Thông tin nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng biogas của người dân thị xã ngã bảy, tỉnh hậu giang (Trang 38)

2. 11 Khái niệm biogas

4.1.2Thông tin nông hộ

4.1.2.1 Thông tin nhân khẩu

Bảng 4.2: Mô tả thông tin nông hộ chăn nuôi heo ở thị xã Ngã Bảy tháng 9 năm 2014

Thông tin Đơn vị

tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Số thành viên Người 2,00 8,00 3,84 1,24

Thu nhập Triệu đồng 1,00 50,00 5,90 6,22

lao động nuôi heo Người 1,00 4,00 1,77 0,69

Số năm nuôi heo Năm 1,00 34,00 9,82 7,39

Nguồn: số liệu điều tra, 2014

Số thành viên: Tổng số thành viên trong gia đình đáp viên dao động từ 2 đến 8 người, trung bình mỗi nông hộ có 3,8 người. Điều này có thể thấy không riêng gì ở thị xã Ngã Bảy, những gia đình thời hiện đại con cái tự lập, không sống chung với cha mẹ sau khi kết hôn hoặc đi làm xa, nên đa phần mỗi hộ gia đình chỉ gồm 2 thế hệ. Tuy nhiên, cũng có một số ít gia đình còn giữ nét truyền thống sống chung nhiều thế hệ và do đó số nhân khẩu ở các hộ gia đình có sự chênh lệch nhau.

Thu nhập: Do thuộc địa phận nông thôn nên thu nhập của các hộ dân ở xã Đại Thành và Tân Thành còn thấp, trung bình mỗi hộ thu nhập 5,9 triệu đồng/tháng, hộ có thu nhập thấp nhất là 1 triệu đồng/tháng và cao nhất là 50 triệu đồng/tháng. Có sự chênh lệch lớn về thu nhập là do thứ nhất: mỗi hộ gia đình có số nhân khẩu khác nhau, thu nhập được tính bằng tổng thu nhập của các thành viên trong gia đình vì thế gia đình có nhiều thành viên sẽ có thu nhập lớn hơn; thứ hai: người dân ở xã Đại Thành và Tân Thành lấy chăn nuôi là hoạt động sinh kế chính, và mỗi nông hộ có số lượng gia súc gia cầm khác nhau nên thu nhập mang lại cũng khác nhau; ngoài ra, các hộ gia đình còn tham gia nhiều hoạt động sản xuất khác và mang lại nhiều nguồn thu. Như vậy, nếu kết hợp với số người trung bình trong một hộ thì thu nhập bình quân trên đầu người sẽ là 1,5 triệu/người/tháng. Con số này nhìn chung là rất thấp so với mức bình quân thu nhập trên đầu người ở Việt Nam.

Số lao động tham gia chăn nuôi heo: từ 1 đến 4 người tham gia vào hoạt động chăn nuôi heo trong một nông hộ, như vậy trung bình sẽ có 1,7 người là lao động chính trực tiếp chăm sóc đàn heo. So với số thành viên trung bình trong 1 hộ là 3,8 người thì ta thấy ngoài hoạt động chăn nuôi heo, các thành viên còn lại trong gia đình còn tham gia hoạt động sản xuất khác như trồng trọt, phi nông nghiệp,…

29

Số năm chăn nuôi heo: số năm chăn nuôi heo của nông hộ dao động từ 1 năm (tức những hộ mới bắt đầu nuôi heo) và đến 34 năm. Thời gian chăn nuôi heo phản ánh kinh nghiệm của nông hộ, như vậy trung bình mỗi hộ có 9,82 năm gắn bó với hoạt động chăn nuôi heo. Con số cho thấy người dân tích lũy nhiều kiến thức theo thời gian, am hiểu nhiều về đặc tính đàn heo, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phỏng vấn vì những thông tin hữu ích được đáp viên chia sẻ nhiều hơn.

Tóm lại, số nhân khẩu trong các nông hộ được phỏng vấn là không lớn, mức thu nhập bình quân trên người còn thấp, tuy nhiên mức độ chệnh lệch giữa thu nhập là rất lớn. Số lao động tham gia chăm sóc đàn heo trong gia đình còn ít và kinh nghiệm chăn nuôi heo của người dân ở mức khá cao.

4.1.2.1 Thông tin chất đốt sử dụng của nông hộ

Các nông hộ được phỏng vấn ở thị xã Ngã Bảy chỉ sử dụng nhiên liệu đun nấu là những chất đốt truyền thống như củi, than và gas công nghiệp. Do đặc điểm nhân khẩu và kinh tế gia đình nên có những hộ chỉ sử dụng duy nhất 1 loại chất đốt. Trong khi đó, những hộ khác sử dụng kết hợp 2 hoặc cả 3 loại trong đun nấu hàng ngày.

