0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nhận thức của người dân về tác hại của chất thải chăn nuôi heo

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIOGAS CỦA NGƯỜI DÂN THỊ XÃ NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG (Trang 47 -47 )

2. 11 Khái niệm biogas

4.3.2 Nhận thức của người dân về tác hại của chất thải chăn nuôi heo

Chất thải chăn nuôi heo nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ra nhiều tác hại đến đời sống, sức khỏe con người và đàn vật nuôi. Nếu không nhận thấy chất thải chăn nuôi heo (phân heo, nước tiểu heo, thức ăn thừa, nước vệ sinh chuồng trại, nước tắm heo) chứa nhiều thành phần gây hại cho môi trường và đời sống thì khó có ý thức tốt để tìm ra biện pháp có hiệu quả để xử lý chúng. Theo kết quả phỏng vấn những hộ chăn nuôi heo ở thị xã Ngã Bảy,

Xả xuống song, kênh, rạch (n=76)

Nuôi cá (n=35) Đào hố chôn có xử lý thuốc

(n=13)

Bón cho cây trồng sau khi sử lý … Dùng đệm lót sinh học (n=2) 7,07% 17,68% 6,57% 4,55% 1,01% 16,16% 1,01% 15,15% Phân heo

38

tỷ lệ người dân biết và không biết những tác hại của chất thải chăn nuôi heo được thể hiện như sau:

Bảng 4.9: Nhận thức về tác hại của chất thải chăn nuôi heo của người dân thị xã Ngã Bảy

Đơn vị tính: phần trăm (%) Tác hại của chất thải chăn nuôi

Hiểu biết về tác hại của chất thải chăn nuôi heo Biết Không biết Phân, nước tiểu heo gây bệnh cho người vật

nuôi

97,0 3,0

Phân, nước tiểu heo gây ô nhiễm môi trường 93,9 6,1 Nước vệ sinh chuồng là nguồn gây bệnh cho

người và vật nuôi

97,0 3,0

Nước vệ sinh chuồng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nặng

93,9 6,1

Thức ăn thừa phân hủy gây mùi hôi, làm ô nhiễm môi trường

90,9 9,1

Khí thải từ bãi ủ, hầm ủ phân chuồng gây ô nhiễm không khí

89,4 10,6

Quá trình phân hủy chất thải chăn nuôi tạo ra khí gây hiệu ứng nhà kính

54,5 45,5

Nguồn: số liệu điều tra, 2014

Phân, nước tiểu heo gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh cho người và vật nuôi: lần lượt có đến 93,9% và 97% người dân biết về điều này. Phân và nước tiểu heo chứa nhiều chất hữa cơ khi phân hủy sẽ tạo ra mùi hôi, thối làm khó chịu, gây ô nhiễm không khí. Nếu xả trực tiếp xuống kênh rạch sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, hoặc ủ lâu ngày trong đất sẽ gây phú dướng đất, có thể tạo môi trường cho vi khuẩn, mầm bệnh phát tán. Trong phân heo có chứa nhiều virus, ấu trùng, trứng giun sán,… khi được xả xuống sông, kênh, rạch sẽ theo nguồn nước xâm nhập vào cơ thể con người và vật nuôi, mà hiện tại còn nhiều người dân vẫn đang sử dụng nguồn nước sông làm nước sinh hoạt gia đình, nước tắm heo cũng được lấy từ đó.

Nước vệ sinh chuồng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nặng, gây bệnh cho người và vật nuôi: nước vệ sinh chuồng trại không những mang theo nhiều ấu trùng gây bệnh chứa trong phân, nước tiểu heo, môi trường xung quanh mà còn làm ô nhiễm các con sông, kênh, rạch, gây mùi hôi thối, các loại này có thể tồn tại vài ngày, vài tháng trong phân, trong nước thải và trong đất. Đối với vấn đền này thì có 93,9% và 97% người dân nhận định họ biết về tác hại.

39

Thức ăn thừa phân hủy gây mùi hôi, làm ô nhiễm môi trường: có 90,9% người dân biết rằng thức ăn cho heo có nhiều chất hữa cơ dễ phân hủy như cám, thức ăn xanh, cặn,… và trong tự nhiên những chất này bị phân hủy sẽ gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến xung quanh, gây ô nhiễm không khí.

Khí thải từ bãi, hầm ủ phân chồng trong đất gây ô nhiễm không khí: có 89,4% người dân nhận thức được rằng khi ủ phân chuồng làm phân bón cho cây trồng sẽ có những mùi hôi bốc lên, gây ô nhiễm không khí, đất. Ở Ngã Bảy, đa phần nông hộ xử lý phân heo bằng cách ủ ở ngoài bãi, hầm trong đất, sau đó xử lý thuốc hoặc được dùng làm phân bón cho cây trồng. Quá trình phân hủy phân heo sinh ra các khi như H2S, NH3,… gây mùi khó chịu, ô nhiễm không khí.

Quá trình phân hủy chất thải chăn nuôi tạo ra khí gây hiệu ứng nhà kính: đây là vấn đề không mấy xa lạ với chúng ta nhưng đối với những người nông dân suốt ngày “Bán mặt cho đât bán lưng cho trời” thì họ không mấy quan tâm, vì nó nghiên về khoa học. Vì thế, khi được hỏi thì chỉ có 54,5% người dân biết, còn lại khá đông 45,5% người dân không biết về vấn đề này.


Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIOGAS CỦA NGƯỜI DÂN THỊ XÃ NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG (Trang 47 -47 )

×