Những tồn tại cần giải quyết của hệ thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tăng diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên (Trang 40)

IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.4.3.Những tồn tại cần giải quyết của hệ thống

Là một hệ thống mà sự phát triển của nó lại gắn liền với sự phát triển kinh tế của vùng lòng chảo Điện Biên việc đầu tư tưới tiêu đã được chú ý đúng mực và đã phục vụ đắc lực cho việc sản xuất nông nghiệp trong vùng, tuy nhiên qua việc phân tích đánh gía hiện trạng, hệ thống tưới vẫn còn một số tồn tại nhất định cần khắc phục như sau:

+ Về mặt tưới: hệ số tưới của các kênh hiện nay thấp (0,6 ÷ 0.64 l/s/ha) nên cần nâng cao lên để đạt hệ số tưới mặt ruộng mới đảm bảo được các yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

+ Hệ thống kênh cấp II chưa được kiên cố hóa đồng bộ cần được nghiên cứu nâng cấp tu sửa đúng mức.

+ Sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Pa Khoang nhằm tăng dung tích hồ, tăng khả năng lấy nước của cống nhằm bổ sung lượng nước thiếu cho hệ thống.

+ Do chất lượng kênh mương nổi dẫn nước chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra, lượng nước tổn thất lớn, nguồn nước thiếu nên vẫn còn đến gần 20% diện tích chưa được tưới. Cần nghiên cứu giảm nhỏ tỷ lệ này bằng cách củng cố từng bước mạng lưới kênh mương tưới, công trình trên kênh để tăng diện tích tưới.

+ Có biện pháp bổ sung nguồn nước tưới nhiều khu vực còn thiếu, sửa chữa nâng cấp kênh mương, công trình để đảm bảo tưới chủ động cho toàn hệ thống.

+ Lập được qui trình vận hành, điều khiển hệ thống ứng với từng giai đoạn nhất định phụ thuộc vào nhu cầu nước và lượng nước có thể cung cấp.

+ Phân khu hợp lý tạo ra các hệ độc lập.

Thực hiện những nhiệm vụ để đạt được mục đích trên cần phải dựa trên nguyên tắc triệt để lợi dụng các công trình sẵn có, khôi phục lại nhiệm vụ thiết kế của nó để đạt được hiệu ích cao nhất.

* Về tổ chức và cơ chế quản lý:

- Trình độ quản lý chỉ đáp ứng phù hợp trong giai đoạn trang thiết bị quản lý còn thô sơ, cần phải được bồi dưỡng nâng cao để đáp ứng khi trang thiết bị quản lý hiện đại.

- Chưa có sự phân cấp rõ ràng trong quản lý, điều hành và trách nhiệm của người dân ( PIM ) trong việc tham gia quản lý và bảo vệ công trình .

Như vậy các công trình đã xây dựng qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn khác nhau tới nay một số công trình đã xuống cấp nghiêm trọng và hư hại nặng, tuy hàng năm đã được tu sửa nâng cấp kể cả đầu mối lẫn kênh mương, một số công trình trước đây thiết kế với hệ số tưới nhỏ nay không còn phù hợp. Mặt khác do việc quản lý khai thác chưa đảm bảo đúng quy trình, quy phạm bởi vậy hàng năm hạn vẫn xảy ra tập trung ở vùng cuối kênh của hệ thống.

Chương III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC CỦA HỆ THỐNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tăng diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên (Trang 40)