MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng biogas của người dân thị xã ngã bảy, tỉnh hậu giang (Trang 37)

2. 11 Khái niệm biogas

4.1MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4.1.1 Thông tin đáp viên

Đề tài đã phỏng vấn 66 nông hộ có hoạt động chăn nuôi heo và không áp dụng biogas trên địa bàn thị xã Ngã Bảy, thông tin chung về đáp viên được thống kê như sau:

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Hình 4.1 Mô tả giới tính đáp viên

Theo kết quả mô tả, có hơn 50% đáp viên là nữ (63,7%), còn lại là đáp viên nam chiếm tỷ lệ 36,4%. Đa phần ở nông thôn Việt Nam, nữ giới là người trực tiếp tham gia vào hoạt động chăn nuôi của gia đình. Do đó, họ nắm rõ thực trạng đàn heo nên đã tạo được thuận lợi cho quá trình phỏng vấn đáp viên, những thông tin thu thập được từ nông hộ có độ tin cậy cao.

Bảng 4.1: Mô tả thông tin tuổi và trình độ học vấn của đáp viên

Thông tin Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tuổi đáp viên 18,00 63,00 45,21 11,56

Số năm đi học 0,00 15,00 5,62 3,69

Nguồn: số liệu điều tra, 2014

Tuổi: của đáp viên khá cao, trung bình 45 tuổi. Điều đó cho thấy rằng đáp viên có thể là chủ hộ (đối với nam) hoặc là lao động chính tham gia chăn nuôi heo trong gia đình. Có thể nhận định rằng ở độ tuổi này, con người sẽ có suy nghĩ chính chắn, tích lũy nhiều kinh nghiệm sống nên cũng góp phần tạo điều kiện thuận tiện trong việc trao đổi thông tin.

Số năm đi học: thể hiện trình độ học vấn của đáp viên, có đáp viên trình độ đại học nhưng cũng có đáp viên không đi học. Tuy nhiên, đáp viên không đi học không có nghĩa là mù chữ. Phần lớn đáp viên có trình độ tiểu học và trung học cơ sở (với số năm đi học trung bình 5,62 năm). Với mức trình độ này đáp viên có thể tiếp thu được thông tin dễ dàng, do đó việc phỏng vấn cũng không gặp nhiều khó khăn.

Nam 36% Nữ

28

Nhìn chung, các đáp viên đa phần là nữ và là những người trực tiếp tham gia chăn nuôi heo, tuổi đáp viên cũng khá cao và trình độ học vấn chủ yếu ở bậc tiểu học và trung học cơ sở.

4.1.2 Thông tin nông hộ

4.1.2.1 Thông tin nhân khẩu

Bảng 4.2: Mô tả thông tin nông hộ chăn nuôi heo ở thị xã Ngã Bảy tháng 9 năm 2014

Thông tin Đơn vị

tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Số thành viên Người 2,00 8,00 3,84 1,24

Thu nhập Triệu đồng 1,00 50,00 5,90 6,22

lao động nuôi heo Người 1,00 4,00 1,77 0,69

Số năm nuôi heo Năm 1,00 34,00 9,82 7,39

Nguồn: số liệu điều tra, 2014

Số thành viên: Tổng số thành viên trong gia đình đáp viên dao động từ 2 đến 8 người, trung bình mỗi nông hộ có 3,8 người. Điều này có thể thấy không riêng gì ở thị xã Ngã Bảy, những gia đình thời hiện đại con cái tự lập, không sống chung với cha mẹ sau khi kết hôn hoặc đi làm xa, nên đa phần mỗi hộ gia đình chỉ gồm 2 thế hệ. Tuy nhiên, cũng có một số ít gia đình còn giữ nét truyền thống sống chung nhiều thế hệ và do đó số nhân khẩu ở các hộ gia đình có sự chênh lệch nhau.

