Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập đã nhanh chóng xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng Nhà nước của nhân dân, vì nhân dân. Ngày 13/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời Việt nam dân chủ cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 33C thành lập các Tòa án quân sự để xét xử tất cả các người nào vi phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tuy nhiên, do yêu cầu cách mạng, Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa ban đầu mới chỉ thiết lập các Tòa án quân sự để xét xử các vụ án hình sự mà chưa tổ chức thành hệ thống tòa án các cấp và xét xử các vụ án dân sự. Theo Điều 1 của Sắc lệnh này thì sẽ thiết lập các Toà án quân sự gồm: ở Bắc bộ tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình; ở Trung bộ tại Vinh, Huế, Quảng Ngãi; ở Nam bộ tại Sài Gòn, Mỹ Tho.
Về thẩm quyền xét xử, Toà án quân sự xét xử tất cả những người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà, trừ trường hợp phạm nhân là binh sỹ thì thuộc về nhà binh tự xử lấy theo quân luật (Điều 2). Ngoài ra, đối với những nơi ở xa các Toà án quân sự đã được thành lập theo Sắc lệnh này, thì trong những trường hợp đặc
biệt, Chính phủ “có thể cho Uỷ ban nhân dân địa phương thành lập một Toà
án quân sự có quyền xử trong một thời kỳ và theo đúng những nguyên tắc định trong Sắc lệnh này”(Điều 7). Về thẩm quyền theo lãnh thổ trong Sắc lệnh này chưa được đề cập đến. Ngày 26/9/1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 37 quy định các địa phương có
thẩm quyền của các Toà án quân sự. Theo Điều 1 của Sắc lệnh này thì thẩm quyền theo lãnh thổ của các Toà án quân sự được xác định như sau: Toà án quân sự Hà Nội xét xử các vụ án xảy ra tại Thành phố Hà Nội và các tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, Sơn Tây, Hà Đông, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang; Toà án quân sự Hải Phòng xét xử các vụ án xảy ra tại thành phố Hải Phòng và các tỉnh Hải Dương, Kiến An, Quảng Yên, Hải Ninh; Toà án quân sự tỉnh Thái Nguyên xét xử các vụ án xảy ra tại Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La; Toà án quân sự Ninh Bình xét xử các vụ án xảy ra tại Ninh Bình, Nam Đinh, Hà Nam, Thái Bình; Toà án quân sự Vinh xét xử các vụ án xảy ra tại Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam (kể cả Đà Nẵng); Toà án quân sự Quảng Ngãi xét xử các vụ án xảy ra tại các tỉnh Trung Bộ ở phía Nam tỉnh Quảng Nam; Toà án quân sự Sài Gòn xét xử các vụ án xảy ra tại thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn và tỉnh Gia Định, Tân Bình, Tây Ninh, Biên Hoà, Bà Rịa, Ô Cấp, Gò Công, Tân An, Côn Đảo; Toà án quân sự Mỹ Tho xét xử các vụ án xảy ra tại các tỉnh khác thuộc Nam Bộ.
Ngày 24/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Toà án và các ngạch Thẩm phán. Đây là Sắc lệnh đầu tiên quy định một cách đầy đủ tổ chức giải quyết các tranh chấp, xử phạt các việc vi cảnh ở cơ sở cũng như tổ chức các Toà án và quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của các ngạch Thẩm phán (theo Sắc lênh này, Tòa án được tổ chức theo hai cấp xét xử).
Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cùng với việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tư pháp ở cấp xã và Tòa án sơ cấp ở các phủ, huyện, châu, Sắc lệnh số 13 quy định về việc thành lập Toà án đệ nhị cấp tại các tỉnh và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn - Chợ Lớn; quản hạt của Toà án đệ nhị cấp theo giới hạn của địa hạt tỉnh hay thành phố; nếu cần, một Nghị định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể thay đổi quản hạt được. Ngoài ra, tuỳ theo tính chất quan trọng, các Toà án đệ nhị cấp sẽ chia ra làm bốn hạng do Nghị định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ấn định và Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể đặt thêm Toà án đệ nhị cấp ở các thành phố khác. Tuy nhiên, do những khó khăn khách quan trong những ngày mới giành chính quyền, việc xây dựng hệ thống Toà án theo Sắc lệnh 13 chưa thực hiện được đầy đủ ở các địa phương trong toàn quốc, do đó Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 22-B ngày 18/12/1946 quy định những nơi chưa có Toà án thì Uỷ ban hành chính sẽ kiêm việc tư pháp; Uỷ ban hành chính tỉnh có quyền hạn như Toà án đệ nhị cấp; Uỷ ban phủ, huyện, châu có quyền hạn như Toà án sơ cấp.
