4. Cấu trúc của luận văn
4.3.8. Nâng cao trình độ cán bộ trong quản lý NSNN
Hoàn thiện bộ máy quản lý NSNN các cấp
Tổ chức thực hiện tốt công tác phân loại cán bộ theo chuẩn mực về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để bố trí vào các vị trí thích hợp của mô hình tổ chức mới. Thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển, luân phiên công việc đối với cán bộ theo chế độ đã quy định.
Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý NS theo hướng chuyên môn hóa kỹ năng quản lý thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ, khai thác và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; đồng thời nâng cao nhận thức cán bộ về công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong việc nâng cao hiệu quả trong quản lý.
Căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ hiện nay, trong thời gian tới cần có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện đào tạo, đào tạo lại toàn bộ nguồn nhân lực ngành Tài chính, Thuế, Kho bạc Nhà nước, Hải quan đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quản lý thu, chi NS địa phương. Mở rộng các hình thức đào tạo như đào tạo bồi dưỡng tập trung, vừa làm vừa học ở trong và ngoài tỉnh. Cần coi trọng việc học ngoại ngữ và tin học nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ theo quá trình đổi mới trong thể chế và cơ chế quản lý NSNN. Tiếp tục khảo sát, đánh giá bố trí lại đội ngũ cán bộ đảm bảo nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phong cách làm việc.
Tổ chức và giám sát có hiệu quả hoạt đông thu, chi ngân sách
Tăng cường thanh tra công vụ, đảm bảo thực hiện theo cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, độc lập, khách quan trong nội bộ, khắc phục tình trạng khép kín, thiếu công khai, minh bạch dễ phát sinh tiêu cực trong việc giải quyết các thủ tục
69
hành chính với người dân và doanh nghiệp. Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt quản lý của cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc,... từ khâu đăng ký cấp mã số thuế, mua hóa đơn ấn chỉ thuế đến việc nộp tờ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, quyết toán thuế, xử lý tố tụng về thuế ,. đảm bảo đúng trình tự và thời gian theo quy định. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
Điều chỉnh sửa đổi kịp thời các biện pháp phòng chống tham ô, thất thoát trong chấp hành thu, chi ngân sách.
Nâng cao vai trò trách nhiệm của ngành Thuế, Tài chính, hệ thống các cơ quan thanh tra, kiểm tra bảo vệ pháp luật về thu, chi NSNN, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này trong việc phối hợp chặt chẽ thanh tra, kiểm ta theo chức năng và nhiệm vụ được phân định
Hoàn thiện các quy chế, quy trình, phương hướng thanh tra, phúc tra cho từng đối tượng và xử lý nghiêm minh các vi phạm các vi phạm, kỷ luật quản lý NS.
Thực hiện công khai thu, chi ngân sách các cấp, các đơn vị có nguồn thu và có nghĩa vụ nộp NSNN.
Hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán, quyết toán thu, chi NSNN đáp ứng nhu cầu đổi mới công tác quản lý NSNN.
Để thực hiện tốt những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý NSNN huyện Hoài Đức trong giai đoạn tới, các cấp, các ngành cần thực hiện đầy đủ và đồng bộ các biện pháp được đề cập ở trên. Điều đó sẽ tác động tích cực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý NSNN huyện Hoài Đức. Sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành Tài chính với các ngành, phòng, ban, đơn vị và các xã trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN sẽ tạo tiền đề thực hiện tốt các giải pháp trên.
70 KẾT LUẬN
Quản lý ngân sách nhà nước luôn gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị của Nhà nước trong từng thời kỳ. Điều này chứng tỏ quản lý NSNN có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước và của từng địa phương. Do đó, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả NSNN là một vấn đề quan trọng của chính quyền các cấp.
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn quản lý NSNN huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014 có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:
Mục tiêu:
- Trên cơ sở đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội không ngừng tăng thu nhằm thỏa mãn nhu cầu chi để phát triển địa phương theo định hướng đã đề ra.
- Xác lập cơ cấu chi hợp lý, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tập trung đầu tư có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Mở rộng dân chủ trong phân cấp quản lý chi NSNN ở địa phương, phát huy tối đa tính sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp ngân sách ở địa phương trong việc khai thác nguồn thu và mở rộng đầu tư.
- Từng bước lành mạnh hóa ngân sách địa phương, bảo đảm cân đối NS một cách tích cực, bền vững, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
Để đạt được các mục tiêu trên, chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Tăng cường quản lý thu.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi NSNN
- Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- Hoàn thiện, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý và điều hành NSNN các cấp - Đổi mới quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN
- Hoàn thiện hạch toán kế toán, quyết toán NSNN - Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong quản lý NSNN - Nâng cao trình độ cán bộ trong quản lý NSNN
71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài Chính, 2003. Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn
thực hiện. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
2. Bộ Tài Chính, 2003. Thông tư số 60/2003/BTC ban hành ngày 23/06/2003
Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
3. Bộ Tài Chính, 2006. Chế độ kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động
nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
4. Bộ Tài Chính, 2006. Hệ thống Mục lục Ngân sách Nhà nước. Hà Nội: Nhà
xuất bản Tài chính.
5. Ông Nguyên Chương, 2010. Tác động của phân cấp ngân sách đối với
tăng trưởng kinh tế của các tỉnh ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài
chính.
6. PGS-TS Nguyễn Ngọc Hùng, 2006. Quản lý ngân sách nhà nước. Hà Nội:
Nhà xuất bản Thống kê.
7. PGS-TS Lê Chi Mai, 2006. Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa
phương thực trạng và giải pháp. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
8. Nguyễn Thiện Nhân, 2006. Quản lý, Phân bổ và sử dụng nguồn vốn Ngân
sách nhà nước và nguồn vốn ODA. Tạp chí quản lý Kinh tế, số 8, trang 71-
83.
9. Quốc hội CHXHCN Việt Nam, Luật Ngân Sách Nhà nước năm 2002. 10. UBND huyện Hoài Đức. Báo cáo Tổng quyết toán Thu - Chi NSNN các
năm 2010 - 2014. Hà Nội.
11. UBND huyện Hoài Đức. Báo cáo Tổng quyết toán Thu - Chi NSNN các
năm 2010 - 2014. Hà Nội.
12. TS Nguyễn Văn Tuyến, 2007. Giáo trình Luật ngân sách nhà nước. Hà
Nội: Nhà xuất bản Tư pháp.
13. UBND Thành phố Hà Nội, 2011. Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND Về
72
ngân sách; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015.
14. UBND Thành phố Hà Nội, Quyết định số 4157/QĐ-UBND ngày
21/9/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
15. Huỳnh Thị Cẩm Liên, 2011. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước huyện
Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
16. Nguyễn Minh Phong, 2013. Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ ngân sách
nhà nước. Tạp chí Cộng sản, số 5 trang 45-46.
17. Phạm Văn Thịnh, 2011. Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước