KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 38)

4.2.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dƣới hình thức tiền mặt và chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trƣởng của doanh số cho vay thể hiện sự tăng trƣởng quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung doanh số cho vay của ngân hàng trong thời gian qua có sự biến động. Sau đây là những phân tích cụ thể về doanh số cho vay của ngân hàng.

Việc phân chia doanh số cho vay theo đối tƣợng khách hàng giúp cho ngân hàng dễ dàng quản lý khách hàng có nhu cầu về vốn cũng nhƣ cách tiếp cận, chăm sóc khác nhau giúp cho ngân hàng hiểu đƣợc đặc điểm từng nhóm khách hàng cụ thể, xác định khách hàng mục tiêu, cũng nhƣ khách hàng tiềm năng để phát triển. Và để thấy rõ hơn tình hình cho vay của ngân hàng ta xem xét bảng số liệu qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ở bảng 4.3 và 4.4 dƣới đây.

Bảng 4.3: Doanh số cho vay qua 3 năm 2011 đến 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm Chênh lệch Chênh lệch

2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012

Số tiền lệ(%) Tỷ Số tiền lệ(%) Tỷ Số Tiền lệ(%) Tỷ Số tiền lệ(%) Tỷ Số tiền lệ(%) Tỷ

Tổ chức 4.010.252 91,07 6.268.928 92,78 3.788.181 90,34 2.258.676 56.32 (2.480.747) (39,57) Cá nhân 393.254 8,93 488.075 7,22 404.961 9,66 94.821 24,11 (83.114) (17,03)

Tổng 4,403,506 100 6.757.003 100 4.193.142 100 2.353.497 53,45 (2.563.861) (37,94)

Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Hậu Giang

Bảng 4.4: Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Hậu Giang

Chỉ Tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 2014-2013

Số tiền lệ(%) Tỷ Số Tiền lệ(%) Tỷ Số tiền lệ(%) Tỷ

Tổ chức 1.039.815 92,28 2.358.558 97,92 1.318.743 126,82 Cá nhân 87.029 7,72 50.054 2,08 (36.975) (42,49)

 Đối với doanh nghiệp

Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp có sự tăng giảm qua các năm. Nguyên nhân là do năm 2012 các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu về vốn dùng vào mục đích bổ sung vốn kinh doanh, đầu tƣ vào tài sản cố định, mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện vận tải, nguyên liệu đầu vào… Tuy nhiên, lƣợng doanh nghiệp ngân hàng tiếp cận còn ít, đồng thời các dịch vụ của ngân hàng dành cho đối tƣợng này còn yếu, chƣa đáp ứng đủ nhu cầu cho doanh nghiệp, nến đến năm 2013 doanh số cho vay giảm 39,57% so với cùng kỳ năm trƣớc, bên cạnh đó do năm 2013 Ngân hàng tập trung vào công tác thu hồi nợ nên một phần làm doanh số cho vay giảm. Nhƣng đến đầu năm 2014 doanh số cho vay của ngân hàng đã tăng trở lại 162,82% so với 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do ngân hàng đã thu hồi đƣợc các khoản nợ cũ vào năm 2013 nên ngân hàng đã khuyến khích cho vay lại. Bên cạnh đó là do đầu năm 2014, các doanh nghiệp có nhiều dự án xây dựng nâng cấp tuyến đƣờng nông thôn, mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất,… nên nhu cầu về vốn cho hoạt động là rất lớn.

 Đối với cá nhân

Qua bảng số liệu bảng 4.3 và 4.4 cho thấy doanh số cho vay đối với cá nhân chiếm tỷ lệ tƣơng đối thấp, từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 có sự biến động. Nguyên nhân là do địa bàn hoạt động là khu vực tuy thuân lợi nhƣng việc đi lại của ngƣời dân đến ngân hàng còn khó khăn nên có rất ít cá nhân tiếp cận đƣợc với các động của ngân hàng. Hình thức cho vay này chủ yếu là cho vay thế chấp và cầm cố tài sản có giá, xây dựng và sửa chữa nhà, mục đích vay chủ yếu để phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, bổ sung vốn kinh doanh của hộ kinh tế cá thể… Cho vay thành phần này khá an toàn vì có tài sản thế chấp và giá trị tài sản thế chấp thƣờng lớn hơn nhiều so với số tiền vay, các món vay thƣờng ngắn hạn, vòng quay tín dụng cao, đây là thành phần mà ngân hàng đặc biệt luôn hƣớng tới.

4.2.2 Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà ngân hàng

thu về đƣợc khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định. Thu nợ là bƣớc tiếp theo sau khi cho vay, nó phản ánh vốn cho vay đƣợc thu hồi khi đến hạn. Dựa vào doanh số thu nợ ta có thể biết đƣợc tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn của cán bộ tín dụng. Để quản lý tốt các khoản vay thì không chỉ chú trọng ở khâu thẩm định mà còn phải quan tâm giám sát cả quá trình thu nợ sau khi khách hàng vay vốn. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể thu hồi đúng hạn trễ hạn hoặc có thể không

thu hồi đƣợc. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) đƣợc ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà phải còn chú trọng doanh số thu hồi nợ, làm sau để đảm bảo đồng vốn bỏ ra, thu hồi lại đƣợc, tránh thất thoát và phải có hiệu quả.

 Đối với tổ chức

Giống với doanh số cho vay doanh số thu nợ tăng giảm qua các năm, vào năm 2012 doang số thu nợ tăng mạnh 54,76% so với cùng kỳ năm trƣớc do ngân hàng vào năm này cho vay nhiều nên doanh số thu nợ thu lại cao, nhƣng đến năm 2013 doanh số thu nợ giảm 41,43%, tƣơng ứng giảm theo doanh số cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó trong năm 2013 do tình hình dịch bệnh và lạm phát tăng cao nên ảnh hƣởng đến cả đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp, ngƣời dân thắt chặt hầu bao làm cho thị trƣờng tiêu thụ ảm đạm dẫn đến tồn kho hàng hóa nên doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chính vì thế để hạn chế tình hình nợ xấu tăng, ngân hàng đã kiểm duyệt gắt gao hơn đối với khách hàng vay vốn. Để tháo gỡ khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng, chi nhánh cần có những biện pháp cho vay phù hợp với từng đối tƣợng để việc thu hồi nợ của ngân hàng đƣợc thuận lợi hơn. Chính vì thế mà doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2014 tăng nhẹ so với cùng kỳ.

 Đối với cá nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số thu nợ của đối tƣợng khách hàng này tăng qua các năm. Cụ thể ở bảng 4.5, năm 2013 doanh số thu nợ tăng 88,89% so với cùng kỳ năm trƣớc. Còn ở bảng 4.6 tháng đầu năm 2014 công tác thu hồi nợ tăng đến 3,39% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy tốc độ tăng không cao nhƣng vẫn luôn đảm bảo năm sau có doanh số thu nợ cao hơn năm trƣớc. Điều này cho thấy công tác thẩm định vốn vay, lựa chọn, sàng lọc khách hàng cho vay đƣợc cán bộ tín dụng của ngân hàng làm khá tốt, họ đều là những khách hàng thực hiện tốt việc trả nợ vay. Nhìn chung về tình hình thu nợ của ngân hàng qua các năm ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng đối với đối tƣợng khách hàng cá nhân tăng qua các năm.

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ qua 3 năm (2011- 2013)

ĐVT: triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm Chênh lệch Chênh lệch

2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số Tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Tổ chức 3.709.901 93,17 5.741.579 94,39 3.362.822 83,92 2.031.678 54,76 (2.378.757) (41,43) Cá nhân 272.023 6,83 341.072 5,61 644.265 16,08 69.049 25,38 303.193 88,89 Tổng 3.981.924 100 6.082.651 100 4.007.087 100 2.100.727 52,76 (2.075.564) (34,12)

Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Hậu Giang

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: triệu đồng

Chỉ Tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 2014-2013 Số tiền Tỷ lệ(%) Số Tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Tổ chức 1.056.151 93,46 1.989.401 96,30 933.250 88,36 Cá nhân 73.872 6,54 76.377 3,7 2.505 3,39 Tổng 1.130.023 100 2.065.778 100 935.755 82,81

4.2.3 Dƣ nợ cho vay

Dƣ nợ là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chƣa thu hồi về. Dƣ nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Dƣ nợ còn cho chúng ta biết ngân hàng còn cần phải thu hồi bao nhiêu khoản vay nữa từ khách hàng vay vốn. Đây là chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dƣới đây là tình hình chi tiết doanh số dƣ nợ của ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

 Đối với doanh nghiệp

Dƣ nợ qua các năm của đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp này tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng của lạm phát, dịch bệnh làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nên nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn lƣu động rất cấp bách, một số doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thậm chí phá sản nên không có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Bên cạnh đó, do mở rộng về quy mô của các doanh nghiệp và nhiều doanh nghiệp mới thành lập nên những khoản cho vay mới đây chƣa thu lại đƣợc, làm cho dƣ nợ của thành phần này tăng lên. Còn trong 6 tháng đầu 2014 dƣ nợ thành phần này tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển của huyện trong năm 2014 nên nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng ngày càng nhiều làm cho doanh số cho vay, doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên về quy mô và số lƣợng, với sự tăng lên của doanh số cho vay, doanh số thu nợ nên dƣ nợ của các doanh nghiệp trong giai đoạn này cũng tăng đáng kể.

 Đối với cá nhân

Đối với khách hàng là cá nhân, dƣ nợ cũng có nhiều biến động. Năm 2012 dƣ nợ tăng 39,06% so với năm 2011 cùng với sự tăng trƣởng của doanh số cho vay thì doanh số dƣ nợ của đối tƣợng khách hàng này cũng tăng lên đáng kể qua từng năm. Kết quả này cho thấy trong những năm qua lƣợng khách hàng tƣơng đối ổn định,doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ tƣơng đều tăng qua từng năm cho thấy nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất thay đổi trang thiết bị của hộ sản xuất, cá thể ngày càng tăng, việc sử dụng vốn vay có hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng nên ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay đối với nhóm khách hàng này. Nhƣng đến năm 2013 tình hình dƣ nợ giảm mạnh 45,72% do tình hình trong năm 2013 ngân hàng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ nên dƣ nợ trong năm giảm so với cùng kỳ, kể cá 6 tháng đầu năm 2014 cũng giảm mạnh.

Bảng 4.7: Dƣ nợ tín dụng qua 3 năm (2011- 2013)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm Chênh lệch Chênh lệch

2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012

Số tiền lệ(%) Tỷ Số tiền lệ(%) Tỷ Số Tiền lệ(%) Tỷ Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền lệ(%) Tỷ

Tổ chức 1.704.628 81,91 2.231.977 81,01 2.657.336 90,34 527.349 30,94 425.359 19,06 Cá nhân 376.373 18,09 523.376 18,99 284.072 9,66 147.003 39,06 (239.304) (45,72)

Tổng 2.081.001 100 2.755.353 100 2.941.408 100 674.352 32,41 186.055 6,75

Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Hậu Giang

Bảng 4.8: Dƣ nợ tín dụng 6 tháng đầu năm (2013- 2014)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2013 2014 2014-2013

Số tiền lệ(%) Tỷ Số Tiền lệ(%) Tỷ Số tiền lệ(%) Tỷ

Tổ chức 2.215.641 80,51 3.026.493 92,15 810.852 36,59 Cá nhân 536.533 19,49 257.749 7,85 (278.784) (51.96)

Tổng 2.752.174 100 3.284.242 100 532.068 19,33

4.2.4 Nợ xấu

Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN. Nguyên nhân do nợ xấu tăng nhanh là do khách hàng trả nợ không đúng thời hạn ghi trên hợp đồng để nợ quá hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ của vay trung- dài hạn do cán bộ tín dụng đánh giá khả năng tài chính, mức độ hiệu quả của dự án vay của khách hàng để chuyển nhóm nợ cao hơn. Do đó nợ xấu càng nhiều chứng tỏ chất lƣợng tín dụng càng nhiều rủi ro. Nhƣ vậy muốn giảm nợ xấu thì ngân hàng cần khắc phục các nguyên nhân trên thu nợ quá hạn, hạn chế gia hạn nợ hoặc điều chỉnh các kỳ hạn nợ.

