài Đức đã quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển lâu dài của huyện. Trong Chi đầu tư phát triển, chiếm tỷ trọng lớn là các khoản chi cơ sở vật chất cho các trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia và công tác xây dựng nông thôn mới góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nsnn huyện hoài đức 3.3.1. Kết quả đạt được 3.3.1. Kết quả đạt được
Sau khi có Luật NSNN, chính quyền địa phương các cấp đã quản lý điều hành ngân sách đạt kết quả khá tốt, góp phần từng bước ổn định tình hình tài chính - tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN đáp ứng ngày càng nhiều hơn cho yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Kết quả và những tiến bộ của công tác quản lý NSNN theo quy định của Luật NSNN đã được thực tế chứng minh như sau:
- Hiệu quả tổng hợp: Góp phần ổn định mức động viên nguồn thu vào NSNN. Mức động viên của huyện vào NSNN chiếm khoảng 8,4%/GDP giai đoạn
47
2010 - 2014. Sự ổn định mức động viên đã góp phần tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tăng vốn đầu tư cho SXKD, đảm bảo cho NSNN đủ sức trang trải các nhu cầu chi tiêu của địa phương.
- Hiệu quả quản lý thu: Địa phương chủ động khai thác nguồn thu để tăng thu cho ngân sách địa phương, các cấp chính quyền ngày càng chăm lo hơn các nguồn thu từ các loại thuế, phí, lệ phí đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo nguồn thu chung của NSNN. Các cấp chính quyền càng nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý NSNN trên địa bàn. Vì vậy, các nguồn thu chủ yếu của NSNN hàng năm đều đạt và vượt so với dự toán.
- Hiệu quả quản lý chi: Chi NSNN từng bước được cơ cấu lại theo hướng xóa bỏ bao cấp, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tăng chi đầu tư xã hội, cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp - nông thôn, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh - quốc phòng. Nâng cao năng lực quản lý đảm bảo chi NS ngày càng tiết kiệm và hiệu quả cao.
- Chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đối với một số khoản chi chủ yếu đã được chuẩn hóa, từ đó phát huy tính năng động sáng tạo của các cấp chính quyền, nhất là đối với chính quyền cấp xã.
- Đưa chu trình quản lý NSNN vào nề nếp sau khi luật NSNN có hiệu lực, quy trình lập, chấp hành và quyết toán NS đã được địa phương chấp hành nghiêm túc.
3.3.2. Những hạn chế chủ yếu Trong cơ cấu chi NS: Trong cơ cấu chi NS:
Cơ cấu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên ở Hoài Đức trong thời gian qua vẫn chưa hợp lý, còn quá chú trọng cho việc chi đầu tư phát triển, thiếu quan tâm cho chi thường xuyên, nhất là chi cho hoạt động sự nghiệp. Vì vậy, mặt bằng dân trí ở Hoài Đức nói chung còn thấp so với Thành phố, phát triển nguồn nhân lực chưa tương xứng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cơ cấu chi đầu tư phát triển cũng còn nhiều bật cập như: chi đầu tư XDCB cũng chưa có trọng điểm, phần lớn chi XDCB cho cơ quan công quyền, đầu tư phát triển nguồn nhân lực còn thấp, chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông còn dàn trải,
48
chưa đạt hiệu quả cao.Về mục tiêu xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia cũng là