Trong hoạt động kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho toàn bộ nền kinh tế và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NH có hiệu quả, các NHTM phải chủ động tạo lập được nguồn vốn, đồng thời phải sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất. Nếu vốn huy động không đủ để cho vay thì Chi nhánh đề xuất lên Hội sở xin cung cấp thêm vốn điều chuyển nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu cho KH. Tuy nhiên, do lãi suất điều chuyển luôn cao hơn lãi suất huy động nên Chi nhánh cần hạn chế khoản vốn này, nhằm đem lại hiểu quả kinh doanh cho Chi nhánh.
4.1.1.1 Vốn huy động
Qua bảng 4.1 sau ta thấy vốn huy động liên tục biến động qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 nguồn vốn huy động là 1.203.431 triệu đồng chiếm 80,48% trong tổng nguồn vốn, năm 2012 nguồn vốn này giảm xuống còn 1.057.369 triệu đồng tức là giảm 146.062 triệu đồng tương ứng với 12,14% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 71,91% trong cơ cấu nguồn vốn. Nguồn vốn này có sự sụt giảm là do trong 2 quý đầu năm 2011, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tiếp tăng tạo sức ép lên lãi suất và nguồn vốn huy động bằng tiền đồng sụt giảm so với tiết kiệm ngoại tệ, kèm theo Chỉ thị 02/2011/CT-NHNN ban hành ngày 07/9/2011 về việc đưa lãi suất tiết kiệm về mức trần quy định 14%/năm, cộng thêm sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, những sự kiện trên đã khiến dòng tiền tiết kiệm từ dân cư giảm, nhưng tỷ trọng nguồn vốn huy động vẫn duy trì ở mức cao trên tổng nguồn vốn là do NH đã có công tác huy động vốn hợp lý và phù hợp tại thời điểm đó.
Đến năm 2013, nguồn vốn huy động là 1.340.333 triệu đồng tăng 282.964 triệu đồng tương ứng tăng 26,76% so với năm 2012. Năm 2012 nền kinh tế tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới. Suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm, tình trạng bất động sản vẫn đóng băng. Tỷ lệ nợ xấu NH ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất,
dừng hoạt động hoặc giải thể. Hiểu được những bất ổn của nền kinh tế và nắm bắt được mức độ cạnh tranh huy động giảm, trong thời gian này Chi nhánh tăng cường huy động tiền gửi nhỏ lẻ trong dân cư, và tiền gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn hàng đầu của người dân. Do đó, nguồn vốn huy động của NH gia tăng. Tiếp tục bước phát triển vào năm 2014, kết quả 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, vốn huy động có giảm nhẹ từ 1.371.265 triệu đồng xuống còn 1.269.813 triệu đồng.
4.1.1.2 Vốn điều chuyển
Hầu hết các NHTM nếu chỉ sử dụng lượng vốn huy động, đặc biệt là cho vay thì không thể đáp ứng hầu hết nhu cầu về vốn của KH. Vì thế, vốn điều chuyển có một vai trò thiết yếu trong vận hành hoạt động của NH. Vốn điều chuyển tăng giảm là do nhu cầu vốn trên địa bàn và khả năng huy động vốn của NH. Tuy nhiên nếu công tác huy động vốn đa số dựa vào nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên thì điều này không tốt, vì nó sẽ làm giảm tính chủ động trong hoạt động của NH trong việc cho vay vốn. Sacombank - Chi nhánh Cần Thơ đã làm tốt được điều này nhưng vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong những năm trước, nguyên nhân không phải do lãi suất huy động của NH không hấp dẫn mà là vì trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có rất nhiều NH đang hoạt động, cạnh tranh rất gay gắt làm cho nguồn vốn huy động không đáp ứng được nhu cầu về vốn rất lớn của KH.
Vốn điều chuyển qua các năm tăng giảm thất thường. Năm 2012, vốn điều chuyển của NH là 386.599 triệu đồng chiếm 26,29% tổng nguồn vốn và tăng 124.387 triệu đồng tương ứng 47,44% so với năm 2011 vốn điều chuyển là 262.212 triệu đồng. Và sang năm 2013, vốn điều chuyển là 37.937 triệu đồng, giảm 348.662 triệu đồng ứng với 90,19% so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 cũng giảm 20.548 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân tình hình vốn điều chuyển giảm mạnh như thế chủ yếu là do nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động phức tạp, các ngành nghề bị ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp hoạt động trì trệ, ngưng hoạt động và phá sản, một số khác thu hẹp quy mô hoạt động và không có nhu cầu vay lại, từ những nguyên nhân trên, các doanh nghiệp không đủ điều kiện để vay vốn, bên cạnh đó nguồn vốn huy động năm 2013 cũng gia tăng, có thể đáp ứng nhu cầu của KH nên nguồn vốn điều chuyển của Chi nhánh giảm mạnh so với hai năm trước đó.
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của Sacombank - Chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Chênh lệch 6T/2014-6T/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I.Vốn huy động 1.203.431 1.057.369 1.340.333 1.371.265 1.269.813 (146.062) (12,14) 282.964 26,76 (101.452) (7,4) Ngắn hạn 724.198 855.959 1.151.120 1.178.551 1.072.618 131.761 18,19 295.161 34,48 (105.933) (8,99) Trung và dài hạn 479.233 201.410 189.213 192.714 197.195 (277.823) (57,97) (12.197) (6,06) 4.481 2.33 II. Vốn điều chuyển 262.212 386.599 37.937 99.550 79.002 124.387 47,44 (348.662) (90,19) (20.548) (20,64) III. Vốn khác 29.630 26.510 34.386 31.937 44.602 (3.120) (10,53) 7.876 29,71 12.665 39,66 Tổng nguồn vốn 1.495.273 1.470.478 1.412.656 1.502.752 1.393.417 (24.795) (1,66) (57.822) (3,93) (109.335) (7,28)
4.1.1.3 Vốn khác
Năm 2012 giảm so với năm 2011, nhưng năm 2013 tăng trở lại so với năm 2012. Cụ thể là năm 2012 giảm 3.120 triệu đồng tương ứng 10,53%. Năm 2013 tăng 7.876 triệu đồng tương ứng 29,71%. 6 tháng năm 2014 tăng 12.665 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Nguồn vốn này hiện tại chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng nguồn vốn mà NH huy động được. Nguồn vốn này bao gồm vốn ủy thác từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tại địa phương, đây là nguồn vốn có mức chi phí mua vốn thấp trong năm 2013, Chi nhánh tận dụng nguồn vốn này để cho vay nhằm gia tăng hiệu quả nên nguồn vốn này có xu hướng tăng lên.