Thu nhập: Do thuộc địa phận nông thôn nên thu nhập của các hộ dân ở xã Đại Thành và Tân Thành còn thấp, trung bình mỗi hộ thu nhập 5,9 triệu đồng/tháng, hộ có thu nhập thấp nhất là 1 triệu đồng/tháng và cao nhất là 50 triệu đồng/tháng. Có sự chênh lệch lớn về thu nhập là do thứ nhất: mỗi hộ gia đình có số nhân khẩu khác nhau, thu nhập được tính bằng tổng thu nhập của các thành viên trong gia đình vì thế gia đình có nhiều thành viên sẽ có thu nhập lớn hơn; thứ hai: người dân ở xã Đại Thành và Tân Thành lấy chăn nuôi là hoạt động sinh kế chính, và mỗi nông hộ có số lượng gia súc gia cầm khác nhau nên thu nhập mang lại cũng khác nhau; ngoài ra, các hộ gia đình còn tham gia nhiều hoạt động sản xuất khác và mang lại nhiều nguồn thu. Như vậy, nếu kết hợp với số người trung bình trong một hộ thì thu nhập bình quân trên đầu người sẽ là 1,5 triệu/người/tháng. Con số này nhìn chung là rất thấp so với mức bình quân thu nhập trên đầu người ở Việt Nam.

Số lao động tham gia chăn nuôi heo: từ 1 đến 4 người tham gia vào hoạt động chăn nuôi heo trong một nông hộ, như vậy trung bình sẽ có 1,7 người là lao động chính trực tiếp chăm sóc đàn heo. So với số thành viên trung bình trong 1 hộ là 3,8 người thì ta thấy ngoài hoạt động chăn nuôi heo, các thành viên còn lại trong gia đình còn tham gia hoạt động sản xuất khác như trồng trọt, phi nông nghiệp,…

29

Số năm chăn nuôi heo: số năm chăn nuôi heo của nông hộ dao động từ 1 năm (tức những hộ mới bắt đầu nuôi heo) và đến 34 năm. Thời gian chăn nuôi heo phản ánh kinh nghiệm của nông hộ, như vậy trung bình mỗi hộ có 9,82 năm gắn bó với hoạt động chăn nuôi heo. Con số cho thấy người dân tích lũy nhiều kiến thức theo thời gian, am hiểu nhiều về đặc tính đàn heo, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phỏng vấn vì những thông tin hữu ích được đáp viên chia sẻ nhiều hơn.

Tóm lại, số nhân khẩu trong các nông hộ được phỏng vấn là không lớn, mức thu nhập bình quân trên người còn thấp, tuy nhiên mức độ chệnh lệch giữa thu nhập là rất lớn. Số lao động tham gia chăm sóc đàn heo trong gia đình còn ít và kinh nghiệm chăn nuôi heo của người dân ở mức khá cao.

4.1.2.1 Thông tin chất đốt sử dụng của nông hộ

Các nông hộ được phỏng vấn ở thị xã Ngã Bảy chỉ sử dụng nhiên liệu đun nấu là những chất đốt truyền thống như củi, than và gas công nghiệp. Do đặc điểm nhân khẩu và kinh tế gia đình nên có những hộ chỉ sử dụng duy nhất 1 loại chất đốt. Trong khi đó, những hộ khác sử dụng kết hợp 2 hoặc cả 3 loại trong đun nấu hàng ngày.

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Hình 4.2 Tỷ lệ hộ dân sử dụng từng loại chất đốt ở thị xã Ngã Bảy Với những hộ thu nhập thấp và hoạt đồng thuần nông sẽ sử dụng củi để đun nấu trong gia đình (chiếm 27,27%). Những hộ có thành phần gia đình là công nhân viên và số thành viên ít sẽ chọn sử dụng gas công nghiệp để tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn trong đun nấu (6,06%), còn lại những hộ sử dụng than do nhu cầu đun nấu cao, nhiên liệu này không chỉ được dùng để đun nấu thức ăn cho gia đình mà còn dùng nấu rượu hay thức ăn cho heo (1,52%). Có không ít những hộ sử dụng kết hợp 2 loại chất đốt như củi và gas công nghiệp, than và củi nhằm linh hoạt hơn trong việc sử dụng và tiết kiệm chi phí. Chỉ 1,52% nông hộ sử dụng cả 3 loại chất đốt, đó là hộ có số thành viên đông, hoạt động nấu rượu và chăn nuôi heo với số lượng lớn.