- Về tổ chức, Sắc lệnh số 22-B quy định Toà án Tư pháp sẽ độc lập đối với các cơ quan hành chính. Toà án đệ nhị cấp gồm có một Chánh án, một Biện ký, một Dự thẩm, một Chánh lục sự và những thư ký giúp việc. Tuỳ nơi nhiều việc hay ít việc, có thể tăng thêm số Thẩm phán và lục sự, hay để một Thẩm phán kiêm nhiều chức vụ ;
- Về xét xử, Sắc lệnh số 22-B quy định mỗi tuần lễ, ít ra cũng phải có hai phiên toà công khai: một phiên hộ và một phiên hình. Khi xét xử về dân sự, thương sự, Chánh án xử một mình.
Đối với việc tiểu hình, Sắc lệnh quy định khi xét xử phải có thêm hai viên Phụ thẩm nhân dân góp ý kiến. Phụ thẩm dự phiên toà sẽ chọn theo cách rút thăm trong Danh sách các Phụ thẩm nhân dân, do Uỷ ban hành chính tỉnh hay thành phố duyệt y (Danh sách phụ thẩm được lập từ đầu năm, gồm tất cả các hội viên chính thức và dự khuyết của Hội đồng nhân dân tỉnh hay thành phố, trừ các uỷ viên hành chính và các hội viên nào làm Thẩm
phán hay Luật sư; và nếu cần, sẽ thêm từ 10 đến 30 Phụ thẩm nữa do Uỷ ban hành chính chọn trong những người ở tỉnh hay thành phố mà có đủ điều kiện để được ứng cử vào Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, khi bổ sung thêm phụ thẩm thì Uỷ ban hành chính phải hỏi ý kiến ông Biện lý rồi đệ lên Hội đồng nhân dân tỉnh hay thành phố duyệt y). Để đảm bảo ràng buộc trách nhiệm
của phụ thẩm, Sắc lệnh quy định: "Hôm phiên toà, hai Phụ thẩm đã chọn bắt
buộc phải đến dự. Người nào vắng mặt, nếu không có duyên cớ chính đáng, sẽ bị phạt lần đầu từ 20 đồng đến 50 đồng; lần thứ nhì thì từ 50 đồng đến 100 đồng; lần thứ ba từ 100 đồng đến 200 đồng; ngoài ra lại có thể mất chức Phụ thẩm".[25] Để đảm bảo tính khách quan của việc xét xử, tại Điều 20 và 21 của Sắc lệnh quy định: những người thân thuộc hay thích thuộc với nhau cho đến bậc thứ ba, các người thân thuộc hay thích thuộc với các Thẩm phán hoặc với các người đương sự cho đến bậc thứ ba không thể cùng làm phụ thẩm trong một Toà án; không ai có thể làm phụ thẩm trong một việc mà mình là đương sự hoặc đã điều tra, hoặc đã làm chứng hay làm giám định. Sắc lệnh cũng quy định việc xét xử có phụ thẩm tham gia. Theo Sắc lệnh này thì phụ thẩm nhân dân phải có bổn phận là lấy trí sáng suốt và lương tâm ngay thẳng ra xét mọi việc rồi phát biểu ý kiến một cách công bằng không vì nể, vì sợ một thế lực nào, vì lợi ích riêng hay tư thù mà bênh vực ai hay làm hại ai; các phụ thẩm nhân dân phải giữ kín các điều bàn bạc trong lúc nghị án (nếu tiết lộ bí mật ấy ra sẽ bị Toà thượng thẩm phạt từ sáu tháng đến hai năm tù); trước khi mở phiên toà các phụ thẩm nhân dân không được đọc hồ sơ, nhưng tại phiên toà họ có quyền yêu cầu ông Chánh án (Chủ toạ phiên toà) hỏi thêm các bị cáo và cho biết các tài liệu có trong hồ sơ. Ông Chánh án phải hỏi ý kiến các phụ thẩm về tội trạng của các bị cáo và về hình phạt rồi tự mình quyết định (riêng về thủ tục tạm tha và các vấn đề khác liên quan đến hộ hay thương mại, ông Chánh án không phải hỏi ý kiến các phụ thẩm nhân dân). Ngoài ra, đối với các phụ thẩm nhậm chức tại phiên tòa lần đầu, Sắc lệnh cũng quy định rõ trách nhiệm của phụ thẩm khi
tham gia xét xử, theo đó các Phụ thẩm phải tuyên thệ rằng: "Tôi thề trước công lý và nhân dân rằng tôi sẽ suy xét cẩn thận những án đem ra xử, không hề ăn hối lộ, vị nể, vì sợ hãi, vì tư lợi hay thù oán riêng mà bênh vực hay làm hại một bị can nào. Tôi sẽ cứ công bằng mà xét định mọi việc. Tôi thề sẽ không bao giờ tiết lộ ra ngoài những điều bàn bạc trong lúc nghị án".
