PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần lương thực hậu giang (Trang 29)

L ỜI CẢ M TẠ

2.2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo kinh doanh từ phòng Kế Toán, phòng Kế Hoạch, phòng Kinh Doanh và phòng Xuất nhập khẩu và của Công ty cổ phần lương thực Hậu Giang

Các tài liệu về công ty và cơ cấu nhân sự, tổ chức do công ty cung cấp.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối để

phân tích nội dung hoạt động kinh doanh và tình hình hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT đểđánh giá

Mục tiêu 3: Phân tích sự liên kết và tầm ảnh hưởng của các điểm mạnh và điểm yếu của công ty đối với hoạt động xuất khẩu để đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong thời gian tới.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).

So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện. Tác dụng của nó là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng.

∆Y = Y1 – Y0

Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu năm gốc Y1: Chỉ tiêu năm phân tích

∆Y : Phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm đang tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu kinh tế để xem xét có sự biến động không. Và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từđó đề ra biện pháp khắc phục.

So sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa giá trị chênh lệch của kỳ phân tích và kỳ gốc với giá trị kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

%∆Y = (Y1 –Y0/Y0) x 100%

Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu năm gốc Y1: Chỉ tiêu năm phân tích

∆Y : Phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Mục tiêu 2 sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định các nhân tốảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty, và mức độảnh hưởng của chúng.

Khái niệm: Là phương pháp mà ởđó các nhân tố lần lượt được thay thế

theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Xác định công thức

Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.

Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gọi a, b, c là trình tự các nhân tốảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thể

hiện bằng phương trình: Q = a. b. c

Đặt Q1 : Kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1. b1. c1 Q0 : Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0. b0. c0

∆Q : Mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích, ∆Q = Q1 - Q0 = a1. b1. c1 - a0. b0. c0

Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Thực hiện theo trình tự các bước thay thế. Lưu ý: Nhân tố đã thay ở

bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau.

Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):Thay thế a0. b0. c0 bằng a1. b0. c0, mức

độảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: ∆a = a1. b0. c0 - a0. b0. c0

Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): Thay thế a1. b0. c0 bằng a1. b1. c0, mức

độảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: ∆b = a1. b1. c0 – a1. b0. c0

Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): Thay thế a1. b1. c0 bằng a1. b1. c1, mức

độảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: ∆c = a1. b1. c1 – a1. b1. c0 Tổng hợp mức độảnh hưởng của các nhân tố, ta có:

∆a + ∆b + ∆c = (a1.b0.c0 - a0.b0.c0) + (a1.b1.c0 – a1.b0.c0) + (a1.b1.c1 – a1.b1.c0) = a1. b1. c1 - a0. b0. c0 = ∆Q (đối tượng phân tích)

Bước 4: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố

Nếu do nguyên nhân chủ quan từ công ty thì phải tìm biện pháp khắc phục những nhược điểm, thiếu sót để kỳ sau thực hiện tốt hơn.

Bước 5: Đưa ra các biện pháp khắc phục các nhân tố chủ quan

ảnh hưởng không tốt đến chất lượng kinh doanh và đồng thời củng cố, xây dựng phương hướng cho kỳ sau.

2.2.2.3 Ma trn SWOT:

Dựa trên cơ sở kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau sau đó đưa ra chiến lược của công ty. Mô hình SWOT SWOT Mặt mạnh (Strengths) Mặt yếu (Weaknesses) Cơ hội (Opportunities) Chiến lược kết hợp SO Chiến lược kết hợp WO Nguy cơ

Ma trận SWOT

SWOT Cơ Hội – O Đe Dọa – T

Điểm Mạnh – S Chiến Lược S – O Chiến Lược S – T

Điểm Yếu – W Chiến Lược W – O Chiến Lược W – T

Các bước lập ma trận SWOT:

Liệt kê cơ hội lớn bên ngoài của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu gạo. Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.

Liệt kê điểm mạnh chủ yếu của công ty về xuất khẩu gạo. Liệt kê các điểm yếu bên trong của công ty về xuất khẩu gạo. Trong đó:

Chiến lược SO: Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài. Thông thường thì tổ chức sẽ theo đuổi chiến lược WO, ST, hay WT để tổ chức có thểở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO.

