Phân tích hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần lương thực hậu giang (Trang 26)

L ỜI CẢ M TẠ

2.1.6 Phân tích hoạt động kinh doanh

2.1.6.1 Khái nimphân tích hot động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh (Operating activities analysis) nghiên cứu quá tŕnh sản xuất kinh doanh, bằng nhương phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỷ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng

đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các dự báo và hoạch định chính sách.

Để quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp không những phải tổ chức hạch toán kinh doanh một cách chính xác mà còn phải tích cực tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh. Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân tích hoạt

động kinh là một trong những công cụđắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh hướng

đến thị trường không phải nhằm xây dựng những kế hoạch một cách máy móc, cứng nhắc mà là công cụ phục vụ cho những quyết định ngắn hạn và dài hạn,

đòi hỏi chủđộng, linh hoạt ngay cảđối với các mặt hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp. Do sựđòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu quản lý, sự mở rộng về quy mô cũng như xu hướng đi vào chiều sâu và chất lượng của các hoạt

động doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh với nội dung, đối tượng phạm vi và phương pháp nghiêu cứu riêng biệt, tất yếu trở thành một nhu cầu cần thiết của mỗi doanh nghiệp.

2.1.6.2 Ni dung phân tích hot động kinh doanh

Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh là phân tích quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh – tức sự việc xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành quy luật để nhận thức hiện tại và nhắm chúng đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp.

Do vậy, quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh không phải là các số liệu chung chung mà phải được lượng hoá cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế

và phân tích cần hướng đến việc thực hiện các chỉ tiêu đó đểđánh giá.

2.1.6.3 Các ch tiêu đánh giá kết qu hot động kinh doanh

a. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh nói chung Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng quát.

Chi phí đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động và vốn kinh doanh, còn kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như khối lượng sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận ròng.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh (H) = Kết quảđầu ra/ Chi phí đầu vào. Công thức trên phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu phản ánh chi phí đầu vào, được tính cho tổng số hoặc tính cho riêng phần gia tăng. Cách tính này đã khắc phục những tồn tại khi tính theo dạng hiệu số..

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận dựa trên nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu bằng cách so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí

đầu vào ta sẽ lập bảng hệ thống chỉ tiêu và lựa chọn những chỉ tiêu cơ bản nhất sao cho số lượng chỉ tiêu là ít nhất, tổng hợp nhất thuận lợi cho việc tính toán và phân tích. Hệ thống các chỉ tiêu chi tiết đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Như chúng ta đã biết, lao động sống là một trong các yếu tố tạo nên sản phẩm dịch vụ, là nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy trong công tác quản lý, sử dụng lao động, người lãnh đạo phải có các tiêu thức, cách tuyển dụng, đãi ngộ đối với người lao động vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền đến sự

tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Bưu chính viễn thông nói riêng. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng công tác sản xuất kinh doanh, trên cơ

sở đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

b. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh Đối với hiệu quả xuất khẩu

Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Qua đó, cho phép doanh nghiệp xác định được hiệu quả của mỗi hợp đồng xuất khẩu cũng như một giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhờ các đánh giá đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp với việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu tiếp theo. Hiệu quả xuất khẩu được đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu:

Chỉ tiêu định tính.

Các tiêu chuẩn định tính là các tiêu chuẩn không thể hiện được dưới dạng các sốđo vật lý hoặc tiền tệ. Các chỉ tiêu định tính doanh nghiệp thường sử dụng đểđánh giá hiệu quả xuất khẩu là:

Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường: Kết quả của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình trên thị

trường xuất khẩu, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, khả năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu …Các kết quả này chính là những thuận lợi quá trình mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ cho quá trình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả

năng về thị trường lớn hơn.

Kết quả về mặt xã hội: Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho

đất nước. Do vậy, doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, kinh doanh những mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và không xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước cấm.

Các chỉ tiêu định lượng.

Chỉ tiêu lợi nhuận.

Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là tiền đề để duy trì và tái sản xuất

mở rộng của doanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao đời sống của người lao

động.

Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được tính bằng công thức: TR = P x Q Trong đó: TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu P: Giá cả hàng xuất khẩu Q: Số lượng hàng xuất khẩu

Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu là lượng đầu ra của doanh thu xuất khẩu so với chi phí xuất khẩu, được tính bằng công thức:

Lợi nhuận xuất khẩu = TR – TC LNKT = TR – TCKT LNtt = TR – TCtt Trong đó: TC: tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu LNKT: Lợi nhuận kinh tế TCKT: Chi phí LNtt: Lợi nhuận tính toán TCtt: Chi phí tính toán.

. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu.

Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng cách so sánh số ngoại tệ thu được do xuất khẩu (giá trị quốc tế của hàng hoá) với những chi phí bỏ ra cho việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu đó.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần lương thực hậu giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)