Môi trường nước ngoài

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần lương thực hậu giang (Trang 72)

L ỜI CẢ M TẠ

4.4.2Môi trường nước ngoài

4.4.2.1 Th trường xut khu

a. Philippin

Philippines là một đối tác lớn thu mua gạo của công ty nhiều nhất trong các năm qua. Từ năm 2005 trở về trước, quốc gia này thu mua gạo chủ yếu bằng con đường ngoại giao, thông qua đàm phán cấp Chính phủ. Đến nay, việc mua bán đã chuyển sang hình thức đấu thầu tập trung, các doanh nghiệp ở mỗi nước sẽ được chính phủ chỉ định làm đầu mối dự thầu. Trung bình mỗi năm, Philippines nhập khẩu khoảng 2,5 – 3 triệu tấn gạo.

Giá gạo xuất khẩu theo các hợp đồng tập trung xuất sang thị trường Philippines, luôn cao hơn giá của thị trường gạo trên thế giới. Việc bán được

lượng gạo lớn, với giá cao cho nước này đã mang lại lợi ích không nhỏ cho Công ty trong nhiều năm qua

b. Châu phi

Những năm gần đây châu Phi đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Công ty HAUGIANGFOOD. Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc, mức tiêu thụ gạo của châu Phi vào khoảng 24 – 24,5 triệu tấn/năm giai đoạn 2011 – 2013 và mức tiêu thụ bình quân đầu người là 22,1 kg/năm. Với số dân hơn 1 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi ngày càng lớn bởi sự tiện dụng của việc chế biến gạo so với kê và các loại ngũ cốc truyền thống khác, cũng như do tỷ lệ đô thị hóa ngày càng tăng tại các quốc gia thuộc khu vực này. Mặt khác, giá gạo không còn quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân châu Phi, vì vậy, gạo trở thành thức ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Lúa chiếm 10% diện tích canh tác các loại ngũ cốc và

đóng góp 15% sản lượng lương thực của châu Phi. Tuy nhiên, do sản xuất không đáp ứng được nhu cầu nên từ năm 2009 đến nay, châu Phi phải nhập khẩu từ 8 – 10 triệu tấn gạo với tổng trị giá từ 3,5 – 5 tỷ USD, trong đó chủ

yếu là loại gạo 25% tấm.

Khó khăn: Hiện nay, Công ty HAUGIANGFOOD và các doanh nghiệp

ở Châu Phi chưa có cơ hội làm việc trực tiếp với nhau, xuất khẩu gạo sang châu Phi chủ yếu qua các tổ chức trung gian. Việc giao dịch mua bán qua khâu trung gian nên giá gạo của công ty vào thi trường này bị đẩy lên rất cao, trong khi giá gạo cùng chủng loại của công ty đang xuất khẩu thấp hơn nhiều.

Việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường mới như châu Phi là một biện pháp tốt, về lâu dài đây là thị trường có tiềm năng tiêu thụ. Tuy nhiên, công ty cũng không nên chủ quan, bởi thị trường này cũng còn tồn tại rất nhiều rủi ro.

c. Malaysia

Hiện nước này chỉ sản xuất được 70% nhu cầu gạo trong nước, nên phải nhập thêm 30% từ thị trường nước ngoài. Trước năm 2007, trung bình quốc gia này nhập khẩu khoảng 200 – 500 ngàn tấn gạo, đa phần họ mua của Việt Nam theo hợp đồng cấp Chính phủ. Nhưng từ 2008 trở lại đây, số gạo này đã rơi vào doanh nghiệp Thái Lan, Pakistan, Mianmar, Ấn Độ, Trung Quốc.

d. Hồng kông

Những năm gần đây Hồng Kong đã trở thành quốc gia nhập khẩu gạo quan trọng của công ty.

Năm 2011, lượng gạo Việt Nam mà các doanh nghiệp Hồng Kông nhập khẩu đã tăng tới 28,2% so với năm 2010 và có xu hướng tiếp tục tăng. Với hơn 7 triệu dân có thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương gần 45.000 USD/năm, là trung tâm giao thương và tài chính quốc tế và là cửa ngõ vào thị trường Trung Quốc rộng lớn hơn 1.3 tỷ người, Hồng Kông thực sự

là thị trường xuất khẩu tiềm năng của gạo Việt Nam.

Người dân Hồng Kông ưa chuộng gạo thơm, nên Doanh nghiệp Hồng Kông tập trung tìm hiểu các loại gạo này tại Việt Nam. So với gạo Thái Lan thì chất lượng gạo Việt Nam thấp hơn, song giá gạo Việt Nam lại hấp dẫn hơn nhiều. Vì thế, gạo Việt Nam nên đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Hồng Kông nhập khẩu gạo Việt Nam chủ yếu dành cho tiêu thụ nội địa, chứ không

bán qua Trung Quốc đại lục. Trong năm 2012, có 151 doanh nghiệp ở Hồng Kông đăng ký nhập khẩu gạo.

