0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Thông tin đàn heo ở thị xã Ngã Bảy

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIOGAS CỦA NGƯỜI DÂN THỊ XÃ NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG (Trang 41 -41 )

2. 11 Khái niệm biogas

4.2.1 Thông tin đàn heo ở thị xã Ngã Bảy

Qua phỏng vấn trực tiếp, heo được nuôi ở thị xã Ngã Bảy có đủ cả heo thịt và heo nái. Tuy nhiên do đặc điểm riêng của từng hộ mà có sự lựa chọn loại heo để nuôi.

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Hình 4.3 Tỷ lệ các loại heo được nuôi ở thị xã Ngã Bảy

Heo thịt được nhiều nông hộ chọn nuôi nhất (59,09%) do đặc tính lớn nhanh, dễ nuôi và mang lại hiệu quả tài chính cao. Còn lại 25,76% và 13,64% nông hộ nuôi heo nái và cả heo thịt lẫn heo nái. Đó là những hộ sử dụng heo con giống tại nhà để nuôi lớn thành heo thịt và cho xuất chuồng hoặc bán heo con cho các hộ chăn nuôi khác. Như vậy sẽ mang lại thu nhập cao hơn.

Đàn heo của mỗi hộ có những đặc điểm riêng với những thông tin được thống kê như sau:

Số lứa:

Đối với heo thịt và heo con: đối với heo thịt: mỗi nông hộ nuôi ít nhất 1 lứa/năm và cao nhất 3 lứa/năm (bảng 4.4). Do thời gian nuôi heo thịt kéo dài khoảng từ 3,5 đến 5 tháng/lứa nên mỗi năm hộ chăn nuôi chỉ có thể nuôi tối đa 3 lứa, trung bình 1,55 lứa/năm. Đối với heo con, tuy thời gian nuôi ngắn hơn heo thịt nhưng thông thường 1 năm heo nái đẻ nhiều nhất 2 lứa nên số lứa của heo con cũng cao nhất là 2 lứa/năm. Giống heo thịt nuôi có thể lấy từ 2 nguồn: heo con từ heo nái nhà đẻ ra hoặc heo con mua từ những hộ khác về nuôi lớn thành heo thịt. Do đó, hộ nuôi heo thịt có thể nuôi quanh năm và số lứa heo thịt có thể cao hơn số lứa heo con.

Đối với heo nái: heo nái thường được nông hộ nuôi trong nhiều năm cho đến khi chất lượng con giống giảm mới được bán thịt, nên việc nuôi heo nái không được tính theo lứa và thời gian nuôi là suốt năm.

- 10 20 30 40 50 60 Heo thịt (n=39) Heo nái (n=17) Heo thịt và nái (n=9) 59,09% 25,76% 13,64% %

32

Số lượng heo: như đã trình bày theo hình 4.2, không phải hộ chăn nuôi nào cũng nuôi đủ 3 loại heo thịt, nái và heo con. Do đó, số heo ít nhất của mỗi loại sẽ là 0 con. Cụ thể: số heo thịt trung bình mỗi hộ nuôi là 8,21 con/hộ/lứa, heo nái là 0,86 con/hộ/lứa và heo con là 2,12 con/hộ/lứa. Như vậy, tổng cộng số heo mỗi hộ nuôi có thể từ 1 đến 170 con/hộ/lứa. Trung bình 16,79 con/hộ/lứa. Có thể giải thích số lượng heo giữa các nông hộ chênh lệch nhau lớn là do thứ nhất: mỗi hộ chăn nuôi heo có điều kiện kinh tế không như nhau, do đó nguồn vốn đầu tư khác nhau, hộ có nhiều vốn sẽ nuôi nhiều heo hơn; thứ hai: do một số hộ lấy chăn nuôi làm nghề chính nên họ tập trung đầu tư vào đàn heo cả về số lượng lẫn chất lượng. Do vậy có sự khác biệt về số lượng heo ở mỗi gia đình.

Diện tích chuồng: do ý định nuôi heo trong nhiều năm và phát triển đàn heo trong tương lai nên chuồng nuôi được người dân xây dựng kiên cố và có diện tích khá lớn khoảng 38 m2/hộ. Như vậy, mật độ trung bình của 1 con heo trong chuồng sẽ xấp xỉ 2,26 m2

/con, diện tích này cũng khá tốt cho đàn heo phát triển.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIOGAS CỦA NGƯỜI DÂN THỊ XÃ NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG (Trang 41 -41 )

×