Định hướng phát triển Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tăng diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên (Trang 28)

IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.4.4. Định hướng phát triển Nông nghiệp

a. Định hướng phát triển.

Phát triển mạnh sản xuất lương thực theo hướng sản xuất hàng hoá, đáp ứng cho tiêu dùng nội tỉnh và cung cấp lương thực hàng hoá cho nhu cầu trên các công trường thuỷ điện Sơn La, Nậm Nhùn. Tăng lượng dự trữ, đảm bảo an ninh lương thực. Tổng sản lượng lương thực năm 2010 phải đạt mức 215.000 -220.000 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 450 kg/người/năm. Nhịp độ phát triển bình quân giai đoạn đến năm 2010 đạt 4,7%/năm. Tổng sản lượng lương thực đến năm 2020 ước đạt 250.000 tấn, bình quân đầu người đạt 468 kg/người/năm.

Đẩy mạnh thâm canh, phát huy tối đa khả năng canh tác của đất, mở rộng phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao để tăng hiệu quả lao động, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Phát triển mạnh chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi đại gia súc tập trung để cung cấp thực phẩm hàng hoá cho tiêu dùng nội tỉnh và nhu cầu thực phẩm của các công trình xây dựng lớn.

- Phấn đấu giá trị sản xuất khu vực nông - lâm nghiệp đạt nhịp độ phát triển bình quân 6,1%/năm, giá trị tăng thêm đạt nhịp độ phát triển bình quân 5,8%, trong đó nông nghiệp tăng 5,23%, lâm nghiệp tăng 7%, thuỷ sản tăng 11,8%.

- Quy mô đất nông nghiệp đến năm 2010 đạt 114.691 ha, tăng thêm 6.609 ha so với năm 2005. Trong đó, diện tích lúa ruộng đạt 19.048 ha. Bình quân mỗi hộ nông nghiệp có 1,6 ha đất canh tác. Dự ước đến năm 2020 diện tích canh tác hàng năm là 134.378 ha, trong đó diện tích lúa đạt 40.500 ha, sản lượng 162.100 tấn, diện tích ngô 29.000 ha, sản lượng 87.000 tấn.

- Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp lên 25%. Chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn để 65% nông dân làm nông - lâm nghiệp và 35% làm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tăng thu nhập bình quân của hộ nông dân lên gấp 3 lần so với hiện nay.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

c. Ngành trồng trọt.

Giá trị của ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn khu vực nông lâm nghiệp với tỷ lệ 60,7%. Quy mô diện tích canh tác các loại cây lương thực dự kiến 71.640 ha, chiếm 62% quỹ đất dành cho sản xuấtnông nghiệp. Hệ số sử dụng ruộng đất đạt 1,8 lần. Tăng diện tích các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập trung vào 2 loại cây công nghiệp chủ đạo là chè và đậu tương, phát triển một số loại cây ăn quả chuyên canh thành vùng tập trung.

Các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp:

- Nhanh chóng xây dựng hoàn thiện quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn đến năm 2010 và dự báo đến 2020 trong đó có quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất trọng điểm, đi liền với các cơ chế, chính sách hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác, bao tiêu sản phẩm để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung.

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ khai hoang, đầu tư xây dựng các hồ đập thuỷ lợi lớn để mở rộng diện tích canh tác lúa nước thêm 2000 - 3000 ha.

- Tập trung đầu tư kiên cố hoá các công trình thuỷ lợi, nhất là hệ thống kênh mương để đảm bảo nước tưới, tăng diện tích lúa 2 vụ lên 8.500 ha, chiếm 50% diện tích ruộng.

- Tăng cường nghiên cứu, thử nghiệm, đưa vào sản xuất những giống cây trồng mới có năng suất cao, đảm bảo 100% diện tích lúa ruộng, 50 - 60% diện tích ngô được gieo trồng bằng các loại giống mới.

- Tăng cường công tác khuyến nông, đầu tư mô hình thí điểm để phát triển các loại cây trồng khác trên đất 1 vụ và 2 vụ lúa.

- Xây dựng hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với sản xuất nông nghiệp tập trung, đặc biệt là chính sách tín dụng đối với trồng cây công nghiệp dài ngày.

- Củng cố các trạm, trại, trung tâm giống lúa, cây trồng cạn, đầu tư xây dựng các trung tâm giống về gia súc, gia cầm để cung cấp các loại cây, con giống có năng suất chất lượng cao và phù hợp với điều kiện địa phương vào sản xuất.

Bảng 2.15. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020

TT Loại đất Diện tích

TỔNG CỘNG 15601

I Đất trồng cây hàng năm 15352

1 Đất ruộng lúa, lúa màu 8407

a Ruộng 2 vụ 5330 b Ruộng 1 vụ 1976 c Đất chuyên mạ 0 2 Đất nương rẫy 5506 a Nương trồng lúa 2250 b Nương rẫy khác 3256 3 Đất trồng cây hàng năm khác 1440

a Đất chuyên màu và cây CN hàng năm 1440

TT Loại đất Diện tích

III Đất trồng cây lâu năm 164

1 Đất trồng cây CN lâu năm 42

2 Đất trồng cây ăn quả 122

3 Đất trồng cây lâu năm khác 0

IV Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 6

1 Đất trồng cỏ 0

2 Đất cỏ tự nhiên cải tạo 6

V Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 100

1 Chuyên nuôi cá 100

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tăng diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)