4.4.2.2 Đối th cnh tranh nước ngoài

a. Thái Lan

Thái Lan lần đầu được Cơ quan Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) công nhận là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào năm 1965, khi nước này xuất khẩu 1,89 triệu tấn gạo. Trước đó, vị trí này thuộc về Myanmar.

Năm 2011 Kim ngạch Thái Lan lần đầu tiên giảm trong hai năm qua, nguyên nhân được cho biết là do trận “đại hồng thủy” tàn phá vương quốc vào năm này. Trận lũ lụt làm cho nhiều khu vực bị ngập úng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và lưu trữ lúa gạo.

Thái Lan đã chính thức mất ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế

giới vào tay Ấn Độ trong năm 2012 , kết thúc quãng thời gian gần nửa thế kỷ

liên tục đứng ở vị trí này. Thái lan trở thành nước xuất gạo gạo lớn thứ ba thế

giới sau Ấn Độ và Việt Nam. Do chương trình thu mua lúa gạo tạm trữ của Chính phủ nước này khiến lượng gạo xuất khẩu lao dốc và chương trình can thiệp của Chính phủ khiến giá gạo Thái Lan cao phi lý, làm suy giảm sức cạnh tranh của gạo nước này trên thị trường toàn cầu.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong năm 2013 thấp hơn mục tiêu đề ra. Số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội các Nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cho trong năm 2013 các doanh nghiệp nước này đã xuất khẩu 6,61 triệu tấn gạo, trị giá tương đương 4,33 tỷ USD. Như vậy, xuất khẩu gạo của nước này

đã giảm hơn 5% về lượng và gần 5% về trị giá tính theo USD với kết quả xuất khẩu mặt hàng này trong cả năm 2012 và thấp hơn nhiều so với kỷ lục xuất khẩu hơn 10,666 triệu tấn đạt được trong năm 2010.

Tuy nhiên, trong 2 tháng đầu năm 2014, Thái Lan đã giành lại ngôi vị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, với 1,5 triệu tấn trong khi Ấn Độ và Việt Nam - hai nước xuất khẩu nhất, nhì thế giới năm 2013 chỉ xuất khẩu 800.000

đến 1 triệu tấn. Trong số các nước xuất khẩu gạo chủ chốt ở châu Á, Thái Lan là nước duy nhất có khả năng xuất khẩu với khối lượng lớn và giá giảm thêm nữa trong năm nay, bởi lượng dự trữ của nước này lên tới 13-15 triệu tấn thóc quy gạo, chưa kể khoảng 7 triệu tấn nữa đang được bổ sung.

b. Ấn Độ

Trong 2012, 2013, Ấn Độ vượt Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới sau khi chính phủ Thái can thiệp vào thị trường lúa gạo còn Delhi thì xóa bỏ lệnh cấm xuất khẩu kéo dài suốt 4 năm vào năm 2011 để giảm bớt lượng tồn trữ. Một nguyên nhân khác là gạo Ấn Độ vẫn hấp dẫn các khách hàng nước ngoài bởi chất lượng tốt hơn và giá cạnh tranh.

Nhưng xuất khẩu gạo Ấn Độđã chậm lại từ tháng 4 năm 2014 bởi giá trong nước tăng trong khi Thái Lan giảm mạnh giá xuất khẩu bằng việc tích cực bán gạo dự trữ ra. Việc bội thu lúa vụ hè sẽ giúp Ấn Độ hạ giá thành gạo của mình để cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới.

c. Campuchia:

Campuchia đã có bước tiến nhanh đáng kinh ngạc. 10 năm trước, mọi người thường nghĩ Campuchia chỉ sản xuất được lượng gạo đủ ăn. Thế nhưng, trên thị trường quốc tế, gạo Campuchia đang có uy tín về chất lượng cao, khi liên tiếp trong hai năm 2012 và 2013 được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới. Từ thị trường châu Âu, Campuchia đang vươn ra xuất khẩu gạo sang Mỹ và Hàn Quốc. Do có lợi thế cả về giá cả lẫn chất lượng, nên gạo Campuchia đang tràn sang các nước láng giềng, kể cả Thái Lan và Việt Nam. Trong khi các nước xuất khẩu gạo lớn vẫn mãi mê với mục tiêu duy trì hoặc giành được ngôi vị cao về xuất khẩu gạo, thì Campuchia đang lặng lẽ chiếm lĩnh nhiều thị trường gạo khó tính nhờ chất lượng gạo thơm ngon. Ngay cả

Thái Lan sở hữu loại gạo Hom Mali nổi tiếng thế giới cũng phải giật mình bởi Campuchia đang đe dọa cạnh tranh với họ ngay cả trên “sân nhà”.

