Giải pháp công nghệ của công tác quản lý vận hành phân phối nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tăng diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên (Trang 82)

IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.1.3. Giải pháp công nghệ của công tác quản lý vận hành phân phối nước

Như đã phân tích ở phần hiện trạng về vận hành của hệ thống, tình trạng lấy nước quá mức ở thượng lưu làm thiếu nước ở hạ lưu là do việc kiểm soát nước không chặt chẽ, không chính xác. Do đó, khi hệ thống kênh được kiên cố hóa và các công trình trên kênh được hoàn thiện đồng bộ, sẽ đề nghị áp dụng biện pháp kiểm soát nước tự động bằng Hệ thống hỗ trợ giám sát và thu thập số liệu (SCADA). Hiện nay, hệ thống SCADA đang được lắp đặt và vận hành thử nghiệm tại hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng (khu tưới Củ Chi). Nếu hiệu quả của hệ thống SCADA ở Dầu Tiếng được đánh giá mang lại hiệu quả cao thì có thể áp dụng cho hệ thống thủy nông.Pa Khoang – Nậm Rốm

Tuy nhiên, để có thể lắp đặt hệ thống này đối với hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, hệ thống thống kênh và công trình trên kênh phải đảm bảo đồng bộ, nhân viên vận hành hệ thống phải có trình độ cao. Ngoài ra một vấn đề cần được xem xét là việc bảo vệ hệ thống thiết bị lắp đặt tại các kênh tưới đảm bảo không bị mất cắp.

Khi chưa áp dụng được hệ thống SCADA, để tiện trong công tác quản lý, kiểm soát nước và vận hành hệ thống kênh, có thể bố trí các thiết bị đo nước ngay sau cống lấy nước đầu các kênh cấp I ở cả 2 hệ thống kênh chính.

4.2.1.3. Giải pháp công nghệ của công tác quản lý vận hành phân phối nước nước

a. Vận hành đối với công trình tưới tự chảy:

Đặc điểm của đập dâng không tích nước, dòng chảy liên tục vận hành công trình đơn giản hơn so với loại hình công trình khác, yêu cầu vận hành đặt ra ở đây là điều hòa phân phối nước trong kênh giữa các khu vực tưới. Vào thời kì không cần nước nhất là khi mưa lũ cần đóng ngay cống đầu kênh chính để nước không vào phá hoại kênh mương.

b. Phân phối nước.

Nhiệm vụ chính của phân phối nước là cung cấp đúng lúc lượng nước cần thiết, thỏa mãn nhu cầu của cây trồng có tưới, để làm tốt công tác điều phối nước,

ngoài việc thành lập tổ chức điều phối nước thống nhất cần phải có những quy định thống nhất về chế độ làm việc và nguyên tắc phân phối nước.

Có các phương pháp phân phối nước chính là :

- Phân phối nước theo yêu cầu:

Nước là cung cấp cho nông dân sau khi được mở cống, lượng nước dùng không hạn chế được lượng nước tiêu thụ được đo và được trả tiền theo m3 đã cung cấp.Với phương pháp này yêu cầu hệ thống được thiết lập đồng bộ, hoàn thiện, có các thiết bị đong đo nước tự động. Phương pháp phân phối này chỉ áp dụng tại một số hệ thống áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước như phun mưa tưới gốc, và các trạm bơm tưới, tiêu.

Do đó phương pháp này cần có trình độ kỹ thuật cao đề xây dựng và bảo dưỡng hệ thống.

- Phân phối nước theo yêu cầu có sửa đổi:

Nước được cung cấp mấy ngày sau khi có nhu cầu, thường cấp một lượng nước xác định tùy theo diện tích cần tưới. Lượng nước cung cấp cho các hộ tùy theo diện tích cây trồng. Người phụ trách cần biết rõ lượng nước cần cung cấp để tính ra thời gian và lưu lượng mỗi lần cung cấp là lập ra chương trình phân phối nước. Hình thức phân phối nước này đòi hỏi hệ thống phải được thiết kế và xây dựng tốt vì phải biết chính xác lưu lượng vận chuyển nước trong kênh; hơn nữa công trình lấy nước phải có khả năng cung cấp được lưu lượng yêu cầu.

Phương pháp này muốn trách được các hộ dùng nước quá nhiều, đôi khi phải đặt ra một số quy định số lần tưới, khoảng thời gian giữa 2 lần tưới (7 - 10 ngày)

Người quản lý phải có uy tín, được nông dân tín nhiệm, quý trọng, phải làm được các phép tính sơ đẳng để có thể cân đối được giữa cung và cầu;

Ưu điểm của phương pháp có thể hoạt động luân phiên được khi cần thiết.

- Phân phối nước giữa các kênh và yêu cầu tự do:

Phương pháp này phù hợp cho việc quản lý tổng hợp. Doanh nghiệp nhà nước quản lý đầu mối và kênh chính, nhà nông tự lấy nước ở kênh nhánh và kênh nội đồng. Thời gian mỗi lần tưới theo kinh nghiệm trong vùng. Khi đến lượt nhà

mình hộ dùng nước tự đi lấy nước, trong trường hợp này kênh phải thiết kế chuyển được nước cho tập chung các yêu cầu. Theo hình thức này cung và cầu không ăn khớp với nhau. Đến lượt có nước không tính đến yêu cầu cụ thể làm lượng nước tổn thất lớn.

- Phân phối luân phiên

Các kênh nhánh nhận được nước luân phiên, các hộ dùng nước được lấy nước theo lịch và kế hoạch đã định trước, thường với một lượng có hạn. Theo phương pháp này, mọi kênh đều luân phiên nhận được nước, các hộ dùng nước nhận được vào lúc đã định từ trước và tùy theo lượng nước cung cấp. So sánh với các phương pháp trên, ở đây có sự tưới luân phiên không những ở các kênh chính mà còn luân phiên ở các khu vực tưới tiêu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tăng diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)