Giải pháp đối với công trình trên kênh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tăng diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên (Trang 68)

IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.2.3. Giải pháp đối với công trình trên kênh

- Cống ngầm và xi phông

+ Bố trí thước đo nước trước và sau cống. Dựa vào số đo ở thước đo nước ở thượng và hạ lưu ta biết được lưu lượng qua cống và điều chỉnh kịp thời.

+ Kiểm tra lớp bảo vệ sân thượng hạ lưu.

+ Mỗi năm một lần bơm hết nước trong cống ngầm và xi phông để nạo vét bùn cát lắng đọng.

- Cầu máng

+ Kiểm tra các khớp nối ở hai đầu cầu máng, nếu có hiện tượng lún thì phải đắp đất và đầm nện chặt để ngăn ngừa xói lở.

+ Phòng tránh va chạm trong lòng cầu máng do các vật nổi và chìm đi qua cầu máng.

+ Sau khi tưới phải tháo cạn nước trong lòng máng, hạn chế tình trạng nước lắng đọng gây mục vữa. Đối với các khớp nối ở thân cầu máng và trụ trống giá đỡ cần kiểm tra thường xuyên xem có bị nứt nẻ, bị vênh, lệch để có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Thường xuyên kiểm tra khả năng bị rạn nứt, hở khớp nối để xử lý kịp thời, tránh tổn thất nước và hư hỏng thân cầu máng.

+ Định kỳ bảo dưỡng 2 lần/năm.

- Bậc nước, dốc nước:

+ Trước và sau mùa tưới phải kiểm tra công trình, nhất là các thiết bị tiêu năng, nếu phát hiện hư hỏng phải xử lý kịp thời, chú ý kiểm tra, phải bảo dưỡng mố tiêu năng, sân sau và phần nền móng công trình.

+ Chống xói lở ở hạ lưu dốc nước bằng cách giữ cho hố và bể tiêu năng đúng kích thước như thiết kế, thường xuyên kiểm tra và nạo vét bể tiêu năng.

+ Định kỳ bảo dưỡng 2 lần/năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tăng diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên (Trang 68)