Tình hình sử dụng biogas

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng biogas của người dân thị xã ngã bảy, tỉnh hậu giang (Trang 35)

2. 11 Khái niệm biogas

3.2.2Tình hình sử dụng biogas

Tình hình sử dụng biogas của tỉnh Hậu Giang nói chung và thị xã Ngã Bảy nói riêng được phổ biến và hỗ trợ của ban quản lý dự án khí sinh học Trung ương và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh. Việc sử dụng biogas đã đem lại nhiều lợi ích về môi trường, về năng lượng, về nông nghiệp cho người dân trong thị xã. Sử dụng biogas đã góp phần nâng cao nhận thức tình trạng ô nhiễm môi trường của toàn thị xã và mỗi người dân. Dự án khí sinh học được phổ biến rộng rãi trong thị xã Ngã Bảy, cụ thể đến hết năm 2013 toàn tỉnh đã có hàng trăm hộ sử dụng biogas, trong đó có 70/85 hộ xây dựng hầm ủ được hỗ trợ kinh phí thuộc chương trình “Dự án khí sinh học” được hỗ trợ bởi chính phủ. Trong đó, xã Đại Thành xây dựng được 6 hầm ủ trong dự án và 15 túi ủ do người dân tự lắp đặt. Các hộ còn lại không chọn cách xử lý chất thải chăn nuôi bằng khí sinh học chủ yếu xả trực tiếp chất thải chăn nuôi xuống kênh rạch hoặc ao, mương nuôi cá tại vườn. Được biết phần lớn người dân ở thị xã Ngã Bảy nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung sử dụng dạng túi ủ. Nguyên nhân là do chi phí cho việc lắp đặt một túi ủ biogas rẻ hơn so với xây dựng hầm ủ, chỉ khoảng 1 đến 2,5 triệu đồng cho một túi ủ biogas và có thể sử dụng trong 2 đến 3 năm nếu trong điều kiện bảo trì tốt (Tạ Hồng Ngọc, 2011).

Theo kết quả điều tra nghiên cứu năm 2013, ở tỉnh Hậu Giang có đến 75% hầm ủ EQ1 và EQ2 được tài trợ bởi chính phủ Lúcxămbua, và có đến 91,7% người dân nhận được hỗ trợ từ dự án xây dựng hầm ủ biogas. Trước đó khi chưa áp dụng công nghệ biogas thì có khoảng 25% số hộ ở tỉnh Hậu Giang thải trực tiếp chất thải chăn nuôi vào kênh rạch. Điều đáng quan tâm là hiện nay còn đến 29,2% trong số hộ khảo sát đang sử dụng nguồn nước mặt từ hệ thống kênh rạch xung quanh cho sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, khi xây dựng hầm ủ biogas người dân đã góp phần bảo vệ môi trường nước tại khu vực mình sinh sống (Nguyễn Võ Châu Ngân và cộng sự, 2013).

Công tác tuyên truyền cũng được quan tâm sâu sắc ở thị xã, cụ thể tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng đài phát thanh, phát hành các tờ gấp về công nghệ khí sinh học, tổ chức 4 buổi hội thảo tuyên truyền cho hộ dân trên địa bàn vê khí sinh học thu hút 80 người tham gia. Trong năm qua (2013) thị xã Ngã Bảy nói riêng và tỉnh Hậu Giang nói chung đã tổ chức mở 4 lớp tập huấn thu hút 80 người tham gia tập huấn sử dụng biogas. Ngoài ra, địa bàn thị xã còn mở rộng ứng dụng khí sinh học toàn diện với 3 công trình có sử dụng phụ phẩm khí sinh học để nuôi cá.

Tuy nhiên, do giá heo trên thị trường thấp, tình hình dịch bệnh heo tai xanh diễn biến phức tạp nên tình hình chăn nuôi trong thị xã cũng giảm làm giảm số lượng đàn heo, ảnh hưởng đến quyết định sử dụng biogas của người

26

dân. Mặt khác, giá vật liệu tăng cao, nhiều hộ thiếu vốn đầu tư vào hầm ủ, thời tiết mưa lũ kéo dài gây khó khăn trong quá trình xây dựng, bảo trì bảo dưỡng. Đối với những hộ tham gia dự án được hỗ trợ kinh phí thì bị ảnh hưởng bởi tiền trợ giá thấp do trượt giá không còn phù hợp với thời điểm hiện tại vì vậy việc khuyến khích người dân tham gia cũng gặp khó khăn.

27

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIOGAS CỦA NGƯỜI DÂN Ở THỊ XÃ NGÃ BẢY,

TỈNH HẬU GIANG

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng biogas của người dân thị xã ngã bảy, tỉnh hậu giang (Trang 35)