Theo đó, chi phí mỗi hộ bỏ ra hàng tháng cho nhiên liệu truyền thống bao gồm củi, gas và than được thống kê như sau:

0 10 20 30 40 50 60 Củi (n=18) Gas công nghiệp (n=4) than (n=1) Củi và gas (n=34) Gas và than (n=5) Củi và than (n=3) Cả 3 (n=1) 27,27% 6,06% 1,52% 51,52% 7,58% 4,55% 1,52% %

30

Bảng 4.3: Chi phí chất đốt hàng tháng của nông hộ thị xã Ngã Bảy

Đơn vị tính: nghìn đồng/hộ/tháng Loại chất đốt Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Củi 60,00 2.000,00 350.00 436,69

Than 36,00 36,00 36.00 .

Gas công nghiệp 64,17 253,33 164,37 77,61

Củi và gas 111,43 1.316,70 320,61 199,38

Củi và than 200,00 550,00 356,67 177,86

Than và gas 233,33 1.175,00 543,33 382,57

Cả 3 436,25 436,25 436,25 .

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Củi: Chi phí dành cho chất đốt củi ít nhất trong những loại chất đốt mà nông hộ sử dụng. Do đây là nguồn năng lượng sẵn có tại địa phương với số lượng lớn nên giá thành không cao (từ 100 đến 130 nghìn đồng/m3), thích hợp cho nông hộ có thu nhập thấp sử dụng. Đối với hộ sử dụng củi từ vườn nhà sẽ được quy đổi theo giá củi tương đương hiện tại ở địa phương. Như vậy, hàng tháng mỗi hộ phải chi ra từ 60 nghìn đồng đến 2 triệu đồng cho nhiên liệu củi, trung bình 350 nghìn đồng/hộ/tháng.

Than: một bộ phận nông hộ ở Ngã Bảy dùng than cho hoạt động đun nấu trong gia đình, với giá từ 2.000 đến 10.000 đồng/kg than vụn khi mua tại lò than, nhiên liệu này cũng được người dân ưa chuộng và dùng phổ biến. Do chỉ có 1/66 hộ được phỏng vấn dùng than đun nấu nên các giá trị thống kê bằng nhau và bằng 36 nghìn/hộ/tháng.

Gas công nghiệp: là nhiên liệu đốt dùng phổ biến ngay cả ở nông thôn ngày nay, giá mỗi bình gas khoảng 350.000 đồng/bình cho bình 12 kg và mỗi gia đình dùng khá lâu, khoảng cách mỗi lần thay bình gas từ 2 đến 6 tháng/lần. Như vậy nếu tính trung bình thì mỗi gia đình chi ra 164.370 đồng/bình/tháng cho nhiên liệu chất đốt này, thay vì nông hộ sử dụng biogas thì họ sẽ không phải tốn 1 khoản chi phí như vậy.

Sử dụng kết hợp các loại nhiên liệu: nhiều hộ sử dụng kết hợp 2 hay 3 loại chất đốt trên nhằm linh hoạt trong đun nấu, tiết kiệm chi phí. Các hình thức kết hợp sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho việc đun nấu đối với những hộ có tần suất đun nấu cao, đông thành viên hay những hộ có hoạt động nấu rượu.

