Những giải pháp cơ bản quản lý nsnn huyện hoài đức

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách tại huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 65)

4. Cấu trúc của luận văn

4.3. Những giải pháp cơ bản quản lý nsnn huyện hoài đức

4.3.1. Tăng cường quản lý thu

4.3.1.1. Nguồn thu hiện hữu

Thuế, phí và lệ phí, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê nhà, thu khác ngân sách: thu phạt vi phạm trật tự, giao thông; phạt vi phạm hành chính,... thu khác; thu cố định tại xã, các khoản thu để lại quản lý chi NS: thủy lợi phí, viện phí, học phí.

Giải quyết hài hòa về lợi ích kinh tế giữa nhà nước, doanh nghiệp, và xã hội khi ban hành chính sách chế độ động viên qua thuế, phí vào NSNN vừa bảo đảm nguồn thu NS cho nhà nước thực hiện điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng, vừa không kìm hãm SXKD.

Cải tiến quy trình công nghệ trong quản lý thu nộp, hạch toán và kiểm tra thuế; thực hiện công khai, dân chủ về quy trình kê khai và nộp thuế; đề cao cơ chế tự động kiểm tra và kiểm tra chéo của các sắc thuế, nhất là thuế giá trị gia tăng.

Tăng cường biện pháp chống gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế, lậu thuế bằng các biện pháp kiểm tra, thanh tra, cưỡng chế hành chính.

Bồi dưỡng các nguồn thu thông qua hiệu quả đầu tư vốn NS. Như chúng ta đã thấy, khoản thu từ cấp quyền sử dụng đất là rất lớn và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu thu của ngân sách huyện. Để chuyển khoản thu này sang khoản thu thường xuyên đòi hỏi hiểu quả đầu tư vốn NS từ khoản thu đất phải được nâng cao.

56

Toàn bộ số tiền thu được phải được dành cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Kinh tế huyện phát triển thì các khoản thu thường xuyên mới được nâng cao.

Phân định rõ ràng nguồn thu giữa các cấp ngân sách.

Tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý NSNN của chính quyền địa phương.

4.3.1.2. Nguồn thu tiềm ẩn

Nguồn thu tiềm ẩn: Thu vay, thu viện trợ, thu hợp tác lao động, nguồn thu vận động nhân dân (trái phiếu), nhà doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, ... để đầu xây dựng các công trình công cộng, thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo.

Để bù đắp thiếu hụt NSNN và đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế, Chính quyền huyện phải thực hiện có hiệu quả công tác huy động vốn từ nhân dân, nhà doanh nghiệp, các công ty, xí nghiệp thông qua các dự án xã hội hóa để tạo thêm nguồn lực tài chính để nhằm tăng cường đầu tư cho các công trình công cộng như: giao thông thủy lợi, cầu, đường, bến, bãi thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo,…góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương và đất nước.

4.3.2. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi NSNN

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, thực hiện tin học hóa các quy trình quản lý, thúc đẩy tiến trình đổi mới chế độ thu nhập, cải thiện đời sống đội ngũ công chức nhà nước.

Đổi mới và hoàn thiện cơ cấu chi NSNN phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ sử dụng NSNN phải cân đối với các nguồn lực tài chính của toàn xã hội, để bảo đảm tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý chi NSNN. Bằng một số giải pháp chủ yếu sau:

+ Đổi mới cơ cấu chi NSNN phù hợp với sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, bô trí hợp lý tỷ trọng các nguồn chi: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi dự phòng,… đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chi quản lý nhà nước, đồng thời có ưu tiên chi cho thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương.

57

tiên các chiến lược trọng điểm trong chi NSNN, tập trung nguồn vốn NSNN để đầu tư phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, giáo dục và đào tạo; chú trọng nguồn lực tài chính chi cho phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ cao.

+ Giảm bớt gánh nặng chi NSNN bằng cách mở rộng phạm vi xã hội hóa, giảm tối đa các khoản chi có tính bao cấp, xây dựng cơ chế tự trang trải chi phí đối với một số đơn vị hành chính sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công trong số lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao, khuyến khích các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học và tham gia cung cấp các dịch vụ công ích.

+ Tăng cường giám sát tài chính đối với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Thực hiện công khai tài chính NSNN các cấp, các đơn vị thụ hưởng NS, tiếp tục hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi NSNN, kiểm soát từ khâu dự toán đến quá trình cấp phát, và cả giai đoạn sau khi chi (như thông qua kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo quyết toán). Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ NSNN, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán NSNN.