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Hình 4.2 Tỷ lệ hộ dân sử dụng từng loại chất đốt ở thị xã Ngã Bảy Với những hộ thu nhập thấp và hoạt đồng thuần nông sẽ sử dụng củi để đun nấu trong gia đình (chiếm 27,27%). Những hộ có thành phần gia đình là công nhân viên và số thành viên ít sẽ chọn sử dụng gas công nghiệp để tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn trong đun nấu (6,06%), còn lại những hộ sử dụng than do nhu cầu đun nấu cao, nhiên liệu này không chỉ được dùng để đun nấu thức ăn cho gia đình mà còn dùng nấu rượu hay thức ăn cho heo (1,52%). Có không ít những hộ sử dụng kết hợp 2 loại chất đốt như củi và gas công nghiệp, than và củi nhằm linh hoạt hơn trong việc sử dụng và tiết kiệm chi phí. Chỉ 1,52% nông hộ sử dụng cả 3 loại chất đốt, đó là hộ có số thành viên đông, hoạt động nấu rượu và chăn nuôi heo với số lượng lớn.

Theo đó, chi phí mỗi hộ bỏ ra hàng tháng cho nhiên liệu truyền thống bao gồm củi, gas và than được thống kê như sau:

0 10 20 30 40 50 60 Củi (n=18) Gas công nghiệp (n=4) than (n=1) Củi và gas (n=34) Gas và than (n=5) Củi và than (n=3) Cả 3 (n=1) 27,27% 6,06% 1,52% 51,52% 7,58% 4,55% 1,52% %

30

Bảng 4.3: Chi phí chất đốt hàng tháng của nông hộ thị xã Ngã Bảy

Đơn vị tính: nghìn đồng/hộ/tháng Loại chất đốt Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Củi 60,00 2.000,00 350.00 436,69

Than 36,00 36,00 36.00 .

Gas công nghiệp 64,17 253,33 164,37 77,61

Củi và gas 111,43 1.316,70 320,61 199,38

Củi và than 200,00 550,00 356,67 177,86

Than và gas 233,33 1.175,00 543,33 382,57

Cả 3 436,25 436,25 436,25 .

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Củi: Chi phí dành cho chất đốt củi ít nhất trong những loại chất đốt mà nông hộ sử dụng. Do đây là nguồn năng lượng sẵn có tại địa phương với số lượng lớn nên giá thành không cao (từ 100 đến 130 nghìn đồng/m3), thích hợp cho nông hộ có thu nhập thấp sử dụng. Đối với hộ sử dụng củi từ vườn nhà sẽ được quy đổi theo giá củi tương đương hiện tại ở địa phương. Như vậy, hàng tháng mỗi hộ phải chi ra từ 60 nghìn đồng đến 2 triệu đồng cho nhiên liệu củi, trung bình 350 nghìn đồng/hộ/tháng.

Than: một bộ phận nông hộ ở Ngã Bảy dùng than cho hoạt động đun nấu trong gia đình, với giá từ 2.000 đến 10.000 đồng/kg than vụn khi mua tại lò than, nhiên liệu này cũng được người dân ưa chuộng và dùng phổ biến. Do chỉ có 1/66 hộ được phỏng vấn dùng than đun nấu nên các giá trị thống kê bằng nhau và bằng 36 nghìn/hộ/tháng.

Gas công nghiệp: là nhiên liệu đốt dùng phổ biến ngay cả ở nông thôn ngày nay, giá mỗi bình gas khoảng 350.000 đồng/bình cho bình 12 kg và mỗi gia đình dùng khá lâu, khoảng cách mỗi lần thay bình gas từ 2 đến 6 tháng/lần. Như vậy nếu tính trung bình thì mỗi gia đình chi ra 164.370 đồng/bình/tháng cho nhiên liệu chất đốt này, thay vì nông hộ sử dụng biogas thì họ sẽ không phải tốn 1 khoản chi phí như vậy.

Sử dụng kết hợp các loại nhiên liệu: nhiều hộ sử dụng kết hợp 2 hay 3 loại chất đốt trên nhằm linh hoạt trong đun nấu, tiết kiệm chi phí. Các hình thức kết hợp sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho việc đun nấu đối với những hộ có tần suất đun nấu cao, đông thành viên hay những hộ có hoạt động nấu rượu.

Tóm lại, trung bình mỗi tháng 1 nông hộ sẽ chi ra ít nhất 36 nghìn và cao nhất là 543 nghìn đồng/tháng cho các loại nhiên liệu đun nấu truyền thống đang sử dụng. Thay vì sử dụng biogas làm chất đốt, các hộ sẽ tiết kiệm được khoản tiền này. Khoản chi phí nhiên liệu của mỗi nông hộ có thể được xem như giá trị chất đốt được lượng hóa thành tiền của biogas. Số tiền tối đa 543 nghìn/tháng không quá lớn nhưng cũng không hề nhỏ đối với một hộ gia đình

31

ở nông thôn. Như vậy mới thấy được 1 phần lợi ích kinh tế mà biogas mang lại cho người dân.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng biogas của người dân thị xã ngã bảy, tỉnh hậu giang (Trang 38)