Nợ xấu trung và dài hạn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 59)

4.3.4.1 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng

Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của NH đã bị rủi ro. Vì vậy, NH cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu, từ đó đưa ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn cho NH.

Đối với khách hàng là Doanh nghiệp

Nợ xấu đối với thành phần các doanh nghiệp chiểm tỷ trọng khá cao khoảng từ 30% - 40% trong tổng nợ xấu trung và dài hạn. Nợ xấu thành phần này có sự tăng lên đột biết, cần chú ý vào năm 2013, tăng hơn 100% so với năm 2012, lý giải cho điều này là từ nền kinh tế khủng hoảng, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, dẫn đến ứ đọng, hàng tồn kho ở các doanh nghiệp tăng, làm cho việc trả nợ NH trì trệ, nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ và bị phá sản.

Đối với khách hàng là Cá nhân

Đối với các Cá nhân, nợ xấu qua các năm cũng biến động và giống như Doanh nghiệp, nhóm KH cá nhân cũng gia tăng mạnh vào năm 2013, tăng 119,28% so với năm 2012. Trước tình hình kinh tế như thế, nợ xấu gia tăng là điều khó tránh khỏi nhưng NH đã kịp thời nắm bắt tình hình và có những chính sách hợp lý về thắt chặt và quản lý tín dụng để có thể hạn chế và xử lý nợ xấu một cách hợp lý và an toàn nhất.

Bảng 4.9 Nợ xấu theo đối tượng KH tại Sacombank – Chi nhánh Cần Thơ từ nằm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Chênh lệch 6T/2014-6T/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Cá nhân 927 1.271 2.787 3.121 2.958 344 37,11 1.516 119,28 (163) (5,23) Doanh nghiệp 618 685 1.372 1.338 1.268 67 10,84 687 100,29 (70) (5,23) Tổng 1.545 1.956 4.159 4.459 4.226 411 26,60 2.203 112,63 (233) (5,60)

4.3.4.1 Nợ xấu theo ngành kinh tế

Qua phân tích nợ xấu trung và dài hạn theo đối tượng KH, thấy được nợ xấu tập trung ở nhóm KH cá nhân vì Sacombank đang chuyển dịch định hướng sang mảng cá nhân nhỏ lẻ. Nếu chỉ phân tích nợ tình hình xấu theo đối tượng KH thì không thể nào biết thực sự nợ xấu tập trung chủ yếu ở ngành nghề nào, cùng tìm hiểu rõ hơn qua bảng 4.10 sau:

Đối với ngành thủy sản

Nợ xấu ngành thủy sản có giảm nhiều ở năm 2012, từ 491 triệu đồng năm 2011 xuống còn 182 triệu đồng (giảm 309 triệu đồng tương ứng 62,93%) ở cùng kỳ năm sau và tăng nhẹ trở lại vào năm 2013 ở mức 204 triệu đồng. Nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng chung của tình hình xuất khẩu cá tra nên các doanh nghiệp cũng như các hộ nuôi trồng thủy sản gặp không ít khó khăn trong hoạt động trả lãi vay và nợ gốc cho NH. Mặt khác, nhờ chính sách hạn chế cho vay và đẩy mạnh thu nợ đối với ngành này mà NH áp dụng suốt thời gian qua nên nợ xấu dù có tăng trở lại vào năm 2013 nhưng con số gia tăng này là không đáng kể và nợ xấu vẫn ở mức thấp, gây tổn thất không nhiều đến hoạt động của NH.

Đối với ngành nông nghiệp

Năm 2012 nợ xấu của ngành Nông nghiệp là 225 triệu đồng tăng 213 triệu đồng tương ứng 1.775% so với năm 2011 là 12 triệu đồng, đến năm 2013 là 985 triệu đồng tăng 760 triệu đồng tương ứng 337,78% so với năm 2012. Nguyên nhân nợ xấu tăng cao như thế là do khi đến mùa thu hoạch người nông dân không tìm được đầu ra cho sản phẩm, giá cả bấp bênh không ổn định, nên bị ép giá, nhiều hộ không đủ điều kiện để tồn trữ chờ giá tăng nên đã bán tháo với giá rẻ. Người nuôi trồng thì phải chịu các khoản lỗ khá cao do giá nguyên liệu, thuốc, con giống tăng cao. Trước tình hình khó khăn như thế, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh điêu đứng, làm ăn thua lỗ, dẫn đến các khoản nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng. Qua đó, NH cần chú ý hơn khi cho vay trong lĩnh vực này, lựa chọn những KH có uy tín, tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra giám sát và đôn đốc KH trả nợ đúng hạn để hạn chế nợ xấu giảm xuống ở mức thấp nhất.

