Nâng cao hiệu lực, hiệu quả xét xử của Tòa án thông qua các bản án,

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động Tòa án nhân dân cấp tỉnh qua khảo sát thực tế tại Hà Tĩnh (Trang 85)

bản án, quyết định đảm bảo công bằng, đúng pháp luật, khả thi

Để đảm bảo việc xét xử khách quan, đúng pháp luật, cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của thẩm phán, cần phải thực hiện một số giải pháp như:

- Đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử theo hướng xác định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm pháp lý của cả những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng; bảo đảm nguyên tắc tranh tụng công khai, dân chủ và nghiêm minh trong xét xử; bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Toà án trên cơ sở đổi mới sự lãnh đạo của Đảng (Muốn vậy, cần tăng cường hoạt động kiểm tra của Đảng, công tác cán bộ Đảng, kết hợp với hoạt động giám sát của nhân dân đối với hoạt động xét xử của Toà án; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán, của Hội thẩm nhân dân trước nhân dân và trước Đảng);

- Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Toà án trên cơ sở đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Muốn vậy, cần tăng cường hoạt động kiểm tra của Đảng, công tác cán bộ Đảng, kết hợp với hoạt động giám sát của nhân dân đối với hoạt động xét xử của Toà án; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán, của Hội thẩm nhân dân trước nhân dân và trước Đảng.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của thẩm phán khi thực hiện nhiệm vụ xét xử, theo đó Toà án phải làm tốt vai trò bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, của các tổ chức và cá nhân khác theo quy định của pháp luật, nhằm khẳng định và thể hiện đúng bản chất toà án nhân dân đúng với tên gọi của mình.

Tiểu kết chương 3

Trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động xét xử, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân nói chung, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nói riêng cần bám sát các quan điểm của Đảng và mục tiêu, yêu cầu cải cách tư pháp. Đó là việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải gắn liền với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân; tiến hành đồng bộ với cải cách hệ thống Tòa án nhân dân, các cơ quan tư pháp và

các thiết chế khác trong bộ máy nhà nước; thực hiện đồng bộ với quá trình cải cách thể chế và đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Trên cơ sở các quan điểm, định hướng nêu trên, một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh cần thực hiện là:

- Cải cách, sắp xếp lại hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân thành 4 cấp: Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, tòa án phúc thẩm, tòa án thượng thẩm và Tòa án nhân dân tối cao, theo đó: Tòa án phúc thẩm được tổ chức theo đơn vị hành chính cấp tỉnh, có thẩm quyền theo lãnh thổ trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như Tòa án nhân dân cấp tỉnh hiện nay.

- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động xét xử của Tòa án. Cụ thể là sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật của Tòa án trong hoạt động xét xử.

- Nghiên cứu khả năng trao cho Tòa án quyền giải thích pháp luật, phán xét tính hợp pháp, hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ban hành.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán và cán bộ của Tòa án; đổi mới cơ chế tuyển chọn Thẩm phán; xem xét quy định kéo dài nhiệm kỳ Thẩm phán để tiến tới chế độ bổ nhiệm thẩm phán suốt đời; cải tiến chế độ sử dụng, đãi ngộ, bảo vệ thẩm phán và tăng cường chế độ giám sát, kỷ luật đối với thẩm phán; nâng cao năng lực của Hội thẩm nhân dân.

- Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc cho đội ngũ thẩm phán, cán bộ, công chức Tòa án nhân dân.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận tổ chức và hoạt động của Tòa án và những mục tiêu, yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong điều kiện cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta, có thể rút ra một số kết luận sau:

Quyền tư pháp là một trong 3 quyền quan trọng trong tổ chức quyền lực nhà nước, trong đó Tòa án là chủ thể được giao thực hiện quyền này. Tòa án là cơ quan được thành lập để thực hiện chức năng xét xử. Để Tòa án thực hiện tốt chức năng xét xử của mình thì yêu cầu quan trọng nhất là cần có những đảm bảo để tòa án thực sự độc lập; khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và bảo đảm các nguyên tắc mang tính phổ quát trong hoạt động xét xử của Tòa án.

