Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu quản trị vốn kinh doanh của công ty bảo minh châu (Trang 30)

- Tình hình biến động TSCĐ: căn cứ vào chênh lệch tuyệt đối và tương

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

nghiệp.

Nhân tố chủ quan.

- Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh: Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế -

kỹ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp.Thông thường một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong ngành thương mại thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng nhanh hơn, vì vậy công tác quản trị vốn kinh doanh cũng có sự khác biệt.

- Trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh: đây là yếu tố vô cùng quan trọng. Để công

tác quản trị vốn kinh doanh được nâng cao đòi hỏi doanh nghiệp phải có bộ máy tổ chức và quản lý sản xuất có trình độ, chuyên môn và có năng lực.

- Cơ cấu nguồn vốn: cơ cấu nguồn vốn mất cân đối giữa VCĐ và VLĐ hay giữa

VCSH và Nợ phải trả đều ảnh hưởng xấu đến công tác quản trị vốn của doanh nghiệp,làm giảm mức độ tự chủ về tài chính, doanh nghiệp dễ gặp rủi ro trong thanh toán. Nếu vay nợ chiếm tỷ trọng quá cao so với VCSH trong cơ cấu nguồn vốn thì doanh nghiệp cần có những biện pháp nhằm thu hút vốn từ các nhà đầu tư

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

vốn kinh doanh (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế

cũng như kêu gọi góp vốn từ các chủ sở hữu, đồng thời phải lập kế hoạch trả nợ hợp lý, theo dõi các khoản nợ đến hạn, tránh nợ xấu.

- Các mối quan hệ của doanh nghiệp: những mối quan hệ này thể hiện trên hai

phương diện là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất kinh doanh, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hành hóa tiêu thụ và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó, nó có ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhân tố khách quan.

- Cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của Nhà nước: Nhà nước tạo ra môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chính sách vĩ mô. Do vậy chỉ cần một sự thay đổi trong chính sách kinh tế của Nhà nước như chính sách giá cả, phương pháp đánh giá tài chính, phương pháp khấu hao tài sản cố định, chính sách thuế,...cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến công tác quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội: Trong điều kiện nền kinh tế cũng như tình hình chính trị xã hội ổn định, vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ được khai thác và quản lý với điều kiện thuận lợi nhất. Trái lại, khi nền kinh tế suy thoái, xảy ra lạm phát, hay chính trị xã hội bất ổn,... đều sẽ ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Sản xuất kinh doanh trì trệ, rủi ro đầu tư cao, tài sản của doanh nghiệp giảm về giá trị,... đều có thể xảy ra với các doanh nghiệp, gây ảnh hưởng lớn đến công tác quản tri vốn kinh doanh.

- Do những rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp

không lường trước được như thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt,... hoặc những rủi ro kinh doanh làm thiệt hại đến vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ: Yếu tố này như một con dao 2

lưỡi bởi khoa học công nghệ luôn thay đổi với tốc độ chóng mặt. Nếu doanh nghiệp kịp thời tiếp cận và đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại thì sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như các chi phí. Tuy nhiên, nếu không kịp thời đổi mới thì bản thân doanh nghiệp không khai thác được vốn kinh doanh hiệu quả dẫn đến làm giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh, gây khó khăn cho công tác quản trị vốn. Khi đó, nguy cơ bị đào thải của doanh nghiệp là rất lớn.

Trên đây là một số nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố còn tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn những giải pháp thích hợp nhằm tăng cường tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp mình.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu quản trị vốn kinh doanh của công ty bảo minh châu (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w