Bảng 4.10 Nợ xấu theo ngành kinh tế tại Sacombank – Chi nhánh Cần Thơ từ nằm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Chênh lệch 6T/2014-6T/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngành thủy sản 491 182 204 251 204 (309) (62,93) 22 12,09 (47) (18,73) Ngành nông nghiệp 12 225 985 998 920 213 1.775 760 337,78 (78) (7,82) Ngành thương mại, dịch vụ 834 735 2.645 2.880 2.764 (99) (11,87) 1.910 259,86 (116) (4,03) Ngành khác 208 814 325 330 338 606 291,35 (489) (60,07) 8 2,42 Tổng 1.545 1.956 4.159 4.459 4.226 411 26,60 2.203 112,63 (233) (5,60)

Đối với ngành Thương mại dịch vụ

Nợ xấu ngành Thương mại dịch vụ năm 2012 là 735 triệu đồng, giảm 99 triệu đồng tương ứng 13,47% so với năm 2011 là 834 triệu đồng. Nguyên nhân nợ xấu giảm xuống như thế là do các chuyên viên KH nhận thấy và rút được bài học từ nợ xấu những năm trước nên có những biện pháp theo dõi, giám sát món vay và đẩy mạnh công tác thu hồi nợ nên nợ xấu có xu hương giảm. Đến năm 2013 nợ xấu bất ngờ tăng vọt lên mức 2.645 triệu đồng, tăng 1.910 triệu đồng, tương ứng 259,86%. Nợ xấu tập trung chủ yếu ở các ngành nghề: kinh doanh mua bán bất động sản, buôn bán lẻ và sửa chữa ôtô xe máy, vận tải kho bãi và xây dựng. Giai đoạn trước khi khủng hoảng, nền kinh tế tăng trưởng nóng, khiến nhu cầu vay tập trung vào lĩnh vực kinh doanh mua bán bất động sản và chứng khoán, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận vốn vay, cùng với các doanh nghiệp mặc dù kinh doanh khó khăn, vẫn có thể dễ dàng tiếp cận vốn vay từ NH, do quá trình thẩm định quá dễ dãi, đến khi giá bất động sản tăng cao, không thể bán được, hàng tồn kho ở các nhà máy, xí nghiệp ngày một lớn, từ đó dẫn đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp không thể trả nợ cho NH, làm cho nợ xấu tăng đột biến.

Đối với ngành khác

Nợ xấu về cho vay ở các ngành khác có nhiều biến động, cụ thể năm 2012 là 814 triệu đồng, tăng 606 triệu đồng tương ứng 291,35% so với năm 2011 là 208 triệu đồng. Năm 2013 giảm xuống còn 325 triệu đồng, giảm 489 triệu đồng tương ứng 60,07% so với năm 2012. Nguyên nhân nợ xấu tăng cao như thế là từ các công ty xăng dầu, thuốc, tiêu dùng,… Trước tình hình khó khăn như thế, giá cả leo thang, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh điêu đứng làm ăn thua lỗ, dẫn đến các khoản nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng. Mặt khác, do NH cho vay tín chấp đối với các cán bộ công nhân viên nên khi chính sách cắt giảm nhân viên được các doanh nghiệp áp dụng triệt để cũng làm gia tăng nợ xấu cho NH. Qua đó, NH cần chú ý hơn khi cho vay trong lĩnh vực này, lựa chọn những KH uy tín, tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra giám sát và đôn đốc KH trả nợ đúng hạn để tỷ lệ nợ xấu giảm xuống ở mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 59)