Ở nước ta, hệ thống Tòa án nhân dân được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ, thực hiện chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, hành chính, kinh doanh, thương mại và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cấp tòa án có vai trò quan trọng, thực hiện việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án theo thẩm quyền.

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện cải cách tư pháp, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân nói chung, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nói riêng cần hướng tới các mục tiêu cơ bản là: nâng cao năng lực xét xử; đảm bảo tính độc lập của Tòa án và thẩm phán trong hoạt động xét xử và bảo đảm tính giám sát đối với hoạt động xét xử.

Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân có thể thấy rằng trải qua các giai đoạn lịch sử cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có những bước phát

triển, hoàn thiện cả về tổ chức và hoạt động, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân nói chung, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nói riêng vẫn còn những hạn chế, bất cập trước yêu cầu cải cách tư pháp. Đó là sự hạn chế năng lực xét xử của một bộ phận Thẩm phán; hoạt động của Tòa án còn bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của Tòa án nhân dân mặc dù được quan tâm hơn, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án nhân dân nói chung, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nói riêng trong điều kiện cải cách tư pháp là yêu cầu khách quan và phải đặt trong tổng thể việc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân, cải cách tư pháp, cải cách hành chính và những yêu cầu hoàn thiện thể chế trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện đồng bộ với quá trình cải cách thể chế và đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Một số giải pháp cơ bản để đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân nói chung, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nói riêng là: đổi mới, sắp xếp lại hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân thành 4 cấp: Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, tòa án phúc thẩm, tòa án

thượng thẩm và Tòa án nhân dân tối cao (theo đó: Tòa án phúc thẩm được tổ

chức theo đơn vị hành chính cấp tỉnh, có thẩm quyền theo lãnh thổ trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như Tòa án nhân dân cấp tỉnh hiện nay); Tiếp tục sửa đổi Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong hoạt động xét xử; Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán và cán bộ của Tòa án; đổi mới cơ chế tuyển chọn Thẩm phán, cải tiến chế độ sử dụng, đãi ngộ, bảo

vệ Thẩm phán, tăng cường chế độ giám sát, kỷ luật đối với Thẩm phán; nâng cao năng lực của Hội thẩm nhân dân và tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc cho đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức Tòa án nhân dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 02/01 của Bộ chính trị

về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2005) Nghị quyết số 48/NQ-TƯ ngày 24/5 của Bộ chính trị

về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam đến năm 2010, định hướng năm 2020, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ- TƯ ngày 02/06 của Bộ chính

trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 79 - KL/TW, ngày 28/7/2010 của Bộ

Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa án, viện kiểm sát và cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49 - NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

5. GS.TS Nguyễn Đăng Dung (2004), Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp

quyền”, NXB Tư pháp, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội hội nghị lần thứ IX

BCH TƯ khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Trần Ngọc Đường (chủ biên) (1999), Lý luận chung về nhà nước và pháp

luật, tập1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật,

13. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Toà án nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

15. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và phương

hướng nhiệm vụ công tác năm 2011 của ngành Tòa án nhân dân.

16. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và phương

hướng nhiệm vụ công tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân.

17. Toa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và triển

khai nhiệm vụ công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân.

18. Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2008), Báo cáo tổng kết của ngành Toà

án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh năm 2008.

19. Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2009), Báo cáo tổng kết của ngành Toà

án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh năm 2009.

20. Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2010), Báo cáo tổng kết của ngành Toà

án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh năm 2010.

21. Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2011), Báo cáo tổng kết của ngành Toà

án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh năm 2011.

22. Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2012), Báo cáo tổng kết của ngành Toà

án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh năm 2012.

23. Trường Đào tạo các chức danh tư pháp (2002), Sổ tay Thẩm phán, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội.

24. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm

nhân dân, Hà Nội.

25. Các Sắc lệnh và Thông tư liên quan đến hoạt động xét xử sơ thẩm từ năm

1945 đến nay.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động Tòa án nhân dân cấp tỉnh qua khảo sát thực tế tại Hà Tĩnh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)