0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Lý do người dân ở thị xã Ngã Bảy không áp dụng biogas

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIOGAS CỦA NGƯỜI DÂN THỊ XÃ NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG (Trang 52 -52 )

2. 11 Khái niệm biogas

4.3.4 Lý do người dân ở thị xã Ngã Bảy không áp dụng biogas

Mặc dù biết về những lợi ích của biogas nhưng vì những khó khăn nhất định mà nông hộ không sử dụng biogas cho gia đình. Những hạn chế như: không có trợ cấp, chi phí lắp đặt cao hay người dân không biết kĩ thuật lắp đặt, số lượng heo ít hay nhà không có đất để đặt hầm ủ biogas,… là các lý do chính mà người dân thị xã Ngã Bảy không sử dụng biogas.

Nguồn: số liệu điều tra, 2014

Hình 4.8 Lý do không áp dụng biogas của người dân ở thị xã Ngã Bảy

Chi phí cao: Phần lớn các nông hộ chăn nuôi heo ở thị xã Ngã Bảy không áp dụng biogas là vì họ còn e ngại về chi phí lắp đặt, bởi chi phí lắp đặt cho một túi ủ biogas khoảng từ 1 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng, một hầm ủ bằng gạch có giá khoảng 10 triệu đồng và hầm composite có giá khoảng từ 15 triệu đồng/hầm. Với mức giá này là tương đối cao so với mặt bằng chung thu nhập của người dân nơi đây (1,5 triệu đồng/người/tháng). Nó vượt quá khả năng chi trả của họ và thời gian hoàn vốn lâu, bên cạnh đó việc trợ giá để xây dựng 1 hầm ủ biogas còn ít nông hộ biết đến, và mức trợ giá cũng còn rất thấp so với chi phí người dân phải bỏ ra, giá hỗ trợ hiện nay của dự án là 2 triệu đồng/hầm ủ bằng gạch so với tổng chi phí 10 triệu đồng là còn quá ít.

Không biết kĩ thuật: đây là lý do thứ hai sau vấn đề về chi phí giải thích việc nông hộ chăn nuôi không áp dụng biogas. Đa số người dân không biết kĩ thuật lắp đặt 1 thiết bị biogas (31,8%), nguyên nhân là do các tổ chức chính quyền cấp địa phương có vận động tuyên truyền về lắp đặt biogas nhưng chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết, hướng dẫn kĩ thuật còn hạn chế. Nhiều buổi trình diễn, hướng dẫn lắp đặt sử dụng biogas không được tổ chức như kế hoạch. Chính vì thế mà rất ít người dân ở nơi đây biết cách lắp đặt biogas, những hộ

Chi phí cao (n=29) Không biết kĩ thuật (n=21) Số lượng heo ít (n= 17) Không có trợ cấp (n= 10) Không có đất (n=9) Đủ năng lượng đun nấu (n= 8) chuồng xa nhà (n=5) Dùng đệm lót sinh học (n=2) Trong nhà có người không thích (n=1) 43,9% 31,8% 25,8% 15,2% 13,6% 12,1% 7,6% 3% 1,5%

43

khác muốn sử dụng phải thuê kĩ thuật viên từ nơi khác lại, do đó chi phí 1 hầm/túi ủ sẽ bị đẩy lên cao hơn nữa, làm người dân e dè khi nghĩ đến việc sử dụng biogas.

Số lượng heo ít: đây là nguyên nhân không thể không nhắc đến khi được hỏi về lý do nông hộ không sử dụng biogas ở địa phương này. Có 25,8% hộ chăn nuôi không lắp đặt biogas là do số heo thịt mỗi nhà nuôi ít trong thời gian gần đây, thậm chí những hộ trước kia có lắp đặt biogas nhưng đã ngưng sử dụng vì số lượng heo không đủ cung cấp nguyên liệu cho hầm ủ. Giải thích cho vấn đề này là do dịch heo tai xanh lây lan ảnh hưởng mạnh đến đàn heo vào những năm 2012-2013, nhiều hộ nuôi heo phải chịu lỗ nên sau đó họ đã bỏ trống chuồng, cho đến đầu năm nay 2014 dịch bệnh không còn ảnh hưởng nhiều và giá heo hơi đang tăng nên nhiều hộ mới bắt đầu gây dựng lại đàn heo, chính vì thế mà số lượng heo còn ít để người dân không thể quyết định sử dụng biogas.

Không có trợ cấp: nguyên nhân này cũng khá phổ biến với những hộ không sử dụng biogas (15,2%). Nhiều nông hộ chưa áp dụng biogas là do mong chờ nguồn vốn hỗ trợ từ chính quyền. Tuy nhiên, do không nắm bắt thông tin kịp thời về các dự án hỗ trợ xây dựng biogas nên nhiều hộ dân đã bỏ cơ hội được trợ cấp vốn. Thêm vào đó, không ít nông hộ có biết về việc trợ cấp trong lắp đặt thiết bị khí sinh học, nhưng không tìm hiểu cụ thể về điều kiện hay mức vốn được hỗ trợ. Nhìn chung, nông hộ còn thụ động và phụ thuộc quá nhiều vào chính quyền địa phương trong việc tìm hiểu thông tin.

Không có đất, đủ năng lượng đun nấu, chuồng xa nhà: là những nguyên nhân chiếm tỷ lệ không nhiều nhưng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định lắp đặt biogas của người dân. Nhiều hộ muốn sử dụng biogas nhưng điều kiện tự nhiên là quỹ đất của gia đình không cho phép, hoặc những hộ khác sử dụng củi thu lượm từ vườn nhà làm chất đốt, nguồn này rất dồi dào vì ngoài chăn nuôi hộ dân còn làm vườn để kiếm thêm thu nhập, do đó hộ dân không quan tâm đến vấn đề sử dụng khí gas. Hoặc vì lý do chuồng xa nhà, chi phí lắp đặt cho một đường dẫn biogas là khá lớn cũng làm nông hộ không muốn sử dụng biogas.

Dùng đệm lót sinh học, trong nhà có người không thích: là nguyên nhân chiếm tỷ lệ không đáng kể. Thật vậy, chỉ có 3% hộ dân đang sử dụng đệm lót sinh học và hài lòng với cách xử lý chất thải chăn nuôi này nên việc thay đổi cách xử lý không nằm trong suy nghĩ của họ. Bên cạnh đó cũng có gia đình khẳng định trong gia đình họ có người không thích sử dụng công nghệ mới như biogas, đó là những thành viên lớn tuổi – những người có tâm lý bảo thủ, dè chừng với những công nghệ mới.

Chính vì những nguyên nhân như trên đã làm hạn chế số lượng hộ dân tham gia mô hình biogas, do đó những biện pháp đưa ra nhằm khắc phục những khó khăn trên, giúp nâng cao tỷ lệ hộ dân đồng ý lắp đặt biogas ở thị xã Ngã Bảy nói riêng và toàn tỉnh Hậu Giang nói chung là rất cần thiết.

44

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIOGAS CỦA NGƯỜI DÂN THỊ XÃ NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG (Trang 52 -52 )

×