Phân tích tình hình xuất khẩu theo mặt hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần lương thực hậu giang (Trang 56)

L ỜI CẢ M TẠ

4.2.4Phân tích tình hình xuất khẩu theo mặt hàng

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty là yếu tố đóng vai trò quan trọng bởi vì qua đó doanh nghiệp có thểđánh giá sự tăng trưởng và phát triển của mình.

Công ty luôn chú trọng xem xét tình hình tiêu thụ sản phẩm của mình. Sản phẩm chủ yếu của công ty là các mặt hàng gạo, tấm, cám được chế biến thành nhiều mặt hàng khác nhau. Trong số các loại gạo xuất khẩu thì loại gạo sau đây chiếm tỷ trọng lớn hơn cả, nên chúng ta chỉ tập trung phân tích 3 loại gạo là 5%,15%, 25% tấm và gạo khác (gạo lẫn thóc, tấm 1, tấm 2, tấm 3, cám, lúa…)

4.2.4.1 V sn lượng xut khu

Sản lượng gạo 5% tấm có xu hướng tăng qua các năm, từ 10.750 tấn trong năm 2011 đã tăng lên 17.512 tấn trong năm 2012, và tiếp tục tăng thêm

35.973 tấn đạt mức 53.485 tấn. Ở sáu tháng đầu năm 2014 tình hình vẫn không thay đổi khi tăng 4.073 tấn so với năm 2013. Sở dĩđạt sự tăng trưởng liên tục qua các năm, là do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thay đổi, xu hướng tiêu dùng gạo có chất lượng cao ngày càng tăng.

Bảng 4.21 Sản lượng xuất khẩu theo thị trường của Công Ty từ năm 2011 đến năm 2013 Đơn vị tính: Tấn Mặt hàng gạo 2011 2012 2013 Chênh lệch +/- 12/11 13/12 5% tấm 10.750 17.512 53.485 6.762 35.973 15% tấm 10.602 29.752 28.437 19.150 (1.315) 25% tấm 24.275 5.489 13.331 (18.786) 7.842 Khác 3.575 4.380 41.341 805 36.961 Tổng 49.202 57.133 136.594 x x Nguồn: Phòng kế toán,2014

Trong khi đó, gạo 5% tấm là gạo có chất lượng khá tốt, gạo nguyên hạt nhiều, tấm ít hơn so với các loại gạo khác. Nên được khách hàng ưa chuộng hơn dẫn đến khối lượng đặt hàng tăng trong các năm qua. Đây cũng là một dấu hiệu tốt về tình hình xuất khẩu của Công ty. Vì mặt hàng này có giá trị gia tăng cao hơn so với các mặt hàng khác, từ đó đem lại lợi nhuận cao hơn. Sự tăng trưởng về khối lượng xuất khẩu của mặt hàng này sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ cho công ty.

Không giống như gạo 5% tấm, sản lượng của gạo 15% tấm biến đổi khá thất thường khi tăng hơn 19.000 tấn vào năm 2012, đạt gần 30.000. Sau đó lại giảm nhẹ xuống còn 28.437 tấn ở năm 2013. Chỉ trong sáu tháng đầu năm sản lượng gạo đã giảm hơn 10.000 tấn sao với sáu tháng đầu năm 2013.

Bảng 4.22 Sản lượng xuất khẩu theo thị trường của Công Ty từ 6 tháng đầu năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Tấn Mặt hàng gạo 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Chênh lệch +/- 6th2014/6th2013 5% tấm 9.458 13.531 4.073 15% tấm 16.656 6.149 (10.507) 25% tấm 4.099 3.400 (699) Khác - 6.971 6.971 Tổng 30.213 30.051 x Nguồn: Phòng kế toán,2014

Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường ở mặt hàng này giảm so với các năm trước dẫn đến sản lượng xuất khẩu bị sụt giảm.

Sản lượng xuất khẩu của mặt hàng gạo 25% tấm có sự biến động không

đều qua các năm. Đạt hơn 24.000 tấn năm 2011. Nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống chỉ còn một phần năm so với năm 2011, chỉ còn hơn 5.000 tấn. Tuy nhiên ngay sau đó, vào năm 2013 lại tăng lên con số 13.331 tấn. Còn ở 6 tháng đầu năm 2014 đạt khoảng 3.400 tấn, giảm gần 700 tấn so với cùng kỳ

năm 2013. Vì mặt hàng này chủ yếu được xuất ủy thác theo sự điều hành của Hiệp hội lương thực Việt Nam, qua các hợp đồng cấp chính phủ. Nên biến

động về khối lượng xuất khẩu của mặt hàng này chịu ảnh hưởng nhiều từ hoạt

động của Hiệp hội, không phụ thuộc nhiều vào hoạt động kinh doanh của công ty

4.2.4.2 V kim ngch xut khu

Gạo 5% tấm có khối lượng xuất khẩu tăng qua các năm nên kim ngạch cũng tăng trưởng qua từng năm. Đạt 3.928 ngàn USD năm 2011 đã tăng gần gấp 3 lần đạt 9.381 ngàn USD năm 2012. Và tiếp tục tăng trong năm 2013, đạt 23.477 ngàn USD. Riêng sáu tháng đầu năm 2014 đã tăng đến 6.395 tăng gần 2.000 ngàn USD so với cùng kỳ năm 2013.

