của đội ngũ thẩm phán và cán bộ của Tòa án
Thực tế hoạt động xét xử cho thấy, đội ngũ thẩm phán, cán bộ của Tòa án đã có những đóng góp đáng kể trong việc thực hiện chức năng xét xử, bảo vệ pháp luật. Tuy nhiên, trước yêu cầu cải cách tư pháp, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ ngành Toà án chưa thật sự đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả xét xử của Tòa án nhân dân nói chung, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nói riêng, cần thực hiện một số giải pháp trước mắt và mang tính chiến lược như sau:
- Cần xây dựng chiến lược nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ ngành Toà án; trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật tốt hơn nữa cho Toà án nhân dân cấp tỉnh – với vị trí là cầu nối giữa Tòa án cấp huyện và Tòa án nhân dân tối cao và đảm bảo tốt cho việc thực hiện thẩm quyền xét xử khi mô hình tổ chức tòa án mới được pháp luật quy định.
- Về đổi mới cơ chế tuyển chọn Thẩm phán, cần mở rộng nguồn để
tuyển chọn. Để có được những thẩm phán thật sự có năng lực, cần tuyển chọn
danh tư pháp khác như Điều tra viên, Công tố viên, Luật sư, kể cả những luật gia đã qua đào tạo nghề Thẩm phán nhưng chưa làm Thẩm phán. Để được làm Thẩm phán, các ứng viên cần trải qua một kỳ thi quốc gia nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa họ cho chức danh này. Vì vậy, cần nghiên cứu từng bước chuyển từ chế độ xét tuyển thẩm phán ở từng cấp toà án hiện hành sang chế độ thi tuyển cấp quốc gia. Những người trúng tuyển kỳ thi quốc gia nếu có đủ các tiêu chuẩn khác mà pháp luật quy định sẽ được Chủ tịch nước xem xét và ra quyết định bổ nhiệm làm Thẩm phán. Thẩm phán sẽ là thẩm phán của quốc gia, nên có thể điều động họ dễ dàng khi thấy cần thiết. Việc bổ nhiệm Thẩm phán cần tiến hành theo ngạch, bậc và theo nguyên tắc Thẩm phán không được bổ nhiệm ở ngạch cao hơn nếu chưa có đủ số năm nhất định giữ chức danh thẩm phán ở ngạch thấp hơn hoặc giữ các chức danh tư pháp khác (công tố viên, luật sư, chấp hành viên...). Cũng cần xem xét việc kéo dài nhiệm kỳ Thẩm phán so với hiện nay, tiến tới chế độ bổ nhiệm thẩm phán suốt đời, bởi vì quy định nhiệm kỳ thẩm phán quá ngắn (5 năm) cùng với cơ chế xét tuyển như hiện nay dễ dẫn đến tình trạng thẩm phán chịu sức ép tâm lý trong suốt nhiệm kỳ, có thể không thực sự yên tâm công tác. Ngoài ra, hệ tiêu chuẩn chức danh Thẩm phán và các tiêu chuẩn bổ nhiệm, nâng ngạch Thẩm phán phải được hoàn thiện theo hướng dựa căn bản trên trình độ hiểu biết, mức độ tinh thông nghiệp vụ, kỹ năng và hiệu quả xét xử, bản lĩnh và phẩm chất đạo đức, sự liêm khiết, trung thực của thẩm phán, loại trừ tối đa những yếu tố mang tính chủ quan, định kiến trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng thẩm phán.
- Cần tiếp tục cải tiến chế độ sử dụng, đãi ngộ, bảo vệ thẩm phán và tăng cường chế độ giám sát, kỷ luật đối với thẩm phán. Chế độ sử dụng và đãi ngộ cần đảm bảo cho thẩm phán không phải lo mưu sinh, đảm bảo để họ và gia đình có thể sống đầy đủ bằng chính đồng lương, không bị phụ thuộc vào những tác động vật chất từ phía các cá nhân, tổ chức liên quan đến công vụ của họ. Mặt khác, cần thiết lập một chế độ giám sát chặt chẽ để kịp thời phát
hiện, cảnh báo, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh những thẩm phán hành
động không xứng đáng với chức danh cao quý của mình. Về mặt chuyên môn,
nghiệp vụ, các thẩm phán sau khi được bổ nhiệm phải tham gia bắt buộc vào các khoá bồi dưỡng định kỳ và phải trải qua các kỳ sát hạch, kiểm tra về kiến thức, kỹ năng xét xử, tác phong làm việc. Giống như các chức danh hành chính cao cấp, thẩm phán phải thực hiện chế độ công khai tài sản và tài chính cá nhân trong suốt thời kỳ giữ chức danh và một thời gian sau khi bãi nhiệm hoặc về hưu.