Chiến lược WO: nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Chiến lược ST: sử dụng các điểm mạnh của công ty để tránh khỏi hay giảm đi những ảnh hưởng đe dọa của bên ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến lược WT: là chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đi những

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HẬU GIANG

3.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HẬU GIANG 3.1.1 Giới thiệu công ty 3.1.1 Giới thiệu công ty

Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HẬU GIANG

Tên nước ngoài: HAU GIANG FOOD JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: HAUGIANFOOD Địa chỉ: Số 869, Trần Hưng Đạo, phường 7, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Điện thoại: 07113.561.554 Fax 07113.879.299 Email: haugiangfood@yahoo.com.vn Website:: www.haugiangfood.com.vn Vốn điều lệ: 52 tỷ

Lĩnh vực kinh doanh: Chế biến kinh doanh, xuất nhập khẩu lúa, gạo. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là gạo các loại, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Thị trường chủ yếu: Đông Nam Á (Philippines, Malaysia…),Châu Phi, nội địa

Nguồn: Website Công ty,2014

Hình 3.1 Trụ sở chính công ty Lương Thực Hậu Giang

3.1.2 Lịch sử hình thành của công ty

Ngày 29 tháng 5 năm 2007, tại Văn phòng Tổng công ty Lương thực Miền Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Nam, UBND Hậu Giang, và Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp VịĐông I đã thống nhất ký Bản thỏa thuận thành lập Công ty cổ phần Lương thực Hậu Giang.

Công ty cổ phần Lương thực Hậu Giang chính thức được thành lập vào ngày 01 tháng 07 năm 2008, dưới hình thức Công ty cổ phần, gồm 03 (ba) cổ

đông sáng lập theo Luật doanh nghiệp được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.

Công ty cổ phần Lương thực Hậu Giang có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng để giao dịch; Công ty có trách nhiệm về các khoản nợ

và nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ của Công ty.

3.1.3 Năng Lực Sản Xuất

Công ty có 4 xí nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất với sức chứa kho: 45.000 tấn

3.1.4 Cơ cấu tổ chức

Hội đồng quản trị: gồm 05 thành viên Ban Tổng giám đốc: 04 người

Phòng chức năng: 05 phòng o Phòng Tổ chức Hành chánh o Phòng Tài chánh Kế toán o Phòng Kế hoạch Kinh doanh o Phòng Kỹ thuật Đầu tư o Văn phòng Đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Đơn vị trực thuộc: 04 đơn vị

o Xí nghiệp CBLT Số 1 (Phường 7, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang)

o Xí nghiệp CBLT Số 2 (Phường 4, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang)

o Xí nghiệp CBLT số 3 (Huyện Long Mỹ, TT. Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang)

o Trạm Chế biến kinh doanh LT Mỹ Khánh (Phong Điền, TP Cần Thơ)

3.1.4.1 Các t chc đoàn th:

Tổ chức Đảng: Đảng bộ Công ty trực thuộc Đảng bộ Tổng công ty Lương thực Miền Nam, gồm có 39 đảng viên

Tổ chức Công đoàn: Công đoàn cơ sở Công ty trực thuộc Công đoàn Tổng công ty Lương thực Miền Nam, gồm 106 đoàn viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức Đoàn Thanh niên CSHCM: Đoàn cơ sở Công ty trực thuộc

3.1.4.2 T chc nhân s:

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính,2014

Hình 3.2 Sơđồ bộ máy quản lý của Công ty HAUGIANGFOOD.

Đại hội đồng cổđông :

1. Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.

3. Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp VịĐông I Hội đồng Quản trị :

1. Ông Huỳnh Văn Thông - Chủ tịch.

2. Ông Võ Trường Hùng - Thành viên.

3. Ông Đặng Hoàng Việt - Thành viên.

4. Ông Đặng Cao Trí - Thành viên.

5. Ông Huỳnh Văn Thạnh - Thành viên. Ban kiểm soát :

1. Bà La Thụy Phiểng - Trưởng ban. 2. Ông Lê Văn Nhựt - Thành viên.

Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc Ban kiểm soát Phòng Tài chánh kế toán Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Tổ chức hành chính Xí nghiệp CBLT Số 1 Xí nghiệp CBLT Số 1 Xí nghiệp CBLT Mỹ Khánh Xí nghiệp CBLT Số 1

3. Ông Phạm Trung Tán - Thành viên. Tổng Giám đốc Công ty : Ông Võ Trường Hùng Các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán Trưởng:

1. Ông Đặng Hoàng Việt - Phó tổng Giám đốc. 2. Ông Huỳnh Văn Thạnh - Phó tổng Giám đốc. 3. Ông Nguyễn Thơ - Phó tổng Giám đốc. 4. Ông Trần Xuân Mãi - Kế toán trưởng.