Đối với các việc đại hình, khi xét xử Toà đệ nhị cấp gồm có năm người cùng ngồi xử và đều có quyền quyết nghị; đó là: Chánh án Toà đệ nhị cấp ngồi ghế Chánh án (Chủ toạ phiên toà); hai Thẩm phán làm phụ thẩm chuyên môn được chọn trong các Thẩm phán của Toà án đệ nhị cấp hay của Toà án sơ cấp trong quản hạt, do ông Chánh nhất Toà thượng thẩm chỉ định mỗi năm một lần. Tuy nhiên, trong năm, ông Chánh nhất có thể quyết định việc thay đổi hai vị phụ thẩm chuyên môn.
Sắc lệnh cũng quy định về thủ tục xét xử, ở cấp tỉnh thì đương sự có quyền chống án lên Toà thượng thẩm; khi phúc thẩm, Toà thượng thẩm chỉ xét về nội dung vụ kiện, còn về hình thức, nếu có chỗ sai lầm mà không hại đến nội dung vụ án thì Toà thượng thẩm có thể tuỳ nghi công nhận hiệu lực của bản án bị kháng cáo như không có sự sai lầm ấy.
Cùng với việc quy định cụ thể về việc xét xử, Sắc lệnh cũng quy định tương đối cụ thể về thủ tục tranh tụng, nghị án, tuyên án. Điều thứ 31 quy định: Sau khi nghe các bị can, các người chứng, cáo trạng của ông Biện lý, và sau cùng nghe lời cãi của các bị can, ông Chánh án, hai Thẩm phán và hai Phụ thẩm nhân dân lui vào phòng nghị xử để cùng xét xử về tất cả các vấn đề thuộc về tội trạng, hình phạt trường hợp tăng tội, và trường hợp giảm tội. Những vấn đề bàn trong phòng nghị xử giải quyết theo đa số; một người không biểu quyết sẽ coi như là có ý kiến lợi cho bị can; nghị án xong, Toà lại họp và ông Chánh án tuyên đọc công khai bản án.
- Về tổ chức các ngạch Thẩm phán, Sắc lệnh số 13 quy định có hai ngạch Thẩm phán: ngạch sơ cấp và ngạch đệ nhị cấp. Thẩm phán đệ nhị cấp làm việc ở các Toà đệ nhị cấp và Toà thượng thẩm. Các Thẩm phán đệ nhị
cấp chia ra làm hai chức vị: các Thẩm phán xử án do ông Chánh nhất Toà thượng thẩm đứng đầu và các Thẩm phán của công tố viện (Thẩm phán buộc tội) do ông Chưởng lý đứng đầu. Khi xét xử, Thẩm phán quyết định theo pháp luật và lương tâm của mình; không quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc xử án. Để đảm bảo hoạt động của Tòa án, Sắc lệnh cũng quy định cụ thể về tiêu chuẩn của Thẩm phán, cách tuyển chọn và đối tượng được tuyển chọn. Cụ thể là: Một người muốn được bổ nhiệm là thẩm phán phải có đủ 3 điều kiện: có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt đàn ông, đàn bà; có hạnh kiểm tốt; chưa can án. Đồng thời, để bổ nhiệm mỗi ngạch thẩm phán, Sắc lệnh cũng quy định cụ thể những tiêu chuẩn bổ nhiệm. Cụ thể là: để được bổ nhiệm làm thẩm phán đệ nhị cấp (hạng bẩy), công dân phải ít nhất 24 tuổi, có bằng Luật khoa cử nhất, và trúng tuyển một kỳ thi; những Thẩm phán Sơ cấp hạng nhất, tuy không có bằng Cử nhân luật, cũng có thể dự kỳ thi để lên ngạch Thẩm phán đệ nhị cấp; song chỉ tuyển những người ấy vào một phần năm số khuyết. Thẩm phán đệ nhị cấp được Chủ tịch Nước bổ nhiệm bằng một sắc lệnh (Thẩm phán sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm). Bên cạnh đó, để kịp thời thực hiện nhiệm vụ xét xử, Sắc lệnh cũng quy định về việc bổ nhiệm tạm thời, theo đó người đủ 21 tuổi cũng có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán đệ nhị cấp, các quan lại cũ đã từng làm thẩm phán, các Lục sự Toà án đệ nhị cấp cũ.
