Hoàn thiện cơ chế điều hành ngân sách

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách tại huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 68)

4. Cấu trúc của luận văn

4.3.4. Hoàn thiện cơ chế điều hành ngân sách

- Hoàn thiện phân định thu giữa các cấp NSĐP theo hướng mở rông quyền tự chủ cho NS cấp dưới:

+ Phân định nguồn thu phải bảo đảm cho địa phương có sự độc lập và linh hoạt nhất định trong nguồn lực tài chính của địa phương. Phù hợp với mục tiêu này là việc tăng nguồn thu tự có của địa phương, hoàn thiện việc chia sẻ nguồn thu dựa trên công thức có tính khách quan và hợp lý.

59

việc phân cấp nguồn thu phải bảo đảm cho chính quyền địa phương có được những nguồn thu thoả đáng để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

+ Những nguồn lực tài chính được phân cấp phải bảo đảm tính có thể dự đoán được để tạo điều kiện cho địa phương tính toán cho được nguồn thu của mình và sử dụng nguồn lực đó cho những hoạt động dự kiến. Để đáp ứng yêu cầu này, nguồn thu của địa phương phải được xác định rõ ràng, ổn định.

+ Tính toán phân bổ nguồn lực cho địa phương phải đơn giản, dựa trên những yếu tố khách quan, theo những công thức rõ ràng, dễ hiểu để các địa phương có tính tính toán dễ dàng nguồn thu của mình và không chịu ảnh hưởng của cách thức “xin - cho”.

+ Phân cấp nguồn thu cho địa phương phải tạo ra động lực cho địa phương tạo thêm và nuôi dưỡng nguồn thu, phát triển thế mạnh của địa phương và thực hiện quản lý tài chính lành mạnh.

+ Phân cấp nguồn thu cần bảo đảm sự công bằng giữa các địa phương, có nghĩa là bên cạnh việc tạo nguồn thu tương xứng với cơ sở thuế của mỗi địa phương thì cấp trên cũng phải bảo đảm các khoản bổ sung cho những địa phương có tiềm năng thu không lớn để bảo đảm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công cơ bản của địa phương.

- Mở rộng quyền cho các cấp chính quyền cấp dưới trong chi tiêu NS

+ Xác định rõ ràng và minh bạch về trách nhiệm chi tiêu trong Luật NSNN. Việc phân công trách nhiệm chi tiêu cần bảo đảm giao nhiệm vụ chi tiêu rõ ràng và cụ thể cho các cấp chính quyền.

+ Phân định chi tiêu cho chính quyền mỗi cấp cần phải tương ứng với nguồn thu được phân cấp cho cấp đó. Việc phân định chi chỉ có hiệu quả và phát huy tác dụng khi cấp trên phân định nguồn thu tương ứng với yêu cầu chi tiêu của địa phương.

+ Quy định rõ hơn về việc phân định chi đầu tư xây dựng cơ bản cho mỗi cấp chính quyền. Nên giao cho mỗi cấp chính quyền quyết định đầu tư đối với các công trình kết cấu hạ tầng để đảm bảo cung cấp dịch vụ công do cấp đó quản lý.

60 - Mở rộng quyền tự chủ tài chính cho NS xã:

+ Ngân sách cấp xã là cấp cơ sở, là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cấp xã thực hiện được chức năng, nhiệm vụ được giao. Thông qua chi ngân sách, xã bố trí các khoản chi để đảm bảo tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động của mình.

- Từng bước hoàn thiện chế đô, định mức phân bồ chi giữa các cấp NS

+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thông định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp với

điều kiện thực tế. Trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi nhanh chóng, lạm phát còn ở mức độ khá cao, cần rà soát điều chỉnh hệ thống định mức này hàng năm.

+ Nghiên cứu để xác định mức phân bổ ngân sách một cách khoa học và phù

hợp với mỗi lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, việc phân bổ kinh phí cho giáo dục ở địa phương không nên dựa vào đầu dân số, mà nên căn cứ vào số lượng học sinh đến trường hoặc số người trong độ tuổi đến trường.

+ Giao quyền gắn với trách nhiệm cho địa phương trong việc tự xác định

mức phân bổ ngân sách cho các cấp chính quyền bên dưới theo định mức khung do Trung ương và Thành phố ban hành. Chính quyền huyện sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình để phân bổ kinh phí cho phù hợp.

+ Đề xuất các định mức phân bổ ngân sách cho mỗi địa phương cần tính đến

yêu cầu bảo đảm cho mỗi địa phương có đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ công thiết yếu ở mức trung bình cho cư dân địa phương.

+ Từng bước thiết lập mối quan hệ giữa chính sách, định mức và kết quả

thực hiện trong việc chi tiêu ngân sách. Các định mức phân bổ ngân sách cần phản ánh được mục tiêu chính sách của mỗi lĩnh vực ngân sách.

- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

+ Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách, rà soát và sửa đổi những chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế và bổ sung những định mức mới cho đồng bộ.

61

+ Cần xác lập mối quan hệ giữa định mức chi tiêu trong tương quan với định mức phân bổ ngân sách, sao cho định mức chi tiêu trở thành một căn cứ để xác định mức phân bổ ngân sách.

+ Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các dịch vụ công có tính phổ biến tại các địa phương nên tuân thủ các nguyên tắc chung để tránh tình trạng địa phương nào thu được nhiều thì sẽ chi nhiều, thu ít thì chi ít mà không căn cứ vào nhu cầu chi tiêu thực tế cần thiết.

+ Mở rộng thẩm quyền của chính quyền địa phương trong việc ban hành một số định mức chi tiêu có tính đặc thù theo điều kiện cụ thể của địa phương.

+ Mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị dự toán, Bộ Tài chính ban hành các Thông tư hướng dẫn các đơn vị này được phép đề ra quy chế chi tiêu nội bộ.

+ Tiến tới áp dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra, hệ thống định mức chi tiêu sẽ có sự thay đổi về cơ bản. Hệ thống định mức sẽ mang tính hướng dẫn để cho đơn vị sử dụng ngân sách có thể tự quyết định việc chi tiêu nhằm đạt được hiệu quả, hiệu lực trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, đồng thời không vi phạm kỷ luật tài chính tổng thể.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách tại huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)