Hiện tại, Campuchia có khả năng sản xuất khoảng 9-10 triệu tấn lúa/năm (tương đương với 5 triệu tấn gạo chất lượng cao), nhưng chỉ xuất khẩu 370.000 tấn gạo trong năm 2013. Với dân số khoảng 15 triệu người, tổng mức tiêu thụ gạo của Campuchia ước đạt 2,1 triệu tấn/năm. Mục tiêu của họ là xuất khẩu 1 triệu tấn vào năm 2015.

4.4.2.3 Sn phm thay thế

Hiện nay, gạo vẫn là nguồn lương thực chủ yếu ở Châu Á và Châu Phi. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, con người ngày càng bận rộn với công việc, cộng thêm xu hướng đô thị hóa đang diễn ra ở nhiều nước Châu Á. Sự

thâm nhập của lối sống phương Tây, đang dần thay thế các bữa ăn trưa với cơm gạo bằng các tiệm ăn nhanh ở nhiều nơi trong thành phố các nước, hoặc các sản phẩm ăn liền có nguồn gốc từ khoai, bắp, lúa mì.

Ở Châu Phi cũng có nhiều loại lương thực thay thế khác như kê, khoai, sắn. Khi giá lúa gạo quá cao, người dân sẽ chuyển sang tiêu dùng các loại lương thực có giá rẻ hơn, vì thu nhập của họ tương đối thấp. Đây là các nguyên nhân chính, ảnh hưởng đến lượng gạo tiêu thụ trong tương lai mà các nhà xuất khẩu gạo cần xem xét.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY .

5.1. SƠ ĐỒ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1.1 Cơ hội

Dân số Việt Nam năm 2014 đạt 90 triệu người, đứng thứ 14 thế giới và

đứng thứ 3 Đông Nam Á Năm thì nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước không phải là con số nhỏ. Một thị trường nội địa đầy tiềm năng và cần phải đẩy mạnh khai thác. Thu nhập của người dân hiện ngày càng năng cao, việc ăn, mặc đang

được quan tâm nhiều hơn và nhất là chất lượng. Do đó, ngoài việc tìm kiếm các thị trường mới thì công ty cũng nên quan tâm đến khách hàng trong nước. Mặt khác các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam luôn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước như nhận được nhiều ưu đãi về vốn vay, thuế

thu nhập doanh nghiệp…Và nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ ban hành vào ngày 23/12/2009 vềĐảm bảo an ninh lương thực Quốc gia là vận hội mới cho người sản xuất và kinh doanh lúa gạo.

Việc cung ứng gạo cho người dân gốc Việt ở các nước là một điều cần thiết, và đây là khách hàng đầy tiềm năng. Và điều cần lưu ý hơn là có trên 1,5 triệu người Mỹ gốc Việt tại Mỹ, số lượng Việt kiều tại Mỹ chiếm khoảng một nữa số việt kiều trên thế giới, khoảng một nữa số người này sinh sống tại California. Đây không phải là con số nhỏ nên nếu có thể làm hài lòng các khách hàng này thì đây là một thị trường mà Công ty cần quan tâm nhiều hơn. Chính vì vậy Hoa kỳ là một thị trường mà ta nên thâm nhập vào. Bên cạnh đó, từ việc phân tích các thị trường thì Châu phi cũng là một thị trường tiềm năng với nhu cầu nhập khẩu gạo tăng cao. Nếu như Công ty đáp ứng được về mặt chất lượng thì đây là thị trường đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho Công ty HAUGIANGFOOD.

5.1.2 Thách thức

Chi phí đầu vào có xu hướng tăng cao. Mặc khác giá xăng dầu cũng

đang tăng vọt. Đây là một thách thức lớn trong khi các doanh nghiệp luôn muốn giảm chi phí đầu vào.

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu là một thách thức lớn không dễ vượt qua. Tình trạng nóng lên của trái đất làm nước biển dâng do băng tan ở hai cực, một diện tích không nhỏởđồng bằng sông Cửu Long, cụ thể là Hậu Giang làm cho diện tích sản xuất bị thu hẹp đáng kể. Các đối tượng gây hại trong sản xuất ngày càng diễn biến phức tạp, tính kháng của cây lúa ngày một giảm đi, trong khi sức đề kháng của sinh vật gây hại có chiều hướng tăng. Để đối phó với dịch hại, nông dân chỉ chú trọng phương pháp dùng thuốc hóa học, từ đó, độc chất tích tụ, môi trường ngày càng ô nhiễm, hệ sinh thái đồng ruộng ngày càng mất cân đối, là cơ hội cho dịch hại có điều kiện bộc phát