Lãnh đạo các phòng chức năng :

1. Ông Lê Văn Nhựt - Trưởng Phòng Tổ chức hành chánh. 2. Ông Trần Xuân Mãi - Trưởng Phòng Tài chánh kế toán.

3. Ông Dương Thành Huấn - Trưởng Phòng Kế hoạch kinh doanh. 4. Ông Nguyễn Thơ - Phụ trách Phòng Kỹ thuật đầu tư

5. Bà Nguyễn Ái Minh - Trưởng Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh

Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc :

1. Ông Nguyễn Thành Lập - Giám đốc Xí nghiệp chế biến lương thực số 1 2. Ông Trần Văn Trọng - Giám đốc Xí nghiệp chế biến lương thực số 2. 3. Ông Phan Văn Việt - Giám đốc Xí nghiệp chế biến lương thực số 3. 4. Ông Lê Trần Quang Thái - Trưởng Trạm chế biến lương thực Lương

thực Mỹ Khánh

Đây là mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến – chức năng. Ban giám đóc công ty được sự giúp sức của các trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp, trưởng ban.

4.1.4.3. Chc năng và nhim v ca các phòng ban:

Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổđông ủy quyền.

Hội đồng quản trị

Do Đại hội đồng cổ đông của công ty bầu ra. Là cơ quan có đầy đủ

quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty. Gồm 5 người: chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tịch, phó chủ tịch và 3 ủy viên.

Ban kiểm soát

Cũng do Đại hội đồng cổđông bầu ra, gồm 3 thành viên. Thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám

Ban giám đốc

Gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc phụ trách, do Hội đồng quản trị bổ

nhiệm. Giám đốc là người điều hành công ty, lãnh đạo trực tiếp các phòng ban, quyết định mọi hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Hai Phó Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc phân công hoặc ủy quyền.

Phòng tổ chức hành chính

Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý toàn bộ vấn đề có liên quan đến nhân sự như: bố trí lao động, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên, đề bạt hay kỷ luật, thực hiện quản lý công văn, thu nhận các văn bản, quy định, thông tư của cấp trên và nhà nước để tham mưu và chỉ đạo các phòng ban có trách nhiệm thi hành. Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn tổ chức thực hiện các công tác tổ chức hành chính như: tổ chức bảo vệ công ty, bảo vệ an ninh chính trị…

Phòng kế toán

Có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh xuất nhập khẩu, và sổ sách kế toán của công ty (thanh lý hợp đồng mua bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả

kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ nộp thuếđối với Nhà nước, theo dõi tỷ giá hối

đoái…) quyết toán hàng quý, 6 tháng, 1 năm. - Tổ chức công tác kế toán, kế

hoạch thống kê của công ty, phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch báo cáo nợ vay ngân hàng, vốn lưu

động, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị vật tư hoặc kịp thời báo cáo lãi lỗ hàng tháng, kỳ trong xí nghiệp sản xuất kinh doanh và các nguồn khác nếu có. Thu chi đúng quy định của Nhà nước và các thông tư liên bộ. -

Đảm nhận công tác quản lý kiểm soát tài chính của công ty và ghi chép các hợp đồng tình hình sử dụng vốn, hạch toán công nợ của các đại lý, các đơn vị.

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

Là bộ phận giúp việc cho Ban Giám đốc trong các hoạt động mua bán hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Thực hiện các giao dịch kinh doanh với khách hàng nước ngoài, hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu và theo dõi thanh toán của khách hàng nước ngoài. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm trình Ban Giám đốc xem xét…

Các bộ phận khác

Phân xưởng và xí nghiệp chế biến gạo chuyên thực hiện thu mua gạo từ

các nơi trong thành phố Cần Thơ theo hình thức hợp đồng với người cung ứng, sau đó chế biến thành thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu. Xí nghiệp bao bì chuyên sản xuất bao bì đóng gói phục vụ cho công tác xuất khẩu và kinh doanh bao bì phục vụ cho khách hàng như: thùng carton các loại, bao bì phục vụđóng gói.

Nhận xét: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty tinh gọn, hoạt động khá linh hoạt và luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn chưa có phòng kế hoạch và phòng maketing - hai phòng ban quan

trọng có nhiệm vụ nghiên cứu và tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường, tìm hiểu khách hàng và xây dựng kế hoạch,

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần lương thực hậu giang (Trang 29)