+ Thực hành triệt để chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng NSNN. Trong lĩnh vực đầu tư XDCB, cần phân bổ sớm vốn đầu tư XDCB để chủ động triển khai thực hiện, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đúng quy chế quản lý XDCB; thực hiện quy chế đấu thầu công khai, riêng một số công trình XDCB ở xã cần có sự tham gia giám sát thi công của người dân, đảm bảo tính công khai, dân chủ. Trong lĩnh vực chi thường xuyên, cần quán triệt yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, sửa chữa, sử dụng tài sản công và sử dụng NSNN. Cơ quan tài chính, KBNN và đơn vị sử dụng NSNN cần tăng cường kiểm soát các khoản chi đảm bảo theo quy định, chế độ tài chính, kế toán. Đồng thời, phải rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ, định mức chi tiêu NSNN phù hợp với thực tế, khả năng của nền kinh tế đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

+ Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của địa phương và đơn vị trong việc sử dụng NSNN, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu NSNN. Xác định rõ ràng hơn nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cấp NS, tạo tính chủ động cho NS cấp dưới.

58

+ Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý NSNN, thực hiện rà soát lại các chế độ chính sách đã lạc hậu để bổ sung, điều chỉnh bằng các chế độ chính sách mới phù hợp với thực tế, tiếp tục hoàn thiện quy trình hoàn thuế, thoái thuế nhanh gọn, chính xác, cải tiến quy trình chi NS có hiệu quả hơn. Kiên quyết khắc phục những tồn tại làm cản trở quá trình giải ngân, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư XDCB, chương trình mục tiêu, sự nghiệp kinh tế và nghiên cứu khoa học.

+ Nâng cao hơn nữa năng lực quản lý dự án đối với một số Chủ đầu tư các dự án trong những năm tiếp theo. Nâng cao năng lực quản lý dự án sẽ giúp các Chủ đầu tư thực hiện các dự án đúng tiến độ, giải ngân kịp thời nguồn vốn, nâng cao hiệu quả chi NSNN.

4.3.3. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính

Đối với những nhiệm vụ chi được chia sẻ giữa nhiều cấp, cần dựa vào các căn cứ mang tính khoa học để xác định ranh giới nhiệm vụ chi của mỗi cấp chính quyền. Việc phân định rõ ràng ranh giới chi tiêu là cần thiết để khắc phục tình trạng cấp trên chuyển giao nhiệm vụ cho cấp dưới, tăng cường trách nhiệm giải trình của mỗi cấp đối với nhiệm vụ được giao.

+ Phân định chi tiêu cho chính quyền địa phương mỗi cấp cần phải tương

ứng với nguồn thu được phân cấp cho cấp đó. Việc phân định chi chỉ có hiệu quả và phát huy tác dụng khi cấp trên phân định nguồn thu tương ứng yêu cầu chi tiêu của địa phương.

4.3.4. Hoàn thiện cơ chế điều hành ngân sách

- Hoàn thiện phân định thu giữa các cấp NSĐP theo hướng mở rông quyền tự chủ cho NS cấp dưới:

+ Phân định nguồn thu phải bảo đảm cho địa phương có sự độc lập và linh hoạt nhất định trong nguồn lực tài chính của địa phương. Phù hợp với mục tiêu này là việc tăng nguồn thu tự có của địa phương, hoàn thiện việc chia sẻ nguồn thu dựa trên công thức có tính khách quan và hợp lý.

59

việc phân cấp nguồn thu phải bảo đảm cho chính quyền địa phương có được những nguồn thu thoả đáng để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

+ Những nguồn lực tài chính được phân cấp phải bảo đảm tính có thể dự đoán được để tạo điều kiện cho địa phương tính toán cho được nguồn thu của mình và sử dụng nguồn lực đó cho những hoạt động dự kiến. Để đáp ứng yêu cầu này, nguồn thu của địa phương phải được xác định rõ ràng, ổn định.

+ Tính toán phân bổ nguồn lực cho địa phương phải đơn giản, dựa trên những yếu tố khách quan, theo những công thức rõ ràng, dễ hiểu để các địa phương có tính tính toán dễ dàng nguồn thu của mình và không chịu ảnh hưởng của cách thức “xin - cho”.

+ Phân cấp nguồn thu cho địa phương phải tạo ra động lực cho địa phương tạo thêm và nuôi dưỡng nguồn thu, phát triển thế mạnh của địa phương và thực hiện quản lý tài chính lành mạnh.

+ Phân cấp nguồn thu cần bảo đảm sự công bằng giữa các địa phương, có nghĩa là bên cạnh việc tạo nguồn thu tương xứng với cơ sở thuế của mỗi địa phương thì cấp trên cũng phải bảo đảm các khoản bổ sung cho những địa phương có tiềm năng thu không lớn để bảo đảm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công cơ bản của địa phương.

- Mở rộng quyền cho các cấp chính quyền cấp dưới trong chi tiêu NS

+ Xác định rõ ràng và minh bạch về trách nhiệm chi tiêu trong Luật NSNN. Việc phân công trách nhiệm chi tiêu cần bảo đảm giao nhiệm vụ chi tiêu rõ ràng và cụ thể cho các cấp chính quyền.

+ Phân định chi tiêu cho chính quyền mỗi cấp cần phải tương ứng với nguồn thu được phân cấp cho cấp đó. Việc phân định chi chỉ có hiệu quả và phát huy tác dụng khi cấp trên phân định nguồn thu tương ứng với yêu cầu chi tiêu của địa phương.

+ Quy định rõ hơn về việc phân định chi đầu tư xây dựng cơ bản cho mỗi cấp chính quyền. Nên giao cho mỗi cấp chính quyền quyết định đầu tư đối với các công trình kết cấu hạ tầng để đảm bảo cung cấp dịch vụ công do cấp đó quản lý.

60 - Mở rộng quyền tự chủ tài chính cho NS xã:

+ Ngân sách cấp xã là cấp cơ sở, là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cấp xã thực hiện được chức năng, nhiệm vụ được giao. Thông qua chi ngân sách, xã bố trí các khoản chi để đảm bảo tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động của mình.

- Từng bước hoàn thiện chế đô, định mức phân bồ chi giữa các cấp NS

+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thông định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp với

điều kiện thực tế. Trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi nhanh chóng, lạm phát còn ở mức độ khá cao, cần rà soát điều chỉnh hệ thống định mức này hàng năm.

+ Nghiên cứu để xác định mức phân bổ ngân sách một cách khoa học và phù

hợp với mỗi lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, việc phân bổ kinh phí cho giáo dục ở địa phương không nên dựa vào đầu dân số, mà nên căn cứ vào số lượng học sinh đến trường hoặc số người trong độ tuổi đến trường.

+ Giao quyền gắn với trách nhiệm cho địa phương trong việc tự xác định

mức phân bổ ngân sách cho các cấp chính quyền bên dưới theo định mức khung do Trung ương và Thành phố ban hành. Chính quyền huyện sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình để phân bổ kinh phí cho phù hợp.

+ Đề xuất các định mức phân bổ ngân sách cho mỗi địa phương cần tính đến

yêu cầu bảo đảm cho mỗi địa phương có đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ công thiết yếu ở mức trung bình cho cư dân địa phương.

+ Từng bước thiết lập mối quan hệ giữa chính sách, định mức và kết quả

thực hiện trong việc chi tiêu ngân sách. Các định mức phân bổ ngân sách cần phản ánh được mục tiêu chính sách của mỗi lĩnh vực ngân sách.

- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

+ Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách, rà soát và sửa đổi những chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế và bổ sung những định mức mới cho đồng bộ.

61

+ Cần xác lập mối quan hệ giữa định mức chi tiêu trong tương quan với định mức phân bổ ngân sách, sao cho định mức chi tiêu trở thành một căn cứ để xác định mức phân bổ ngân sách.

+ Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các dịch vụ công có tính phổ biến tại các địa phương nên tuân thủ các nguyên tắc chung để tránh tình trạng địa phương nào thu được nhiều thì sẽ chi nhiều, thu ít thì chi ít mà không căn cứ vào nhu cầu chi tiêu thực tế cần thiết.

+ Mở rộng thẩm quyền của chính quyền địa phương trong việc ban hành một số định mức chi tiêu có tính đặc thù theo điều kiện cụ thể của địa phương.

+ Mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị dự toán, Bộ Tài chính ban hành các Thông tư hướng dẫn các đơn vị này được phép đề ra quy chế chi tiêu nội bộ.

+ Tiến tới áp dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra, hệ thống định mức chi tiêu sẽ có sự thay đổi về cơ bản. Hệ thống định mức sẽ mang tính hướng dẫn để cho đơn vị sử dụng ngân sách có thể tự quyết định việc chi tiêu nhằm đạt được hiệu quả, hiệu lực trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, đồng thời không vi phạm kỷ luật tài chính tổng thể.

4.3.5. Đổi mới quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN

Đổi mới quy trình lập và quyết định dự toán NSNN

- Hoàn thiện quy trình lập dự toán NS:

+ Quy trình lập dự toán NS phải đảm bảo yêu cầu, căn cứ lập dự toán theo Luật định, thực hiện đầy đủ đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN. Trong quá trình lập dự toán NSNN cần chú ý 2 khâu then chốt là: Khâu hướng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán cho các đơn vị thụ hưởng NSNN và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách gởi cho cơ quan Tài chính các cấp phải thận trọng thậm chí phải trao đổi thảo luận với đơn vị để làm sáng tỏ các nhu cầu về dự toán nhăm phục vụ tốt cho quá trình xét duyệt dự toán.

+ Xây dựng định mức chuấn mực làm cơ sở cho việc lập dự toán và xét duyệt dự toán

62

+ Xây dựng các chuẩn mực khoa học làm cơ sở, căn cứ cho việc lập và xét duyệt dự toán chi NS cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Cụ thể chi kinh phí hoạt động cho các đơn vị thụ hưởng NSNN thành 4 loại như sau: Kinh phí chi trả quỹ lương, kinh phí quản lý, kinh phí hoạt động sự nghiệp và kinh phí chi đầu tư XDCB.

- Đổi mới về quyết định dự toán NS:

+ Quyết định dự toán chi NSNN phải dựa vào các chuẩn mực khoa học đã được xác định, nhằm đảm bảo cho dự toán chi NSNN được duyệt phù hợp với khả

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách tại huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)