 Đối với doanh nghiệp

Tình hình nợ xấu đối với đối tƣợng khách hàng tăng qua các năm từ năm 2011 - 2013. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả không cao, lợi nhuận giảm. Và các doanh nghiệp đó cần vốn để mở rộng kinh doanh nên chƣa trả nợ đúng hạn cho ngân hàng có lúc nợ xấu tăng đến 793,64%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thu lãi kém nên đã góp phần làm tăng nợ xấu của ngân hàng. Còn nợ xấu đối với đối tƣợng khách hàng này ở 6 tháng đầu năm 2014 cũng giảm, cụ thể giảm 41,96% so với cùng kỳ năm trƣớc do ngân hàng kiểm duyệt rắt rao hơn trong việc cho vay và ngân hàng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ cũ nên góp phần làm giảm nợ xấu cho ngân hàng.

 Đối với cá nhân

Phần nợ xấu đối với thành phần cá nhân tăng giảm qua các năm. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn nên đối tƣợng khách hàng này không có khả năng trả nợ đúng hạn nên nợ xấu tăng mạnh và do nợ quá hạn năm trƣớc chuyển sang. Tóm lại, tình hình nợ xấu của các ngành kinh tế và đối tƣợng khách hàng đều có xu hƣớng tăng giảm, nhƣng nhìn chung thì nợ xấu của ngân hàng trong những năm qua vẫn thấp, vẫn còn nằm trong ngƣỡng cho phép của nhà nƣớc. Nhƣng vẫn cần ngân hàng phải nổ lực phát huy hơn nữa tƣ khâu thẩm định khách hàng cho vay đến công tác thu hồi nợ, để hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả hơn.

Bảng 4.9: Nợ xấu của ngân hàng qua 3 năm (2011- 2013)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm Chênh lệch Chênh lệch

2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012

Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số Tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ

lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Tổ chức 44.847 88,29 54.747 82,83 489.241 98,56 9.900 22,08 434.494 793,64 Cá nhân 5.946 11,71 11.347 17,17 7.144 1,44 5.401 90,83 (4.203) (37,04) Tổng 50.793 100 66.094 100 496.385 100 15.301 30,12 430.291 651,03

Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Hậu Giang

Bảng 4.10: Nợ xấu của ngân hàng ở 6 tháng đầu năm (2013- 2014)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 2014-2013 Số tiền Tỷ lệ(%) Số Tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Tổ chức 953.181 99,38 553.183 98,62 (399.998) (41,96) Cá nhân 5.955 0,62 7.732 1,38 1.777 (29,84) Tổng 959.136 100 560.915 100 (398.221) (41,52)

Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Hậu Giang

4.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HẬU GIANG

4.3.1 Doanh số cho vay cá nhân

Trong các hoạt động của ngân hàng, thì cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu. Chính vì thế, chiến lƣợc phát triển tín dụng lành mạnh, an toàn và hiệu quả luôn đƣợc Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến. Trong những năm qua, BIDV đã thực hiện đúng những quy định của NHNN, quy chế tín dụn chung của ngân hàng, từng bƣớc lành mạnh hóa tìn hình tín dụng của mình. Qua 3 năm tình hình cho vay của ngân hàng thu đƣợc nhƣ sau.

4.3.1.1 Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn

Khi nói đến hoạt động cho vay theo thời hạn của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn đƣợc các Ngân hàng quan tâm hàng đầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn thiếu hụt tạm thời cho các thành phần kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng.

4.3.1.1.1 Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV Hậu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giang qua 3 năm (2011- 2013)

Bảng 4.11: Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV Hậu Giang qua 3 năm (2011- 2013)

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 38)