Kiến nghị trình tự chuyển giao quản lý thủy nông tại hệ thống thủy nông Pa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tăng diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên (Trang 86)

IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.3.2. Kiến nghị trình tự chuyển giao quản lý thủy nông tại hệ thống thủy nông Pa

thủy nông Pa Khoang – Nậm Rốm.

Hiện nay, việc chuyển giao quản lý thủy nông đã được triển khai ở nhiều địa phương trong cả nước, thực tiễn đã cho thấy được tính hiệu quả của việc chuyển giao quản lý thủy nông tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế cần phải được rút kinh nghiệm.

Đối với hệ thống Pa Khoang – Nậm Rốm, do khu tưới và hệ thống công trình trải rộng trên địa bàn nhiều xã, phường của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên nên vấn đề chuyển giao QLTN sẽ gặp nhiều trở ngại cần được sự quan tâm của

lãnh đạo tỉnh cũng như sự phối hợp và đồng thuận cao từ phía lãnh đạo các địa phương.

a. Giai đoạn chuẩn bị:

Cần thực hiện các nội dung sau: - Thay đổi và nâng cao nhận thức

- Xem xét tính khả thi của việc chuyển giao QLTN đối với hệ thống

+ Khả năng về sự hỗ trợ, nhất trí trong việc thay đổi cơ chế chính sách, sắp xếp lại các doanh nghiệp QLTN Nhà nước của lãnh đạo tỉnh vì đây là một trong những điều kiện cơ bản để thực hiện chuyển giao QLTN.

+ Khả năng thành lập hoặc củng cố các tổ chức dùng nước (TCDN) địa phương để tiếp nhận công tác quản lý mới. Cần phải xem xét, đánh giá lại năng lực, cơ sở vật chất hiện tại của các TCDN để sẵn sàng cho việc đáp ứng nhiệm vụ mới.

Trường hợp địa phương chưa có TCDN thì xem xét khả năng về nhân lực và cơ sở vật chất để chuẩn bị thành lập TCDN mới.

- Xây dựng chương trình chuyển giao QLTN

- Các công việc cần thực hiện để chuẩn bị cho việc chuyển giao QLTN

+ Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn quy định về quy mô, hạng mục công trình được chuyển giao, điều kiện, trình tự chuyển giao công trình, điều lệ và quy chế hoạt động của các TCDN, định hướng tổ chức, sắp xếp lại các các Xí nghiệp khai thác thủy lợi của Nhà nước và chính sách giải quyết lao động dôi dư.

+ Đào tạo lực lượng cán bộ thực hiện công tác chuyển giao

Việc thực thi chương trình chuyển giao phải do một đội ngũ cán bộ thực hiện. Lực lượng cán bộ chuyển giao được hình thành với nòng cốt là cán bộ của sở NN & PTNT, chi cục thủy lợi, cán bộ phòng nông nghiệp huyện, cán bộ thủy lợi xã. Họ cần nắm được mục đích, ý nghĩa của việc chuyển giao QLTN, nắm được nội dung cơ bản của quá trình chuyển giao QLTN và được đào tạo kỹ năng, phương pháp làm việc với nông dân.

Đây sẽ là 1 tổ chức của tất cả người hưởng lợi của hệ thống không phân biệt địa giới hành chính, có điều lệ hoặc qui chế hoạt động riêng, được chính quyền cấp có thẩm quyền giao cho quyền quản lý vận hành bảo dưỡng hệ thống tưới phục vụ cho chính đồng ruộng của họ. Ban điều hành của tổ chức này gồm những người am hiểu công việc do hội nghị toàn thể người dùng nước bầu ra theo định kỳ (qui định trong điều lệ hay quy chế hoạt động). Tuỳ theo điều kiện cụ thể ở địa phương mà tổ chức này có tên gọi là Hội người dùng nước, Hợp tác xã dùng nước, Đội thủy nông, Tổ thủy nông... Tổ chức này có thể trực thuộc Hợp tác xã nông nghiệp hoặc trực thuộc UBND xã, nhưng tốt nhất vẫn là một đơn vị độc lập, có tài khoản và con dấu riêng, chịu sự quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp, bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác ở địa phương, được chính quyền quan tâm hỗ trợ.

- Đối với những nơi đã có TCDN thì không cần thiết phải thành lập tổ chức mới, nhưng cần củng cố lại điều kiện cơ sở vật chất và sửa đổi, bổ sung điều lệ và quy chế.

b. Giai đoạn chuyển giao

- Thành lập hội đồng bàn giao công trình

Hội đồng bàn giao công trình được thành lập với thành phần bao gồm: chủ tịch UBND huyện, thành phố làm chủ tịch, đại diện của Công ty TNHH quản lý thủy nông Điện Biên (đơn vị đang quản lý công trình), đại diện phòng NN&PTNT, phòng tài chính, lãnh đạo UBND xã, chủ nhiệm HTX, Tổ trưởng tổ thủy nông cơ sở (bên tiếp nhận công trình). Hội đồng bàn giao có các nhiệm vụ chính như sau:

+ Đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất của công trình bao gồm quy mô, số lượng và tình trạng kỹ thuật.

+ Đánh giá giá trị tài sản công trình được bàn giao.

+ Giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của bên giao và bên nhận và những vấn đề còn đang tồn tại, ví dụ như các khoản nợ tồn đọng.

- Bàn giao công trình cho tổ chức QLTN địa phương

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng công trình, UBND huyện, thành phố ra văn bản giao công trình cho tổ chức QLTN địa phương, trong đó quy định rõ trách

nhiệm và quyền hạn của các tổ chức này cũng như các cơ quan có liên quan trong việc quản lý khai thác công trình.

c. Giai đoạn kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh

Công tác kiểm tra nhằm đảm bảo quá trình thực hiện đi đúng những dự kiến ban đầu đề ra và kịp thời bổ sung những khiếm khuyết của chương trình kế hoạch đề ra ban đầu. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình chuyển giao căn cứ vào những chỉ số và phương tiện đánh giá đã đề ra ban đầu khi xây dựng chương trình chuyển giao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tăng diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên (Trang 86)