Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng trung và dài hạn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 70)

Qua quá trình phân tích, tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Cần Thơ, ta có thể nhìn rõ được mặt tốt và mặt hạn chế của NH trong những năm vừa qua, để có thể đưa ra được các giải pháp thích hợp nhằm đáp đáp ứng tốt nhu cầu của KH cũng như nâng cao được hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NH.

Mở rộng tín dụng trung và dài hạn.

- Cho vay nhóm KH cá nhân có thể gặp nhiều rủi ro, do đó các chuyên viên KH nên tăng cường đánh giá lựa chọn KH trước khi cho vay nhất là khi cho vay có đảm bảo bằng tài sản thế chấp, NH nên lựa chọn những KH có tài sản đảm bảo có giá trị cao, thông dụng, dễ phát mãi. Chuyên viên KH phải linh hoạt, chủ động trong việc định giá tài sản, phòng ngừa yếu tố biến động của thị trường trong tương lai. Để làm tốt như thế, Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, nâng cao chuyên môn cho các cán bộ, nhân viên.

- Giữ mối quan hệ tốt và lâu dài với KH truyền thống. Ngoài ra cũng cần tập trung cấp vốn cho các thành phần kinh tế khác nhau. Chú trọng việc cho vay các doanh nghiệp vừu và nhỏ, những hộ buôn bán nhỏ lẻ, giúp phát triển các ngành nghề thứ yếu, tạo cơ hội tăng thêm thu nhập cho người dân.

- Trong tình hình kinh tế còn khó khăn hiện nay, rủi ro cấp tín dụng đối với mảng cho vay còn khá lớn. Các Doanh nghiệp tốt thì nhiều tổ chức tín dụng đua nhau cạnh tranh để lôi kéo. Do đó, việc cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng tăng tỷ trọng cho vay phân tán là phù hợp với xu thế và đặc điểm thị trường tại địa bàn của Sacombank – Chi nhánh Cần Thơ.

- Xu thế tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng năm 2014 là chú trọng cho vay phân tán, bao gồm các mảng cho vay: tiêu dùng (mua sắm đồ dùng gia đình – sinh hoạt gia đình, nhận chuyển nhượng đất ở, mua nhà ở, sửa chữa nhà ở), cho vay tiêu dùng đối với Cán bộ nhân viên (các đơn vị ngành Giáo dục, Y tế, cơ quan ban ngành hưởng lương từ Ngân sách nhà nước), cho vay phục vụ Phát triển kinh tế gia đình và Nông nghiệp tổng hợp. Từ năm 2013, các tổ chức tín dụng từ NH Quốc doanh cho đến TMCP quy mô lớn hay nhỏ đều chuyển sang mô hình bán lẻ. Điều đó giúp việc tăng trưởng tín dụng không tập trung vào một số ngành nghề nào mà đa dạng, hạn chế được việc biến động mạnh khi tình hình thị trường biến động, rủi ro được phân tán.

- Tiếp tục phát triển hệ KH cán bộ công nhân viên: khai thác từ các Đơn vị hiện hữu và mở rộng đối với các đơn vị liên kết mới. Đối với mảng cho vay này, ngoài việc tiếp thị KH tại các khu dân cư, tuyến đường (cho vay có tài sản đảm bảo nguồn trả nợ từ kinh doanh) thì NH sẽ tập trung tiếp cận KH là các Ban lãnh đạo, Cán bộ công nhân viên chức tại các Công ty, cơ quan ban ngành kinh doanh ổn định, thu nhập từ mức khá trở lên trong các ngành nghề như Điện lực, xăng dầu, Cơ quan Công An, UBND Quận/TP và các cơ quan trực thuộc, cấp thoát nước, y tế, giáo dục (gọi chung là cho vay có tài sản đảm bảo, nguồn trả nợ từ lương).

- Phân chia địa bàn tiếp thị cụ thể theo Phường/tuyến đường cho từng chuyên viên KH. Chuyên viên KH tiến hành khảo sát địa bàn theo khu dân cư, theo tuyến đường, hoặc theo ngành nghề trước khi bắt đầu tiếp thị. Chú trọng các khu dân cư đang phát triển, nhiều nhà ở đang/sắp xây dựng, các khu dân cư có mức sống khá trở lên, các nơi tập trung nhiều cửa hàng, hộ kinh doanh các mặt hàng nhu yếu phẩm, vật dụng gia đình,…

- Sau khi nhận hồ sơ vay từ KH, Đơn vị liên kết, hoàn tất thẩm định, hồ sơ vay cho KH trong 2 – 3 ngày làm việc. Đặc biệt giữ lời hứa đối với KH, tạo sự nhanh chóng, đơn giản. Vì đối với việc tiếp cận theo khu dân cư, các Đơn vị liên kết, cơ quan thì một phàn nàn không tốt sẽ được truyền tai nhau rất nhanh chóng.

- Thiết lập mối quan hệ tốt và thông tin xuyên xuốt với các Công ty môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản để giới thiệu cho Sacombank – Chi nhánh Cần Thơ các cá nhân có nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn sang nhượng đất ở/nhà ở.

- Mở rộng hệ KH thông qua hệ thống phân phối ở các ngành chủ lực tại địa bàn là vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng, thức ăn gia súc, thủy sản,…

- Triển khai Chương trình thi đua nội bộ để tăng trưởng dư nợ (có khen thưởng, nhắc nhở).

Tăng cường công tác ngăn chặn và kiểm soát rủi ro.

- Quan tâm công tác quản lý rủi ro trong hoạt động, nhất là rủi ro từ con người, rủi ro hệ thống công nghệ thông tin, rủi ro trong thanh toán, chú trọng công tác quản lý rủi ro tại các Phòng giao dịch trực thuộc nhằm đảm bảo từng cán bộ nhân viên hiểu và nhận thức đầy đủ, có trách nhiệm trong công tác kiểm soát rủi ro.

- Thường xuyên công tác bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, nhận thức và kỹ năng tác nghiệp của cán bộ nhân viên cũng như mỗi nhân viên đều phải có tâmhuyết với NH.

- Tuân thủ đúng quy định của NH trong quá trình cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 70)