Ngoài ra, để đảm bảo vị thế của Thẩm phán; tính độc lập, khách quan của Thẩm phán trong hoạt động xét xử, Sắc lệnh cũng có những quy định cụ thể về tuyên thệ; trang phục, quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán, chế độ đãi ngộ, kỷ luật, tạm quyền, đổi chức vị đối với Thẩm phán nói chung, Thẩm phán Tòa đệ nhị cấp nói riêng…Cụ thể là :
+ Khi bắt đầu nhậm chức, các Thẩm phán phải tuyên thệ; về sau, lúc thuyên chuyển, không cần phải tuyên thệ lại, nếu thuyên chuyển từ toà cấp dưới lên toà cấp trên, phải tuyên thệ lần nữa. Vị nào được bổ làm Chánh nhất hay Chưởng lý Toà Thượng thẩm bao giờ cũng phải tuyên thệ lại. Các Thẩm
phán Toà Đệ nhị cấp tuyên thệ trước phòng hộ Toà Thượng thẩm. Lời thề của
các Thẩm phán: "Tôi thề sẽ trung thành với Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hoà. Tôi thề sẽ mang hết sức và công tâm ra phụng sự chức vụ của tôi, sẽ giữ khẩn mật những cuộc thẩm nghị, và luôn luôn cử xử cho xứng đáng là một vị Thẩm phán cương trực và đủ tư cách".
+ Y phục các Thẩm phán Toà Thượng thẩm và Toà Đệ nhị cấp sẽ theo quốc tế là áo dài đen tay rộng, giải trắng có nếp ở trước ngực, giải đen có lông trắng quàng trên vai bên trái.
+ Người thân thuộc, thích thuộc cho đến bậc chú cháu, bác cháu, hay cậu cháu, không thể cùng làm Thẩm phán trong một toà, trừ phi vị Chủ tịch nước Việt Nam cho phép miễn trừ riêng; dù có miễn trừ, các người ấy cũng không thể làm cùng một phòng trong Toà Thượng thẩm.
+ Một Thẩm phán không thể xét xử một việc mà người thay mặt hay Luật sư của người đương sự là thân thuộc hay thích thuộc của mình cho đến bậc thứ ba.
+ Chức vụ Thẩm phán không thể kiêm nhiệm được với một nghề nghiệp hay nhiệm vụ công tư nào khác, trừ chức giáo sư trường Đại học hay trường Trung học của Nhà nước.
+ Trong ngạch Đệ nhị cấp, các Thẩm phán hạng ba có thể lên ngay bậc nhất trong hạng nhì, và trong hạng nhì, Thẩm phán bậc nhì có thể lên bậc nhất, hoặc lên thẳng hạng nhất.
+ Không ai có thể bắt bớ, giam cầm một Thẩm phán bất cứ vì lẽ gì, nếu không được Bộ trưởng Bộ Tư pháp thoả thuận trước. Nếu một Thẩm phán can trọng tội hay khinh tội thì Chưởng lý Toà Thượng thẩm tự mình, hay giao cho một Thẩm phán trong Công tố viện đi điều tra rồi đệ trình hồ sơ lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp để vị này quyết định có nên hay không nên truy tố.
+ Các Thẩm phán không thể lấy cớ gì, ngoài trường hợp cáo tị và hồi tị, mà từ chối không xét xử một việc nào; các Thẩm phán không được tự đặt ra luật lệ mà xử đoán; các Thẩm phán không thể bào chữa các việc bằng miệng