GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 70)

6 tháng đầu năm (2013-2014)

5.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN

5.2.1 Đối với hoạt động cho vay

Đối với hoạt động cho vay BIDV Hậu Giang nên có định hƣớng mở rộng quy mô hoạt động cho vay đặc biệt là cho vay cá nhân một cách đúng đắn. Việc phát triển hoạt động phải đi đôi với thực hiện các khâu then chốt: phân tích thẩm định từng hồ sơ vay để hạn chế bới rủi ro ngay từ đầu, thƣờng xuyên kiểm tra, hỗ trợ khách hàng để thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và có biện pháp khắc phục ngay khi có dấu hiệu xấu xảy ra. Không nên quá nôn nóng đẩy mạnh hoạt động mà phải có biện pháp để cơ cấu tín dụng hợp lý, an toàn, tùy vào tình hình thực tế mà đƣa ra mức tăng trƣởng tín dụng phù hợp. Không để tăng trƣởng quá mức sẻ mất kiểm soát hoặc quá thấp sẽ làm ứ động vốn.

Bên cạnh đó việc thƣờng xuyên tạo mối quan hệ với khách hàng cũng là việc làm cần thuyết. Nên có các chƣơng trình khuyến mãi, tặng quà cho khách hàng, giảm lãi suất cho khách hàng thân quen của Ngân hàng,… Từ những ƣu đải nhỏ sẻ là cầu nối để có thêm khách hàng mới và giữ chân khách hàng quen thuộc, chiếm lĩnh lòng tin khách hàng và từ đó có thể mở rộng thị phần của mình.

5.2.2 Đối với công tác thu hồi vốn vay và lãi

Một khâu quan trọng trong suốt quá trình cho vay đó là thu hồi vốn vay và lãi đúng hạn, đầy đủ. Có nhƣ vậy thì nguồn vốn mới đƣợc xoay vòng hiệu quả và đồng vốn của Ngân hàng bỏ ra không bị chiếm dụng.

Thẩm định tài sản của khách hàng trƣớc khi cho vay một cách chính xác trƣớc khi giải ngân cho khách hàng. Xem đây nhƣ là nguồn thu thứ 2 chắc chắn để Ngân hàng có thể khắc phục khi khách hàng không có khả năng trả nợ.

Cán bộ tín dụng nên linh động hơn trong việc thu nợ góp vốn của khách hàng. Có thể cho khách hàng trả chậm khi điều kiện của họ không thể trả ngay. Nhƣng việc trả chậm này vẫn nằm trong phạm vi cho phép, tránh tình trạng chồng chắt đẫn đến chuyễn thành nợ xấu.

Thƣờng xuyên kiểm tra, đối chiếu giữa sổ sách thực tế và chƣơng trình trên máy tính để có thể phát hiện đƣợc sai sót cũng nhƣ nắm bắt rõ lƣợng tiền thu hằng ngày, hàng tuần. Trong khi thu nợ cũng cần phải đối chiếu với sổ chấm vay giao cho khách hàng để hạn chế tối thiểu sai sót. Ngoài ra, nên cơ cấu cho vay và thu nợ một cách hợp lý để đảm bảo dƣ nợ không tăng hoặc giảm một cách bất thƣờng. Nhƣ vậy có thể giúp Ngân hàng quản lý tốt đƣợc hoạt động tín dụng.

5.2.3 Giảm thiểu nợ quá hạn, nợ xấu

Từ những phân tích đánh giá qua quá trình phân tích về nợ xấu, đa số nguyên nhân phát sinh nợ xấu thƣờng đến từ nguyên nhân chủ quan của khách hàng và yếu tố kinh doanh bên ngoài tác động. Vì thế các biện pháp giảm tối thiểu nợ xấu cũng nên xuất phát từ những nguyên nhân trên.

Công tác thẩm định hồ sơ luôn là khâu quan trọng nhất để hạn chế đƣợc rủi ro của các món vay khi nó trở thành nợ xấu. Chuyên viên tín dụng nên thẩm định TSĐB dựa trên nhiều yếu tố khách quan tác động đến: chất lƣợng TSĐB, khả năng sinh lời sau này, tính thanh khoản, … Để từ đó có thể định giá chính xác tài sản để làm căn cứ cho vay. Không nên chỉ dựa vào những thông tin một chiều do khách hàng cung cấp. Thƣờng xuyên kiểm tra tình trạng kinh doanh của khách hàng cá nhân để có thể phát hiện kịp thời những khó khăn của khách hàng nhằm hỗ trợ họ vƣợt qua khó khăn, các nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến nợ xấu để có biện pháp khắc phục cụ thể. Việc kiễm tra này có thể đựa vào thông tin từ nhiều nguồn nhƣ ngƣời thân, đối tác của khách hàng. Cần có biện pháp thu nợ khéo léo, nên tìm hiểu và nắm bắt đƣợc khoảng thời gian mà khách hàng làm ăn thuận lợi để có thể thu nợ một cách hiệu quả, tránh tình trạng gây áp lực, khó khăn cũng nhƣ bực tức cho cả khách hàng và chuyên viên tín dụng khi thu nợ. Vì thế, trƣớc khi thu nợ nên có sự thống nhất trƣớc với khách hàng về thời gian, địa điểm tạo ra sự thuân lợi nhất cho cả hai bên.

5.2.4 Nâng cao chất lƣợng của cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là ngƣời trực tiếp quản lý, kiểm tra, thu nợ đối với các món vay trong hoạt động cho vay. Vì vậy cán bộ tín dụng có đầy dủ phẩm chất về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tính cách cẩn thận là chìa khóa then chốt cho sự thành công của hoạt động cho vay tín dụng cá nhân.