Bảng 4.23 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công Ty từ năm 2011 đến năm 2013 Đơn vị tính: ngàn USD Mặt hàng gạo 2011 2012 2013 Chênh lệch +/- 2012/2011 2013/2012 5% tấm 3.928 9.381 23.477 5.453 14.096 15% tấm 4.174 16.137 12.554 11.963 (3.583) 25% tấm 11.043 2.514 5.173 (8.529) 2.659 Khác 985 2.989 14.682 2.004 11.693 Tổng 20.130 31.021 55.886 x x

Nguồn: Phòng kế toán Công ty,2014

Cũng giống như sản lượng kim ngạch xuất khẩu gạo 15% tấm có sự

tăng giảm qua các năm. Năm 2012 tăng gần 12.000 ngàn USD, đạt hơn 16.137 ngàn USD. Tuy nhiên sau đó lại giảm xuống chỉ còn 12.554 ngàn USD. Ở thời

điểm sáu tháng đầu năm 2014 tiếp tục giảm 4.584 so với năm 2013 cũng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu gạo 25% tấm, tăng giảm không đều trong giai

đoạn 2011- 6th2014. Trong năm 2011 đạt hơn 11.000 ngàn USD sau đó giảm mạnh 8.529 USD chỉ còn gần 2.514 ngàn USD năm 2012. sau đó lại tăng đạt hơn 5.173 ngàn USD năm 2013. Trường hợp 6 tháng đầu năm giảm 322 ngàn USD so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 4.24 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công Ty từ 6 tháng đầu năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: ngàn USD Mặt hàng gạo 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Chênh lệch 6th2014/6th2013 5% tấm 4.512 6.395 1.883 15% tấm 7.786 3.202 (4.584) 25% tấm 1.682 1.350 (332) Khác - 2.650 2.650 Tổng 13.980 13.597 x

Nguồn: Phòng kế toán Công ty,2014

4.2.4.3 Đơn giá bình quân xut khu

Đơn giá bình quân xuất khẩu của các mặt hàng có xu hướng tăng trong năm 2012 và giảm trong năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 nhưng nhìn chung vẫn tăng. Điều này phù hợp với tình hình chung của cả nước và trên thế

giới Do xu hướng đô thị hóa ở các nước trên thế giới, nên diện tích trồng lúa gạo đã bị thu hẹp ở nhiều nơi. Nguồn cung khan hiếm, nhưng cầu về lúa gạo thì không giảm.

Bảng 4.25 Đơn giá bình quân xuất khẩu theo thị trường của Công Ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: USD/tấn Mặt hàng gạo 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Chênh lệch +/- 2012 /2011 2013 /2012 6th2014 /6th2013 5% tấm 365 536 439 477 473 170 (97) (4) 15% tấm 394 542 441 467 521 149 (101) 53 25% tấm 455 458 388 410 397 3 (70) (13)

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014

Mặt hàng gạo 5% tấm, với mức giá 365 USD/tấn năm 2011 tăng them 170 USD/tấn đạt 536 USD/tấn vào năm 2012, sau đó giảm còn 439 USD/ tấn nhưng nhìn chung vẫn cao hơn năm 2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt hàng gạo 15% tấm tuy giảm về sản lượng so với các mặt hàng khác, nhưng giá vẫn tăng cao, vào năm 2012 tăng 149 USD/tấn đạt 542 USD/tấn và giảm xuống 101 USD/tấn còn 441 USD/tấn nhưng vẫn cao hơn năm 2011. Đối với sáu tháng đầu năm 2014 lại tăng 53 USD/tấn đạt 521 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2013.

Còn đối với mặt hàng gạo 25% tấm lại không có thay đổi nhiều giữa năm 2012 và năm 2011, đến năm 2013 giảm 70 USD/tấn còn 388 USD/tấn. Sáu tháng đầu năm 2014 tiếp tục giảm 13 USD/tấn.

Giá của các mặt hàng tăng mạnh trong năm 2012 là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến sự khan hiếm lương thực toàn cầu trong năm này, khiến giá gạo tăng đột biến. Sang năm 2013 tình hình thế giới bắt đầu bình ổn trở lại giá gạo có chiều hướng giảm xuống nhưng vẫn cao hơn so với năm 2011 và tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2014.

Điều đáng lưu ý ở đây là ở năm 2011 mặt hàng gạo 5% tấm có chất

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần lương thực hậu giang (Trang 56)