L ỜI CẢ M TẠ
5.3.2 Xây dựng thương hiệu
Việc tạo dựng thương hiệu đã khó nhưng để tồn tại và giữ vững thương hiệu càng khó hơn. Do đó công ty cần có một khoản ngân sách để đầu tư cho việc nuôi dưỡng và phát triển thương hiệu. Phải tập trung cho việc quảng cáo, tuyên truyền, giới thiệu mạnh mẽ các mặt hàng trên các phương tiện thông tin
đại chúng, báo chí tiếp thị để người tiêu dùng tiếp cận được với sản phẩm của mình. Xây dựng chi nhánh tại các nước để từđó tiếp cận được với người tiêu dùng, dễ dàng quảng bá sản phẩm của Công ty.
Từ đó thương hiệu của Công ty sẽ dễ dàng tiếp cận được với khách hàng. Tăng cường khả năng quảng cáo tiếp thị và đảm bảo hạt gạo luôn đạt chất lượng Bên cạnh đó thì cần cải tiến, xây dựng trang web về thương hiệu sản phẩm của mình.
5.3.3 Mở rộng thị trường
Việc tìm kiếm thị trường mới là một vấn đề cần thiết để việc xuất khẩu
được nâng cao, từ đó đem lại nguồn doanh thu lớn cho Công ty. Giữ vững thị
trường truyền thống, tham gia tích cực thị trường khu vực, tập trung mở rộng và từng bước chiếm lĩnh thị trường Trung Đông và Bắc Mỹ.
Tổ chức mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm,
đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh của ngành Lương Thực Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Phải có đội ngũ nhân viên an hiểu về luật quốc tếđể dễ dàng xâm nhập vào thị trường mới mà không bị kiện, dễ dàng đàm phán và giải quyết các tranh chấp hợp đồng, nhất là hợp đồng thương mại quốc tế.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 6.1. KẾT LUẬN
Công ty Cổ Phần Lương Thực Hậu Giang là một công ty đứng đầu về
xuất khẩu gạo ở Hậu Giang. Sau hơn 6 năm hoạt động, Công ty đã có nhiều phát triển vược bật, vươn xa ra thị trường toàn cầu. Vị thế của Công ty được nâng cao trên thị trường trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu của Công ty còn chạy theo số lượng chưa quan tâm nhiều đến chất lượng. Chưa xây dựng được thương hiệu ở nước ngoài do chất lượng gạo không cao và khả năng cạnh tranh còn kém hơn so với các đối thủ trong và ngoài nước. Bên cạnh đó thì vẫn còn ủy thác xuất khẩu nên sản phẩm không trực tiếp đến người tiêu dùng. Ngoài ra thì các thị
trường xuất khẩu của Công ty dường như đã bão hòa, chỉ xuất khẩu sang những thị trường truyền thống lâu năm. Và vấn đề khó khăn nhất hiện nay là nguồn nguyên liệu đầu vào chưa đảm bảo được chất lượng nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty.
Hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, điều đó giúp công rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Thời gian tới Công ty hứa hẹn sẽ có những thành công hơn nữa.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Nhà Nước
Tăng cường xúc tiến thương mại, tạo thương hiệu cho gạo Việt. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các chương trình viện trợ lương thực để tranh thủ bán gạo
Các ngân hàng cần tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói chung, Công ty HAUGIANGFOOD nói riêng thông qua việc mở rộng hoạt động tín dụng, cho các công ty vay vốn đẩy mạnh đầu tư, dự trữ gạo, nâng cao chất lượng gạo
Các cơ quan nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa cho các viện nghiên cứu giống để có thể cho ra đời nhiều giống lúa cao sản, lúa thơm cho năng suất và chất lượng cao, tăng cường các chính sách khuyến nông, hỗ trợ về mặt kỹ
thuật, thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho người dân
Xây dựng hệ thống dự trữ lương thực quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc, giao thông đểđiều hòa lưu thông trên thị trường gạo
6.2.2 Đối với doanh nghiệp
Công ty nên nhanh chóng thành lập bộ phận marketing, phòng kế hoạch
để bộ máy quản lý hoàn thiện hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh từ bên trong nội bộ.
Tiến hành đào tạo nguồn nhân lực hiện tại, nhằm cải thiện bộ máy quản lý năng động, linh hoạt với những thay đổi của môi trường.
Có chính sách đãi ngộ nhân tài, khuyến khích, khen thưởng hợp lý để
thúc đẩy các nhân viên làm việc tích cực, tạo điều kiện để công nhân phát huy sở trường trong công việc, và công hiến nhiều hơn cho Công ty
Trong tuyển dụng nhân sự, nên ưu tiên chọn các nhân viên có trình độ
chuyên môn cao đểđáp ứng nhu cầu thiếu hụt về nhân sự
Có chiến lược đầu tư thích đáng hơn vào thị trường nội địa, nhằm mang lại lợi nhuận và đề phòng rủi ro từ các thị trường xuất khẩu. Biến thị trường nội địa thành hậu phương vững chắc trong việc xúc tiến hoạt động xuất khẩu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình
GVC. Nguyễn Thị Mỵ, TS Phan Đức Dũng, giảng viên Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh (2008), “Phân tích hoạt động kinh doanh”, Nhà xuất bản thống kê.
Th.S Phan Thị Ngọc Khuyên, Phan Anh Tú, “Giáo trình kinh tế ngoại
thương”, tủ sách đại học Cần Thơ.
Số liệu từ báo cáo của công ty qua các năm. Website Công ty http://www.haugiangfood.com.vn/