- Quy định và cá thể hóa trách nhiệm của Thẩm phán trong việc thực hiện xét xử, nhất là trách nhiệm cá nhân, bồi thường nhà nước khi để xảy ra oan, sai trong hoạt động xét xử. Vấn đề càng trở nên không rõ ràng và phức tạp trong điều kiện thực tế của Việt Nam khi mà chế độ làm việc nội bộ của từng cơ quan toà án và giữa các cấp toà án vẫn còn hiện tượng bàn án, thỉnh thị án, phê duyệt án. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu có thể truy cứu trách nhiệm cá nhân thẩm phán khi mà tính độc lập tự quyết, tự chịu trách nhiệm của thẩm phán không được bảo đảm đầy đủ trên thực tế.
- Về chính trị, tư tưởng, để nâng cao trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ thẩm phán, các đơn vị trong ngành Tòa án nhân dân phải thường xuyên thực hiện nghiêm túc công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho Thẩm phán, cán bộ, công chức trong đơn vị mình; nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch khi quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến cải cách tư pháp, tổ chức, hoạt động của ngành Tòa án nhân dân và công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhằm đảm bảo cho Thẩm phán, cán bộ, công chức trong đơn vị thống nhất cao về nhận thức, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, từ đó thực hiện tốt cuộc vận động “Nâng cao bản lĩnh
chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân”. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan có liên quan ở trung ương, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, giáo dục cán bộ, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức của ngành Tòa án nhân dân. Nội dung về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống mà Thẩm phán, cán bộ, công chức Tòa án phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu, tự giác; không quan liêu tham nhũng, lãng phí; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, có ý thức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Để từng bước cụ thể hóa các nội dung tu dưỡng, rèn luyện đó, các đơn vị phải thực hiện việc công khai, minh bạch các hoạt động của Toà án theo quy định của pháp luật; thực hiện “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân” theo đúng quy định của Luật phòng, chống tham nhũng; định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo theo đúng quy định của Chính phủ; triển khai và thực hiện nghiêm túc Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng, chống tham nhũng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”
với phương châm “gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” gắn với giai đoạn 2
của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
trong toàn ngành Toà án nhân dân; tiêu chí hóa lời dạy của Bác Hồ đối với
cán bộ Tòa án. Trong phong trào thi đua này lấy cuộc vận động “Nâng cao
bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán, cán
bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân” làm nòng cốt nhằm xây dựng hình
ảnh Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân thực sự gương mẫu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sạch, lành mạnh ở cơ quan và nơi cư trú, để củng cố lòng tin của nhân dân, của xã hội đối với Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Tòa án.
- Giải pháp về tổ chức cán bộ: chú trọng chất lượng cán bộ, thẩm phán tòa án ngay từ khi tuyển dụng phải đảm bảo tiêu chuẩn về chính trị, chuyên
môn nghiệp vụ, sức khỏe, tư cách đạo đức, những địa phương thiếu nguồn cán bộ tuyển dụng không phải vì lý do đó mà hạ thấp tiêu chuẩn cán bộ tuyển dụng. Quan tâm làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Thẩm phán; tiếp tục đổi mới công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong toàn ngành, trong đó không chỉ tập trung vào việc bồi dưỡng nghiệp vụ mà cần chú trọng cả việc đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, trình độ quản lý, tin học, ngoại ngữ và các kiến thức xã hội khác, trong đó có kỹ năng về công tác dân vận. Đặc biệt là, để xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng các yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, cần làm tốt công tác quy hoạch cán bộ để tạo nguồn nhằm bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý của từng đơn vị và của ngành. Tòa án nhân dân tối cao cần tăng cường phối hợp với cấp ủy địa phương để rà soát, đánh giá về đội ngũ cán bộ quản lý (Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân địa phương) và Thẩm phán các cấp theo phân cấp quản lý cán bộ. Thông qua rà soát, đánh giá cán bộ có các giải pháp điều chuyển hoặc thay thế những cán bộ quản lý thiếu năng lực, không đáp ứng được yêu cầu, những trường hợp để xảy ra mất đoàn kết nội bộ, có biểu hiện vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống. Đồng thời, thông qua rà soát, đánh giá cán bộ để có những chính sách sử dụng cán bộ hợp lý, đưa những cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào quy hoạch, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ cho ngành, coi đây là giải pháp vừa mang tính đột phá, vừa mang tính chất thường xuyên. Cũng thông qua rà soát để đánh giá kết quả xét xử của từng Thẩm phán trong năm để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm công vụ đối với Thẩm phán, cán bộ, công chức, trong đó trọng tâm là kiểm tra đối với Thẩm phán trong công tác xét xử. Thông qua công tác kiểm tra kịp thời uốn nắn các biểu hiện hoặc khuynh hướng lệch lạc như tuyệt đối hóa nguyên tắc độc lập xét xử hoặc biểu hiện pháp lý đơn thuần; kịp thời xác minh để kết luận và xử lý nghiêm những Thẩm phán, cán bộ, công chức có sai phạm; kiên quyết chuyển cơ quan có thẩm quyền để xem xét trách nhiệm hình sự đối với những
trường hợp có dấu hiệu phạm tội. Công tác kiểm tra phải tiến hành đúng phương hướng, phương châm, thủ tục và nguyên tắc, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những Thẩm phán, cán bộ, công chức có biểu hiện tham nhũng, vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống.