Tình hình kinh tế xã hội huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách tại huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 50)

4. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.Tình hình kinh tế xã hội huyện Hoài Đức

Với mục tiêu phát triển huyện Hoài Đức trở thành trung tâm đô thị hiện đại của Thành phố Hà Nội, có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, môi trường trong lành, có cơ cấu kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái, duy trì sự phát triển hiệu quả, bền vững các làng nghề và ngành nghề truyền thống, chính quyền và nhân dân huyện Hoài Đức đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được những kết quả: cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo đúng hướng, giảm tỷ trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lĩnh vực phi nông nghiệp, cụ thể năm 2014 như sau: Nông nghiệp chiếm 6,4%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 54,3%, Thương mại - Dịch vụ chiếm 39,3%.

Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Hoài Đức

(Nguồn số liệu: UBND Thành phố Hà Nội [14])

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp là thế mạnh phát triển của huyện với nhiều làng nghề thủ công truyền thống; Các ngành sản xuất, kinh doanh chủ yếu là: dệt kim, sản xuất bánh kẹo, hàng nông sản, đồ thờ tượng phật, cơ khí… Nhìn chung sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, các mặt hàng sản xuất các làng nghề có khả năng tiêu thụ tốt.

41

Về nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng năm 2014 là 7.924,4 ha (trong đó diện tích cây lúa là 4.475,5 ha; cây màu là 3.448,9ha), tổng sản lượng lương thực là 26.264 tấn; chăn nuôi đạt 117 tỷ đổng, tổng sản lượng thịt hơi các loại là 17.140 tấn. Về xây dựng nông thôn mới, huyện đã được Thành phố công nhận 10 xã (52,6%) đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Trong đó xã Yên Sở được chọn là xã đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu trong 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới của Hà Nội và là một trong 27 xã tiêu biểu của toàn quốc.

Cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư đúng mức. Đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa đến từng ngõ, xóm.

Mạng lưới y tế hầu như phủ kín các xã, thị trấn. 100% xã, thị trấn đều có trạm y tế. Bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách tại huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 50)