Bên cạnh sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước thì các doanh nghiệp nước ngoài cũng đáng được quan tâm. Thị trường tiêu thụ lúa gạo sẽ có

sự cạnh tranh khốc liệt vì ngày càng có nhiều nước tham gia xuất khẩu. Campuchia có các điều kiện về tự nhiên, nhân lực, vật lực để trở thành nước xuất khẩu gạo như Việt Nam. Với hơn 80% dân số làm nông nghiệp, Campuchia sản xuất 9,3 triệu tấn lúa, trừ đi lượng tiêu thụ nội địa thì có khoảng 3 triệu tấn gạo xay cho xuất khẩu. Để thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo, chính phủ Campuchia bảo lãnh 50% rủi ro để các ngân hàng thương mại cho vay vốn sản xuất, chế biến và dự trữ gạo. Một đối thủ đáng chú ý khác là Myanmar với sự tăng trưởng mạnh về sản lượng xuất khẩu và mức giá thấp nhất thế giới. Myanmar còn nhanh chóng chen chân vào những thị trường xuất khẩu gạo cao cấp. Về lâu dài, khi sức mạnh Myanmar càng lớn, Công ty cần chiến lược phát triển các loại gạo đặc sản thế mạnh để tạo phân khúc thị

trường có lợi cho mình. Chất lượng gạo phải là yếu tố chính để mở rộng xuất khẩu vào thị trường mới và thị trường khó tính.

5.1.3 Xây dựng ma trận SWOT

SWOT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ hội (O)

1. Việt Nam gia nhập WTO tạo điều

kiện thuận lợi để xuất khẩu. 2. Thị trường nội địa tương đối lớn.

3. Hưởng nhiều chính sách ưu đãi xuất khẩu của nhà nước 4. Nhu cầu gạo của Việt kiều 5. Tỉ giá có xu hướng tăng 6. Tỉnh có chính sách cải tiến chất lượng hạt giống 7. Dịch bệnh có xu hướng giảm 8. Các nước xuất khẩu lớn giảm kế hoạch xuất khẩu trong năm 2014 Đe doạ (T) 1. Đối đầu với đối thủ cạnh tranh ngày một lớn mạnh

2. Yêu cầu ngày càng cao về chất

lượng.

3. Chi phí đầu vào có xu hướng

tăng.

4. Ô nhiễm môi trường dẫn đến

dịch bệnh bộc phát

5. Nguồn nước ngọt ngày càng cạn

kiệt 6. Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới về xuất khẩu gạo thường Điểm mạnh (S) 1. Đội ngũ lao động dồi dào 2. Nền chính trịổn định. 3. Máy móc, KHKT tiên tiến

4. Nguồn nguyên liệu dồi dào

5. Ban lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực.

6. Chủđộng trong việc xuất khẩu trực tiếp 7. Chủng loại xuất khẩu gạo đa dạng S+O S3S4+O1O3O6 Củng cố và phát triển thương hiệu S1S2S7+O1O3O4 Giữ vững thị trường cũ, xâm nhập thị trường mới S5S6+O1O8 Mở rộng kênh phân phối S5S7+O4O8 Chủđộng tìm kiếm khách hàng mới S+T S1S3S4+T1T2

Nâng cao chất lượng hạt gạo S2S5+T3T6

Nâng cao khả năng nắm bắt thông

tin

S6S7+T3T4T5

Thu hút nguồn vốn kinh doanh

Điểm yếu (W)

1. Chất lượng hạt gạo chưa cao 2. Sản lượng xuất khẩu bị bão hòa

3. Phụ thuộc vào giá biến động của thị trường 4. Phương thức thanh toán chưa đa dạng 5. Thị trường xuất khẩu chính chưa ổn định 6. Khả năng dự báo thị trường còn kém

7. Chưa quan tâm nhiều đến phát triển thị trường 8. Chi phí sản xuất tương đối cao

9. Giá cả còn phụ thuộc vào biến động thị trường thế giới

W+O

O1O8+ W2W3W4 - Hỗ trợ người

nông dân trong việc trồng lúa

O2O4+W2W5 - Nâng cao nghiệp vụ,

đa dạng phương thức thanh toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

O1O4O8+W2W7W9- Đẩy mạnh sản

lượng xuất khẩu

O3O5O6O7+W1W6W8 - Nâng cao khả năng dự báo thị trường

W+T

T1T3T6+W1W4

Nâng cao chất lượng hạt gạo

T2T4+W2W3W5 Nâng cao nghiệp

vụ khả năng dựđoán thị trường T3T4T6+W6W8W9

5.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN . 5.2.1 Mục tiêu của Công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần lương thực hậu giang (Trang 72)