Hiện trạng của hệ thống thủy nông Pa Khoang Nậm Rốm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tăng diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên (Trang 33)

IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2.3. Hiện trạng của hệ thống thủy nông Pa Khoang Nậm Rốm

a. Nguồn nước của hệ thống.

Hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm tận dụng lưu lượng cơ bản của sông Nậm Rốmvới diện tích lưu vực tính đến đầu mối là 282 km2. Lưu lượng tại

đầu mối bình quân nhiều năm: Q0 = 8,65 m3/s, trong khi đó lưu lượng đầu kênh chính theo thiết kế Q = 3,7 m3/s như vậy chứng tỏ rằng nguồn nước đến đầu mối là dồi dào nhưng lưu lượng cơ bản của sông các tháng trong năm có nhiều thay đổi nên việc cấp nước gặp khó khăn. Mùa mưa nước cấp cho sản xuất cần ít thì nước đến của sông lại nhiều. Mùa khô nhu cầu cấp nước cần nhiều thì lưu lượng cơ bản của sông lại nhỏ do đó diện tích tưới một số khu vực trong vùng hưởng lợi từ công trình không được tưới.

Vấn đề thiếu nước trên hệ thống để nhiều diện tích chưa được tưới là do kênh mương chưa được kiên cố hết, địa chất nhiều tuyến kênh đi qua kém nên làm khả năng chuyển tải của hệ thống kênh giảm, đồng thời việc phân phối nước chưa hợp lý.

b. Hiện trạng các hạng mục công trình trong hệ thống. b.1. Hiện trạng hồ Pa Khoang

- Tràn xả lũ (Tràn tự do B=13m tiêu năng bằng bậc nước) làm việc bình thường.

- Đập chính: đắp bằng cao trình đỉnh tường chắn sóng: +926m.

+ Thiết bị thoát nước thân đập và đồi B bị tắc vì vậy nước thấm qua phần thân mái đoạn giáp cống lấy nước.

+ Vai đập bên phải giáp đồi A bị thấm mạnh nước dò tạo thành dòng tại cao trình +910m -:- +915.0m.

+ Tại vị trí tiếp giáp giữa đập chính và đồi B (vai trái) xuất hiện tổ mối với chiều dài khoảng 40cm, chiều rộng khoảng 30cm, chiều sâu chưa xác định. Tổ mối đùn lớp đất lên trên mặt đập, khi đào lớp đất quan sát thấy nhiều mối thợ.

- Cống lấy nước điều tiết bằng van kôn: Q = 3,85 m3

/s, D = 0,8m bị sự cố, ống thép tiếp tục phồng.

Khảo sát năm 1991: Bê tông thân cống bị thấm ướt, nhiều chỗ nước thấm ra thành dòng, cường độ bê tông giảm vì vậy Bộ thủy lợi (nay là Bộ NN&PTNT) đã cho sửa chữa bằng cách luồn ống thép vào trong lòng cống và khoan phụt vữa xi măng để tăng khả năng chống thấm của cống.

Khảo sát năm 1996: mặc dù đã được sửa chữa nhưng chưa giải quyết được triệt để. Một số đoạn ống thép gần phía tháp bị phình, chỗ phình lớn nhất đo được ngày 28/6/1995 là 208mm. Tuy vậy cống vẫn làm việc bình thường, không ảnh hưởng đến cấp nước phục vụ sản xuất nhưng để công trình làm việc ổn định, lâu dài cần có biện pháp sửa chữa.

Biện pháp sửa chữa năm 1996: Xử lý đoạn ống phình, luồn thêm ống thép D = 0,8m, L=14m đoạn còn lại, khống chế chế độ chảy trong cống luôn ở chế độ có áp bằng cách lắp đặt 1 van kôn tiêu năng kiểu giếng sau cống.

Thời gian sửa chữa cống lấy nước lần 2(1996) đến nay đã hơn 10 năm, tại thời điểm sửa chữa, bê tông cống xuống cấp.

- Nhà quản lý: bị thấm , nứt.

b.2. Hiện trạng đập dâng Nậm Rốm.

Đập dâng Nậm Rốm được đưa vào sử dụng từ năm 1965, trong quá trình sử dụng luôn được duy tu bảo dưỡng thường xuyên đến nay vẫn ổn định.

Cống lấy nước và cống xả cát vẫn hoạt động tốt.

Hình 2.2. Cống lấy nước và cống xả cát.

b.3. Hiện trạng hệ thống kênh phân phối nước.

+ Kênh chính và kênh cấp I:

Toàn bộ hệ thống kênh chính và kênh cấp I với tổng chiều dài 33,4 km đã được kiên cố hóa, công tác kiên cố hóa kênh chính và kênh cấp I được thực hiện từ năm 1998 và hoàn thành vào năm 2006. Đến nay hệ thống kênh chính và kênh cấp I vẫn ổn định và hoạt động tốt, tuy nhiên có một số vị trí kênh bị sạt lở cục bộ.

Hình 2.4. Kênh tả, kênh hữu.

Các công trình trên kênh tả: bao gồm 36 cống lấy nước vào các kênh cấp II, 9 cầu máng và 1 tràn băng.

Các công trình trên kênh hữu: bao gồm 40 cống lấy nước vào các kênh cấp II, 10 cầu máng, 2 tràn băng, 1 Cống hộp và 1 xi phông.

Hầu hết các công trình trên kênh được xây dựng từ lâu đến nay đã có biểu hiện xuống cấp, gây rò rỉ làm giảm hệ số sử dụng nước của hệ thống.

+ Kênh cấp II

Có tổng cộng 76 kênh cấp II với chiều dài 104,3 km, đến nay đã kiên cố hóa được 35 kênh với chiều dài 60 km, còn lại là kênh đất.

c. Hiện trạng công tác tổ chức và cơ chế quản lý.

Hiện nay hệ thống thủy nông Pa Khoang – Nậm Rốm do công ty TNHH Quản lý Thủy nông Điện Biên quản lý. Công ty có nhiệm vụ:

+ Lập kế hoạch dùng nước.

+ Điều hòa phân phối nước, vận hành bảo dưỡng máy móc thiết bị. + Phòng chống thiên tai.

Dưới công ty là các cụm thủy nông. Dưới các cụm thủy nông là các HTX dịch vụ, HTX nông nghiệp, các tổ chức dùng nước ở thôn xã.

Cụm thủy nông thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau đây: + Trực tiếp vận hành công trình tưới tiêu, điều hòa phân phối nước.

+ Kiểm tra và tu bổ, sửa chữa thường xuyên công trình. + Bảo vệ công trình

+ Nghiệm thu kết quả tưới

+ Hướng dẫn đội thủy nông thực hiện tưới tiêu

Hình 2.5. Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động Công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tăng diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)