Tóm lại, trung bình mỗi tháng 1 nông hộ sẽ chi ra ít nhất 36 nghìn và cao nhất là 543 nghìn đồng/tháng cho các loại nhiên liệu đun nấu truyền thống đang sử dụng. Thay vì sử dụng biogas làm chất đốt, các hộ sẽ tiết kiệm được khoản tiền này. Khoản chi phí nhiên liệu của mỗi nông hộ có thể được xem như giá trị chất đốt được lượng hóa thành tiền của biogas. Số tiền tối đa 543 nghìn/tháng không quá lớn nhưng cũng không hề nhỏ đối với một hộ gia đình

31

ở nông thôn. Như vậy mới thấy được 1 phần lợi ích kinh tế mà biogas mang lại cho người dân.

4.2 ĐẶC ĐIỂM CHĂN NUÔI HEO CỦA NÔNG HỘ Ở THỊ XÃ NGÃ BẢY BẢY

4.2.1 Thông tin đàn heo ở thị xã Ngã Bảy

Qua phỏng vấn trực tiếp, heo được nuôi ở thị xã Ngã Bảy có đủ cả heo thịt và heo nái. Tuy nhiên do đặc điểm riêng của từng hộ mà có sự lựa chọn loại heo để nuôi.

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Hình 4.3 Tỷ lệ các loại heo được nuôi ở thị xã Ngã Bảy

Heo thịt được nhiều nông hộ chọn nuôi nhất (59,09%) do đặc tính lớn nhanh, dễ nuôi và mang lại hiệu quả tài chính cao. Còn lại 25,76% và 13,64% nông hộ nuôi heo nái và cả heo thịt lẫn heo nái. Đó là những hộ sử dụng heo con giống tại nhà để nuôi lớn thành heo thịt và cho xuất chuồng hoặc bán heo con cho các hộ chăn nuôi khác. Như vậy sẽ mang lại thu nhập cao hơn.

Đàn heo của mỗi hộ có những đặc điểm riêng với những thông tin được thống kê như sau:

Số lứa:

Đối với heo thịt và heo con: đối với heo thịt: mỗi nông hộ nuôi ít nhất 1 lứa/năm và cao nhất 3 lứa/năm (bảng 4.4). Do thời gian nuôi heo thịt kéo dài khoảng từ 3,5 đến 5 tháng/lứa nên mỗi năm hộ chăn nuôi chỉ có thể nuôi tối đa 3 lứa, trung bình 1,55 lứa/năm. Đối với heo con, tuy thời gian nuôi ngắn hơn heo thịt nhưng thông thường 1 năm heo nái đẻ nhiều nhất 2 lứa nên số lứa của heo con cũng cao nhất là 2 lứa/năm. Giống heo thịt nuôi có thể lấy từ 2 nguồn: heo con từ heo nái nhà đẻ ra hoặc heo con mua từ những hộ khác về nuôi lớn thành heo thịt. Do đó, hộ nuôi heo thịt có thể nuôi quanh năm và số lứa heo thịt có thể cao hơn số lứa heo con.

Đối với heo nái: heo nái thường được nông hộ nuôi trong nhiều năm cho đến khi chất lượng con giống giảm mới được bán thịt, nên việc nuôi heo nái không được tính theo lứa và thời gian nuôi là suốt năm.

- 10 20 30 40 50 60 Heo thịt (n=39) Heo nái (n=17) Heo thịt và nái (n=9) 59,09% 25,76% 13,64% %

32

Số lượng heo: như đã trình bày theo hình 4.2, không phải hộ chăn nuôi nào cũng nuôi đủ 3 loại heo thịt, nái và heo con. Do đó, số heo ít nhất của mỗi loại sẽ là 0 con. Cụ thể: số heo thịt trung bình mỗi hộ nuôi là 8,21 con/hộ/lứa, heo nái là 0,86 con/hộ/lứa và heo con là 2,12 con/hộ/lứa. Như vậy, tổng cộng số heo mỗi hộ nuôi có thể từ 1 đến 170 con/hộ/lứa. Trung bình 16,79 con/hộ/lứa. Có thể giải thích số lượng heo giữa các nông hộ chênh lệch nhau lớn là do thứ nhất: mỗi hộ chăn nuôi heo có điều kiện kinh tế không như nhau, do đó nguồn vốn đầu tư khác nhau, hộ có nhiều vốn sẽ nuôi nhiều heo hơn; thứ hai: do một số hộ lấy chăn nuôi làm nghề chính nên họ tập trung đầu tư vào đàn heo cả về số lượng lẫn chất lượng. Do vậy có sự khác biệt về số lượng heo ở mỗi gia đình.

