Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu quản trị vốn kinh doanh của công ty bảo minh châu (Trang 56)

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: trang bị máy móc tương đối đầy đủ, vận hành tốt.

2013. Việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh của công ty được tiến hành theo định

2.2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.

Bên cạnh những thành tích đạt được, không thể không nhắc tới những hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty như:

- Giá vốn hàng bán và một số khoản chi phí khác như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay đều gia tăng mạnh so với năm 2012 làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cũng như lợi nhuận thu được. Tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng là do trong năm 2012 giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, đây là tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp, của cả nền kinh tế khi mà lạm phát đang tăng cao, giá cả leo thang khó kiểm soát.

- Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng VLĐ 54,62% vào cuối năm 2012 nhưng đến cuối năm 2013 đã giảm còn 48,33% (bộ phận chủ yếu là nguyên vật liệu và thành phẩm) tuy nhiên vẫn có xu hướng gia tăng về số tuyệt đối, chiếm mất một khoản vốn lớn bị ứ đọng hoặc luân chuyển chậm không sử dụng được. Đồng thời lại mất thêm các khoản chi phí để lưu giữ, bảo quản. Khối lượng hàng tồn kho tăng lên làm giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, công ty lại không lập dự phòng dự trữ HTK khi mà nền kinh tế có nhiều biến động và khó khăn như hiện nay.

- Cơ cấu nguồn vốn của công ty mất cân đối, chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn vay chiếm 75,77% và tiếp tục tăng lên 82,1% vào cuối năm 2013, khá cao so với trung bình ngành 56%. Vốn chủ sở hữu ít và giảm 25,95% vào cuối năm 2013 về tỷ trọng, hệ số nợ rất cao nên khả năng tự chủ về tài chính của công ty rất thấp, mức độ an toàn thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó khăn trong công tác tài chính cũng như công tác quản trị vốn kinh doanh.

- Các hệ số thanh toán tương đối thấp, đều nhỏ hơn 1 và hầu hết có xu hướng giảm, đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời giảm 30,56%, công ty có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh của công ty đều khá thấp so với trung bình ngành và các công ty cùng ngành, đáng lưu ý là khả năng thanh toán hiện hành của công ty chỉ đạt 5,9% trong khi trung bình ngành là 149%. Tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lại khá cao, đạt 75,7% trong khi trung bình ngành chỉ đạt 18%, một số công ty cùng ngành lại khá thấp.

- Các khoản phải thu tăng nhanh 84,71% trong khi các khoản phải trả giảm 40,72% làm mất đi một nguồn vốn bổ sung tạm thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm tăng chi phí huy động vốn, chi phí thu hồi nợ cũng như xuất hiện tình trạng nợ xấu, khó đòi.

- Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ của công ty không được tốt, hệ số hao mòn có xu hướng gia tăng (TSCĐ hữu hình tăng 10,2%) làm ảnh hưởng lớn đến năng lực hoạt

động các tài sản của công ty. Hiệu suất sử dụng TSCĐ có xu hướng giảm 6,89% cho thấy công ty quản trị vốn cố định chưa có hiệu quả, hệ số sinh lời rất thấp và giảm qua các năm, chi phí nhiều nhưng lợi nhuận thu được chưa nhiều.

- Công tác quản trị vốn lưu động của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù đã làm tăng số vòng quay của vốn, giảm thời gian luân chuyển vốn nhưng hiệu suất sử dụng vốn cũng như hệ số sinh lời của vốn đều giảm. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VLĐ giảm 34,63%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VLĐ giảm 40,57%.

- Các chỉ tiêu sinh lời của công ty quá nhỏ so với các doanh nghiệp cùng ngành. ROS chỉ đạt 0,049% trong khi trung bình ngành là 6%, ROA đạt 0.098% trong khi trung bình ngành là 9%, đặc biệt ROE trung bình ngành đạt 21% trong khi công ty chỉ đạt 0,474%, quá thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành. Điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty còn quá thấp so với mặt bằng chung của ngành.

Thông qua việc khái quát về thành tựu đạt được cũng như hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong những năm hoạt động vừa qua, trong thời gian tới, công ty phải có những biện pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu quản trị vốn kinh doanh của công ty bảo minh châu (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w