Sáp nhập Indo Gulf
Từ khi thành lập đến năm 2002, Hindalco chỉ kinh doanh kim loại nhôm nhưng với vụ sáp nhập năm 2003, công ty đã kinh doanh thêm kim loại đồng, từ đó gia tăng sức mạnh cạnh tranh trong ngành luyện kim màu.
Nội dung cuộc sáp nhập:
Năm 2002, Hindalco sáp nhập với công ty Indo gulf nhằm bước sang lĩnh vực luyện đồng mới mẻ, tạo ra một công ty mạnh hơn trong luyện kim màu.
Cách thức: Ban quản trị của hai công ty thông qua quyết định trao đổi với tỷ lệ 1:12. Bên cạnh đó các cổ đông của Indo Gulf tiếp tục nhận được một phần vốn chủ sở hữu trong công ty mới theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ ở Indo gulf. Hindalco nắm giữ 8.7 % cổ phần Indo Gulf (Hindalco's holding of 8.7 per cent in Indo Gulf will be transferred to a trust.)
Mục đích :
Giúp Hindalco bước sang lĩnh vực luyện đồng.
Vượt qua Vedanta đối thủ chính của nó trong ngành luyện kim Tận dụng được kinh nghiệm sản xuất từ Indo Gulf.
Mở rộng về quy mô: Về lâu dài, hai công ty có thể tận dụng được kinh tế theo quy mô từ việc sáp nhập.
Thu được một khoảng tiết kiệm từ việc tiết giảm chi phí bằng việc sử dụng các nguồn lực bổ sung.
b.Khai khoáng
Quặng kim loại là nguồn nguyên liệu chính trong quá trình luyện kim của công ty, nó chiếm khoảng 30% giá thành sản phẩm. Toàn bộ quặng kim loại đều được sử dụng cho các phân đoạn sản xuất sau này trong chuỗi giá trị. Với mong muốn trở thành nhà kim loại số một, có quy mô toàn cầu và là nhà sản xuất có chi phí thấp nhất nên công ty hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng, giảm bớt mức độ phụ thuộc vào các nhà cung cấp quặng trong công ty.
Nhôm:
Ấn Độ nổi tiếng là quốc gia có trữ lượng nhôm lớn của thế giới, đồng thời hàm lượng bauxite trong quặng rất cao.Hầu hết quặng bauxite phục vụ cho nhu cầu của công ty đều
được khai thác từ mỏ của Hindalco.Những mỏ này được thừa hưởng sau vụ mua lại Indal vào năm 2000 cũng như những mỏ quặng đã mua trong giai đoạn từ năm 1958-2000.
Ngoài ra, năm 2008 công ty đã liên doanh với Công ty Cổ phần Khoáng sản Orissa thành lập East Coast Bauxite Mining Limited nhằm khai thác quặng bauxite ở bang Orissa.Hindalco nắm giữ 74% cổ phần trong liên doanh.
Đồng:
Ấn Độ tuy là nước có trữ lượng mỏ đồng lớn nhưng số mỏ có thể khai thác được lại rất ít, hơn nữa Hindalco đặt ra mục tiêu tự túc 40% nhu cầu quặng đồng nên công ty tiến hành mua mỏ đồng ở bên ngoài Ấn Độ để bớt phụ thuộc vào việc nhập khẩu đồng.
- Năm 2003:
+ Mua mỏ đồng Nifty của Australia với giá 2,25 tỷ Rupees. Công suất khai thác hiện tại của mỏ là 25.000 tấn đồng/năm đồng. Đồng thời trữ lượng đồng chưa khai thác ứoc tính khoảng 1,9 triệu tấn.
+ Tháng 11, mua mỏ đồng Mount Gordon của Australia với giá 24 triệu AUD. Mỏ Mount Gordon có trữ lượng 212000 tấn . Việc khai thác sẽ bắt đầu từ năm tài chính 2004.
Với việc mua lại 2 mỏ đồng Nifty và Mount Gourdon sẽ cung cấp 20% nhu cầu quặng đồng cho công ty.Hơn nữa, giúp giảm lượng lớn chi phí so với việc nhập khẩu đồng từ các nhà cung cấp châu Mỹ La Tinh.