Trƣớc hết Ngân hàng nên có sự tuyển chọn nhân sự sát sao cho mảng cho vay này. Tính chất của hoạt động này đòi hỏi rất cao, áp lục nặng nề việc quản lý số lƣợng khách hàng của 1 cán bộ là rất nhiều, hầu nhƣ mọi hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào cán bộ tín dụng. Cũng vì thế mà nên tuyển chọn những ngƣời có năng lực, đủ phẩm chất nền tảng để có thể đảm nhiệm công việc nay một cách hiệu quả và an toàn. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp huấn luyện trình độ chuyên môn, giao lƣu kinh nghiệm xử lý các tình huống thực tế với các cán bộ tín dụng thuộc địa bàn khác để có thể uyển chuyển áp dụng đối với tình hình thực tế của mình.

Ngân hàng nên tạo điều kiện, hỗ trợ hết sức có thể cho cán bộ tín dụng để vƣợt qua khó khăn, khắc phục hoàn cảnh nhằm hoàn cảnh nhằm hoàn thành tốt công việc đƣợc giao. Mang lại sự liền mạch trong hoạt động tín dụng cá nhân, hạn chế tình trạng tắc ngẽn công việc gây thiệt hại cho Ngân hàng.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng tín dụng trên địa bàn nhƣng BIDV Hậu Giang đã không ngừng vƣơn lên để đạt kết quả cao trong hoạt động kinh doanh.

- Về kết quả hoạt động kinh doanh: lợi nhuận dạt đƣợc từ năm 2011 đến 6 tháng 2014 có những chuyển biến tích cực, tuy chi phí kinh doanh có gia tăng nhƣng vẫn chậm hơn tốc độ doanh thu nên vẫn tạo lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Về hoạt động tín dụng cá nhân từ năm 2011 – 6 tháng 2014, với sự thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ngân hàng đạt đƣợc sự tăng trƣởng cả về doanh số cho vay, doanh số thu nợ. cho vay chủ yếu tập trung vào các đối tƣợng hoạt động sản xuất-kinh doanh trong đó nuôi trồng thủy sản đóng vai trò chủ đạo và phần lớn là vay ngắn hạn. Nợ quá hạn tăng liên tục qua các năm ngƣợc lại thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ tuy có chiều hƣớng tăng qua các năm nhƣng vẫn còn thấp và nằm trong khuôn khổ cho phép (3%), trong đó tỷ lệ nợ xấu chủ yếu nằm ở nhóm trung và dài hạn trung hạn.

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang đi theo chiều hƣớng tốt. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhƣng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có lãi. Nguồn thu nhập chính của ngân hàng vẫn từ hoạt động đầu tƣ tín dụng, trong đó tín dụng cá thể chiếm tỷ trọng khá lớn. Đây là thành phần kinh tế nằm trong chiến lƣợc cần đẩy mạnh hoạt động trong thời gian tới vì đối tƣợng khách hàng này chiếm số lƣợng đông đảo và hoạt động tín dụng đối với đối tƣợng khách hàng này hàng năm vẫn mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.

Trong những năm sắp tới, Ngân hàng TMCP BIDV Chi nhánh Hậu Giang còn phấn đấu, tập trung hơn nữa các nguồn lực để mở rộng và nâng cao chát lƣợng tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nới riêng. Đƣa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất, góp phần xây dựng Hậu Giang ngày thêm giàu đẹp.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với ngân hàng BIDV hội sở

Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ tín dụng để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắp kịp thời những thông tin mới nhằm thực hiện tốt công tác đƣợc giao.

Thƣờng xuyên tổ chức các buổi giao lƣu, trao đổi kiến thức giữa các chi nhánh với nhau. Để có thể phát hiện đƣợc những ý kiến hay để cùng thảo luận và những vấn đề cần giải quyết

Nên giảm bớt những thủ tục cho vay không quá cần thiết, tăng cƣờng nhân viên trong hội đồng tín dụng để rút ngắn xét duyệt cho vay. Tạo điều kiện cho chi nhánh tự chủ trong các quyết định cho vay với những món vay nhỏ.

Nên xử lý các văn bản và kiến nghị của chi nhánh nhanh chóng, kịp thời. Tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức tín dụng các nguồn đầu tƣ lớn từ nƣớc ngoài để nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình cạn tranh nhƣ hiện nay.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng

Cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho khách hàng giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng đƣợc thuận lợi hơn.

Giúp đỡ Ngân hàng nhiệt tình trong các vụ kiện khách về việc phá vỡ hợp đồng tín dụng nhƣ nợ quá hạn…

Cần quan tâm hơn nữa trong việc xử lý nợ và tổ chức thành lập trung tâm phát mại tái sản cầm cố, thế chấp để Ngân hàng thu hối vốn để tái đầu tƣ.

Trong những năm qua, vấn đề nuôi trồng thủy sản mà cụ thể là ở lĩnh vực nuôi cá tra không có hiệu quả làm ảnh hƣơngr đến đời sống của ngƣời dân. Đây là vấn đề cần đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm nhiều hơn nữa, Nhà nƣớc cần hỗ trợ Ngân hàng cho vay, đặc biệt là vay ƣu đãi để ngƣời dân có vốn tái sản xuất nâng cao đời sống kinh tế của ngƣời dân tỉnh nhà.

Nên có những hình thức hạn chế đối với cá bộ xã, phƣờng ký xác nhận với hộ vay vốn không chặt chẽ, không đúng đối tƣợng gây ảnh hƣởng đến hoạt động của Ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thƣơng mại. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại, 2010. Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

3. Website Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam: < http://www.bidv.com.vn/> [Ngày truy cập: 25 tháng 9 năm 2014]

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)