Giải pháp cải cách chính sách và cơ chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tăng diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên (Trang 84)

IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.1.2. Giải pháp cải cách chính sách và cơ chế

Cơ chế, chính sách là một hành lang pháp lý vững chắc giúp cho các đơn vị quản lý thủy nông, các tổ chức dùng nước có cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và vận hành hệ thống thủy nông một cách tốt nhất. Việc xây dựng, cụ thể hóa các

cơ chế chính sách của Trung ương cho phù hợp với tình hình cụ thể của tỉnh Điện Biên nói chung và hệ thống thủy nông Pa Khoang – Nậm Rốm nói riêng là hết sức cần thiết. Bên cạnh việc hoàn thiện các cơ chế chính sách, vấn đề nhận thức của chính cán bộ quản lý và người dân về vấn đề này cũng cần được quan tâm. Đây là vấn đề tiên quyết dẫn đến sự thành công trong việc quản lý một hệ thống thủy nông. Cụ thể các giải pháp về thể chế chính sách như sau:

a. Trong quản lý khai thác tưới.

- Đầu tư trang thiết bị cần thiết cho công tác quản lý và điều hành tưới . Từng bước hiện đại hoá các thiết bị quản lý .

- Hạn chế và khắc phục dần các biện pháp điều hành, quản lý theo định tính chuyển đần phương pháp điển hình và quản lí theo định lượng chính xác và kịp thời - Nâng cao ý thức của người dân trong việc quản lý tưới, tiết kiệm nước tưới, biết được phương pháp tưới và biện pháp tưới có hiệu quả trong việc tiết kiệm nước tưới , năng suất cây trồng. . . .

b. Giải pháp chính sách và nguồn nhân lực.

Để khuyến khích năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm cần phải xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật chính xác và tiên tiến.

Trên cơ sở đó tiến hành thực hiện cơ chế khoán quản. Vừa khuyến khích vật chất vừa động viên về tinh thần để người lao động chủ động , sáng tạo phát huy hết khả năng của mình để đạt được năng suất lao động cao và chất lượng sản phẩm tốt đảm bảo tiêu chuẩn kỷ thuật. Mặt khác phải luôn chú trọng đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để tăng cường năng lực làm việc cho đội ngũ lao động trong công ty bằng cách cử một số cán bộ tham gia học tập các chuyên đề nâng cao do Bộ và các Vụ, Viện mở nhằm nâng cao năng lực quản lý đào tạo chuyên môn

c. Chính sách về đầu tư.

Chính sách đầu tư phải đồng bộ, dứt điểm. Ưu tiên vùng khó khăn về nguồn nước, vùng thường xuyên bị thiên tai đe doạ: úng , lũ lụt , hạn hán . . .

- Chú trọng đầu tư trang thiết bị quản lý điều hành, từng bước cơ giới hoá, hiện đại hoá

d. Nâng cao nhận thức của người dân về việc chấp hành cơ chế chính sách

Tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của người dân đối với các cơ chế chính sách của Nhà nước. Việc tuyên truyền có thể kết hợp tại các buổi họp dân do chính quyền tổ chức, thông qua đài truyền thanh của địa phương. Khi nhận thức của người dân được cải thiện sẽ tạo được sự thuân lợi cho các đơn vị quản lý cũng như mang lại những hiệu quả ích lợi cho hệ thống.

Tóm lại, những giải pháp về cơ chế, chính sách cần đáp ứng được mục tiêu là mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân và thông qua đó cũng mang lại sự phát triển bền vững cho hệ thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tăng diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên (Trang 84)