Doanh số cho vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 45)

4.3.1.1 Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng

Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn theo nhóm KH nhằm xác định cơ cấu tín dụng theo đối tượng KH tại NH trong thời gian qua, đối tượng KH nào có nhu cầu vay vốn nhiều hơn, thấp hơn. Qua đó, NH có thể cơ cấu lại, đề ra những biện pháp thích hợp nhằm cấp tín dụng đồng đều giữa các thành phần, tạo cân bằng cho nền kinh tế và để phân tán rủi ro khi cấp tín dụng cho KH, tìm ra những KH tiềm năng chưa cấp tín dụng để tăng doanh số cho vay trung và dài hạn, cùng tìm hiểu doanh số cho vay theo đối tượng KH qua bảng số liệu sau:

Đối với khách hàng là Doanh nghiệp

Doanh số cho vay của nhóm KH Doanh nghiệp có xu hướng giảm qua các năm. Doanh số cho vay giảm mạnh từ năm 2012 qua năm 2013 (giảm 34,26% tương ứng 43.217 triệu đồng) là do thời kỳ này, hầu hết các doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, khiến cho việc kinh doanh gặp nhiều trở ngại, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện của NH để có thể vay vốn hoặc thu hẹp quy mô hoạt động.

Bảng 4.3 Doanh số cho vay trung và dài theo đối tượng KH tại Sacombank – Chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Chênh lệch 6T/2014-6T/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Cá nhân 204.247 234.242 168.340 161.685 168.273 29.995 14.69 (65.902) (28.13) 6.588 4.07 Doanh nghiệp 136.164 126.130 82.913 69.293 72.117 (10.034) (7.37) (43.217) (34.26) 2.824 4.07 Tổng 340.411 360.372 251.253 230.978 240.390 19.961 5.86 (109.119) (30.28) 9.412 4.07

Đối với khách hàng là Cá nhân

Đối với KH cá nhân, năm 2012 doanh số cho vay là 234.242 triệu đồng tăng 29.995 triệu đồng tương ứng 14,69% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số giảm xuống 168.340 triệu đồng giảm 65.902 triệu đồng tương ứng 28,13% so với năm 2012. Đối tượng cho vay của đối tượng KH này chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể và Cá nhân vay với mục đích chăn nuôi và trồng trọt, vay tiêu dùng phục vụ đời sống. Có thể nhận thấy, doanh số cho vay của đối tượng KH này thay đổi không nhiều qua các năm, do ít bị ảnh hưởng từ nền kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ cá thể có hoạt động kinh doanh ổn định, các đối tượng cán bộ nhân viên có thu nhập ổn định từ lương nên có thể dễ dàng vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. Mặt khác, đây là đối tượng KH có tính ổn định nên NH đã chuyển hướng tập trung đẩy mạnh cho vay ở hệ KH này, kể cả đưa ra nhiều gói ưu đãi cho vay, điều đó đã giúp doanh số cho vay tăng trưởng tốt ở năm 2013 và năm 2014.

4.2.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương, cùng với chiến lược phát triển kinh doanh của mình, Sacombank – Chi nhánh Cần Thơ phát triển mạnh hoạt động tín dụng tại các vùng kinh tế trọng điểm. Cơ cấu đầu tư được xác định dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà. Vì vậy, cơ cấu cho vay rất đa dạng như: chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng, công nghiệp, thương nghiệp,... Từ các mục đích sử dụng vốn khác nhau đã góp phần tăng trưởng nền kinh tế qua các ngành nghề sản xuất kinh doanh làm cho đời sống của người dân được cải thiện. Trong những năm qua doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Sacombank - Chi nhánh Cần Thơ có nhiều biến động, cụ thể được thể hiện ở bảng 4.4 sau.

Đối với ngành thủy sản

Bảng số liệu 4.4 dưới cho thấy doanh số cho vay đối với ngành Thủy sản giảm dần qua từng năm. Đặc biệt giảm mạnh từ năm 2011 sang năm 2012, năm 2012 doanh số cho vay là 89.336 triệu đồng giảm 43.424 triệu đồng tương ứng 32,71% so với năm 2011. Bước sang năm 2013 doanh số cho vay tiếp tục giảm nhẹ còn 70.351 triệu đồng, giảm 18.985 triệu đồng tương ứng 21,25% so với năm 2012. Và 6 tháng đầu năm 2014 so với năm thời điểm cùng kỳ năm trước có gia tăng nhưng không đáng kể, từ 69.293 triệu đồng lên 69.713 triệu đồng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng chung của tình hình xuất khẩu cá tra, từ Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An nên nhiều Doanh nghiệp thu hẹp quy mô hoặc phá sản, làm cho đầu ra của các hộ nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn, giá thủy sản rớt liên tục, gây nhiều tổn thất và thiệt hại

cho các hộ nuôi trồng. Vì vậy, để hạn chế rủi ro, NH đã thu nợ dần hệ KH này và giảm dần việc cấp vốn kinh doanh.

Đối với ngành nông nghiệp

Trong những năm vừa qua, doanh số cho vay ngành nông nghiệp có nhiều thay đổi, từ năm 2011 qua năm 2012 gia tăng ở mức 17,55% nhưng đến năm 2013 giảm 37,21% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân doanh số cho vay giảm là do một số hộ kinh doanh sản xuất không hiệu quả nên chuyển sang đầu tư kinh doanh ở lĩnh vực khác. Trong những năm gần đây, trên địa bàn xuất hiện một số dịch bệnh, thời tiết xấu, làm ảnh hưởng đến cây trồng, nhất là cây lúa và cây cam, làm sản lượng thu hoạch giảm, dẫn đến nhiều hộ ngại vay vốn để mở rộng kinh doanh, nên doanh số cho vay trung và dài hạn đối với ngành nông nghiệp có nhiều biến động.

Đối với ngành thương mại, dịch vụ

Tiếp theo là ngành thương mại dịch vụ. Sự tăng giảm doanh số cho vay từ ngành này, do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình chung của nền kinh tế. Năm 2013, doanh số cho vay ngành thương mại dịch vụ giảm mạnh từ 60.460 triệu đồng năm 2012 xuống còn 33.668 triệu đồng, giảm 44,31%. Năm 2013, lạm phát tăng cao, người dân giảm chi tiêu, chuyển sang tiết kiệm, dẫn đến doanh số cho vay với ngành Thương mại dịch vụ tiếp tục giảm rõ rệt. Khi kinh tế ổn định, phát triển, thì nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cũng tăng theo. Do đó, so với 6 tháng đầu năm 2013, thì 6 tháng đầu năm 2014 có gia tăng nhẹ trở lại.

Đối với các ngành khác

Ngoài các lĩnh vực cho vay trọng điểm thì NH còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân viên, xuất khẩu lao động, cho vay du học,… Đây là lĩnh vực mới phát triển trong những năm gần đây, tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng lại có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong doanh số cho vay, đặc biệt là từ năm 2011 qua năm 2012 tăng 46.876 triệu đồng tương ứng 98,35%, do các chính sách hỗ trợ kinh doanh từ Chính phủ, cộng thêm sự chuyển dịch theo đối tượng KH Cá nhân là chủ yếu nên doanh số cho vay ngành này tập trung nhiều ở mảng cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà, mua xe, cho vay cán bộ công nhân viên tăng cao. Từ đó, nhu cầu vốn của ngành gia tăng theo làm tăng doanh số cho vay ở ngành này. Tuy nhiên, do biến động từ nền kinh tế năm 2012 và tiếp tục ở năm 2013, việc kinh doanh không còn hiệu quả như trước do nền kinh tế nhiều bất ổn và các chính sách hạn chế cho vay của NH, dẫn đến nhu cầu vốn giảm, cụ thể giảm 20.166 triệu đồng tương ứng 21,33% so với năm 2012.

Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại Sacombank – Chi nhánh Cần Thơ từ nằm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Chênh lệch 6T/2014-6T/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngành thủy sản 132.760 89.336 70.351 69.293 69.713 (43.424) (32.71) (18.985) (21.25) 420 0.61 Ngành nông nghiệp 98.719 116.040 72.863 73.890 93.752 17.321 17.55 (43.176) (37.21) 19.862 26.88 Ngành thương mại, dịch vụ 61.271 60.460 33.668 30.951 32.332 (811) (1.32) (26.792) (44.31) 1.381 4.46 Ngành khác 47.661 94.537 74.371 56.844 44.592 46.876 98.35 (20.166) (21.33) (12.251) (21.55) Tổng 340.411 360.372 251.253 230.978 240.390 19.961 5.86 (109.119) (30.28) 9.412 4.07

Nhìn lại qua 3 năm, doanh số cho vay đối với mỗi ngành nghề đều khác nhau, có nhiều biến động, tất cả các ngành đều bị ảnh hưởng chung từ nên kinh tế bất ổn. Qua đây cho ta thấy, Sacombank - Chi nhánh Cần Thơ đang cho vay đa dạng các ngành nghề, chứ không tập trung cho vay quá nhiều ở một ngành nào đó, điều này giúp NH phân tán được nhiều rủi ro hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 45)