-Năm 2005, Birla Copper- công ty con của Hindalco tiếp tục mua 2 mỏ đồng nữa ở Australia
Than:
Than là nguyên liệu quan trọng cung cấp năng lượng cho quá trình luyện kim. Chi phí năng lượng chiếm từ 30%-40% giá thành sản xuất. Do vậy để giảm sự phụ thuộc vào lượng than nhập khẩu, Hindalco liên doanh với Tata PowerCompany Ltd thành lập công ty Tubed Coal Mines Ltd với mục đích thăm dò và khai thác than tại Jharkhand. Hindalco nắm giữ 60% cổ phần trongCông ty liên doanh .
c. Luyện kim
Mua lại Indal
Năm 2000 Ban điều hành Hindalco thành công mua lại 74.6% cổ phần của công ty TNHH nhôm Ấn Độ (Indal) với giá 190 Rupees mỗi cổ phiếu. INDAL là nhà sản xuất nhôm lớn thứ 3 của Ân độ. Indal có mô hình kinh doanh tích hợp từ khai khoáng quặng boxit, tinh chế nhôm, nấu chảy nhôm đến sản xuất bán thành phẩm như nhôm lá, nhôm tấm, nhôm ép đùn cũng như nhôm tái chế
Lợi ích đạt được của Hindalco khi mua lại Indal:
• Đẩy mạnh triển vọng xuât khẩu của công ty trong tương lai thông qua công ty con của Indal là Indal Export Limited.
• Thừa hưởng nguồn dự trữ nhôm lớn từ Indal → giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt nguồn cung kim loại nhôm.
• Tận dụng hệ thống phân phối toàn cầu của indal để phân phối sản phẩm
• Giảm được chi phí hậu cần nhờ tận dụng lợi thế chi phí sản xuất của indal
d. Chế biến
Mua lại Novelis
Năm 2007 Hindalco Industries đã quyết định mua hãng nhôm Canada Novelis (có trụ sở tại Mỹ) với giá 6 tỷ USD.Novelisđi đầu về các sản phẩm nhôm trên thị trường Châu Âu và Châu Á, chiếm 19% thị phần các sản phẩm nhôm cuộn của thế giới, hoạt động tại 11 quốc gia trên thế giới và sử dụng 12.500 nhân công. Tuy nhiên, trong quý III của tài khoá 2006, Novelis đã thua lỗ 102 triệu USD.
Ý nghĩa của việc mua lại novelis:
• Có được bí quyết công nghệ độc nhất là novelis fusion trong việc sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng
• Sự hiện diện trên toàn cầu novelis giúp hindalco có được hệ thống phân phối rộng rãi
• Tận dụng nguồn nhân lực dồi dào của novelis trên toàn cầu, đặc biệt là các kỹ sư giỏi
Liên doanh với ALMEX USA
30/10/2006 Hindalco liên doanh với tập đoàn ALMEX USA để sản xuất hợp kim nhôm chịu lực cao cho các ứng dụng trong hàng không vũ trụ, đồ thể thao và các ngành công nghiệp vận tải biển.
Ý nghĩa liên doanh:
Tận dụng được năng lực sản xuất của Almex và mở rộng sang hệ thống sản phẩm cao cấp.
Khai thác lợi thế cốt lõi của Almex là nghiên cứu và phát triển các sang kiến trong công nghệ luyện kim nhôm, học hỏi bí quyết sản xuất các sản phẩm hợp kim nhôm cao cấp với độ bền cao, chi phí hiệu quả và an toàn
e.Phân phối
Mua lại Dahej Harbour Infrastructure Limited (DHIL)
Dahej Harbour Infrastructure Limited (DHIL) là một công ty con của Indo Gulf Corporation và trở thành công ty con của Hindalco sau khi hợp nhất của Công ty với IGCL. DHIL cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và phân phối đồng của công ty.
Ý nghĩa:
Với việc sở hữu DHIL không chỉ giúp công ty chủ động hơn trong việc phân phối sản phẩm của mình đến tay khách hàng mà còn giúp tăng thêm nguồn thu cho Hindalco từ việc cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá của DHIL.
f.Năng lượng
Đặc trưng của ngành luyện kim là tiêu thụ một lượng lớn năng lượng, chi phí này chiếm từ 30%-40% giá thành sản xuất. Do đó, việc kiểm soát được những nguồn năng lượng này sẽ giúp cho doanh nghiệp trong ngành luyện kim giảm thiểu được không ít chi phí.
Do vậy, Hindalco đầu tư xây dựng nhà máy điện Renusagar và nhà máy điện
Hinrakud. Hai nhà máy điện cung ứng 70%-80% điện năng cho quá trình sản xuất của công ty, góp phần không nhỏ vào sự thành công của Hindalco.