Diện tích chuồng: do ý định nuôi heo trong nhiều năm và phát triển đàn heo trong tương lai nên chuồng nuôi được người dân xây dựng kiên cố và có diện tích khá lớn khoảng 38 m2/hộ. Như vậy, mật độ trung bình của 1 con heo trong chuồng sẽ xấp xỉ 2,26 m2

/con, diện tích này cũng khá tốt cho đàn heo phát triển.

Bảng 4.4 Đặc điểm đàn heo ở thị xã Ngã Bảy tháng 9 năm 2014 Thông tin Đơn vị

tính Nhỏ nhất nhất Lớn Trung bình Độ lệch chuẩn Số lứa/ năm Heo thịt Lứa 1,00 3,00 1,55 0,61 Heo nái - - - - Heo con 1,00 2,00 1,60 0,51 Số con/ lứa Heo thịt Con 0,00 80,00 8,21 12,19 Heo nái 0,00 30,00 1,00 3,19 Heo con 0,00 35,00 2,02 5,39 Tổng số 1,00 170,00 16,79 23,32 Diện tích chuồng m2 4,25 375,00 38,00 61,26

Nguồn: số liệu điều tra, 2014

Tóm lại, đa số hộ dân ở thị xã Ngã Bảy nuôi heo với quy mô nhỏ lẻ, vì có số heo thịt dưới 200 con/lứa và heo nái dưới 20 con/lứa (Phân loại theo quyết định 24/2010/QĐ-UBND thành phố Cần Thơ năm 2010)

4.2.2 Hiệu quả tài chính trong chăn nuôi heo thịt của nông hộ ở thị xã Ngã Bảy xã Ngã Bảy

4.2.1.1 Chi phí nuôi heo thịt

Thực trạng sản xuất chăn nuôi heo của nước ta nói chung và Hậu Giang nói riêng trong giai đoạn năm 2012 – 2013, biến động theo chiều hướng tăng năng suất, sản lượng nhiều hơn tăng quy mô đầu con. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trên diện rộng, gây tâm lý lo ngại với người chăn nuôi và người tiêu dùng sản phẩm; khủng hoảng kinh tế làm

33

giảm sức mua của thị trường thực phẩm trong khi sức sản xuất chăn nuôi tiếp tục gia tăng đã làm nhiều nông hộ thua thiệt; giá các nguyên liệu đầu vào, nhất là nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc ngày càng tăng, người chăn nuôi thiếu vốn trong khi lãi suất tín dụng lại cao,… Tuy nhiên, tình hình chăn nuôi heo từ những tháng đầu năm 2014 đến thời điểm hiện nay đã có nhiều khởi sắc hơn do dịch tai xanh đã được khống chế, giá heo hơi ổn định ở mức cao nên người chăn nuôi yên tâm sản xuất. Xu hướng chăn nuôi heo đang dịch chuyển mạnh từ chăn nuôi nhỏ lẻ, có hiệu quả thấp sang hình thức gia trại, trang trại mang lại hiệu quả kinh tế trong điều kiện các khoản chi phí chăn nuôi heo thịt vẫn ở mức cao. Cụ thể như sau:

Bảng 4.5: Chi phí nuôi 1 lứa heo thịt của người dân thị xã Ngã Bảy

Đơn vị tính: nghìn đồng/lứa/hộ Loại chi phí Nhỏ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng biogas của người dân thị xã ngã bảy, tỉnh hậu giang (Trang 37)