Có thể thấy tình hình tài chính của công ty còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu quản trị vốn kinh doanh của công ty bảo minh châu (Trang 39)

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: trang bị máy móc tương đối đầy đủ, vận hành tốt.

2013có thể thấy tình hình tài chính của công ty còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Các hệ số thanh toán của công ty hầu hết đều nhỏ hơn 1, đặc biệt là hệ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời đều khá nhỏ cho thấy rủi ro trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. So với đầu năm, chỉ có hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng 5,41% so với đầu năm, các hệ số khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán lãi vay khá tốt nhưng lại có xu hướng giảm vào cuối năm, đặc biệt là hệ số khả năng thanh toán tức thời giảm 30,56% do nợ ngắn hạn tăng nhanh gấp nhiều lần so với tiền và tương đương tiền.

- Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản: Nguồn vốn của công ty được hình thành chủ yếu từ nợ phải trả và có xu hướng tăng vào cuối năm 2013 đạt 0,821 tăng 8,3%, trong khi hệ số vốn chủ sở hữu chỉ đạt 0,179 và có xu hướng giảm so với thời điểm đầu năm. Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn khá cao đạt 0,619 và có xu hướng tăng vào cuối năm, chủ yếu là đầu tư vào hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn. Qua đó cho thấy, mức độ tự chủ về tài chính của công ty tương đối thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Nhóm chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động: Vòng quay vốn lưu động và vốn kinh doanh cuối năm so với đầu năm đều có xu hướng tăng nhẹ. Đây cũng chính là kết quả của công tác quản trị vốn có hiệu quả của doanh nghiệp.

- Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời: Các hệ số sinh lời đều rất thấp, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và vốn kinh doanh, do lợi nhuận sau thuế quá nhỏ. So với đầu năm, tất cả các hệ số này đều có xu hướng giảm nhẹ vào cuối năm cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh chưa được tốt.

Nhìn chung tình hình tài chính của công ty năm 2013 chưa được tốt, lợi nhuận đạt được khá nhỏ so với tổng doanh thu, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cao, khả năng tự chủ về tài chính của công ty tương đối thấp. Trong tình hình nền kinh tế như hiện nay, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao sẽ khiến công ty dễ gặp phải rủi ro cũng như mất khả năng thanh toán.

2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Bảo Châu trong thời gian qua. thương mại Bảo Châu trong thời gian qua.

2.2.1. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Bảo Châu. TNHH sản xuất và thương mại Bảo Châu.

Căn cứ vào Bảng 2.3: Khái quát tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn

kinh doanh năm 2013 có thể thấy, tổng tài sản của công ty đã tăng lên rõ rệt qua

các năm hoạt động. Cuối năm 2012 đạt khoảng 37.480 triệu đồng thì đến cuối năm 2013 đã tăng lên 50.768 triệu đồng, tức là tăng khoảng 13.288 triệu đồng, tương ứng tăng 35,45%.

Trong cơ cấu tổng tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, có sự gia tăng cả về số tiền và tỷ trọng trong khi tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty là chủ yếu trong lĩnh vực thương mại nên cần đầu tư chủ yếu vào các tài sản ngắn hạn để đẩy nhanh tốc độ quay vòng của vốn.

Cuối năm 2012, tài sản ngắn hạn của công ty tăng khá mạnh 8.315 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 35,82%) nhưng tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản chỉ tăng nhẹ so với cuối năm 2012 ( tỷ trọng TSNH cuối năm 2012 là 61,95%, cuối năm 2013 là 62,11%, tăng 0,17%). Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng của các khoản phải thu ngắn hạn (đặc biệt là phải thu của khách hàng) và tăng dự trữ hàng tồn kho.

So với đầu năm, cuối năm 2013 tài sản dài hạn của công ty tăng khá mạnh 4.973 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 34,87% nhưng tỷ trọng trong tổng tài sản lại có sự giảm nhẹ (tỷ trọng TSDH đầu năm là 38,05%, cuối năm là 37,89%, giảm 0,17%). Nguyên nhân là do sự giảm sút về mặt giá trị của các tài sản cố định hữu hình, chủ yếu là máy móc thiết bị.

Nhìn chung, vốn kinh doanh của công ty cuối năm 2013 tăng lên đáng kể so với đầu năm chứng tỏ công ty đang tích cực mở rộng quy mô kinh doanh. Mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa chấm dứt nhưng công ty vẫn là ăn có lãi và có khả năng mở rộng kinh doanh là một dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên nguồn vốn của công ty chủ yếu được hình thành từ nợ phải trả hay nợ ngắn hạn chiếm 75,77% trong cơ cấu nguồn vốn và có xu hướng tăng vào cuối

năm cả về số tiền và tỷ lệ (cuối năm đạt 82,06%, tăng 46,69% trong cơ cấu nguồn vốn, nguyên nhân là do sự gia tăng trong vay nợ và thuế phải nộp nhà nước), trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ đạt khoảng 9.082 triệu đồng tại thời điểm đầu năm, chiếm 24,23% và có xu hướng tăng nhẹ vào cuối năm ( tăng 0,31%) nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của nợ phải trả nên tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn giảm 6,29%. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của vốn chủ sở hữu là do vốn tích lũy từ lợi nhuận dùng để tái đầu tư tăng lên.

Qua đó cho thấy nguồn vốn tài trợ của công ty không an toàn chủ yếu là vốn vay, mức độ tự chủ về tài chính của công ty còn quá thấp, dễ gặp phải rủi ro. Trong thời gian tới, công ty cần tìm cách gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách như kêu gọi cổ đông góp thêm vốn, liên doanh liên kết hay tăng lợi nhuận tích lũy để lại tái đầu tư, đồng thời trả bớt các khoản nợ và lập kế hoạch theo dõi các khoản nợ, trả nợ đúng hạn, tránh nợ xấu. Ngoài ra, công ty cần chú trọng vấn đề quản lý các khoản công nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng quá nhiều như hiện nay.

2.2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Bảo Châu. thương mại Bảo Châu.

2.2.2.1. Về tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh.

Để đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh trước hết chúng ta phân tích việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh của công ty trong 2 năm 2012 và 2013 qua Bảng 2.4: Xác định nhu cầu vốn lưu động bình quân năm 2012,

Một phần của tài liệu quản trị vốn kinh doanh của công ty bảo minh châu (Trang 39)