Phương pháp hệ đồng phân tử

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng một số ion kim loại nặng (cd, pb) trong rau xanh bằng phương pháp chiết trắc quang (Trang 27)

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Anh Phương

15

Mục đích của phương pháp này là xác định tỉ lệ giữa ion kim loại và thuốc thử hữu cơ trong phức. Hệ đồng phân tử là dãy dung dịch có tổng nồng độ CR + CM là hằng số nhưng tỉ số CR/CM thay đổi. Để có một dãy đồng phân tử ta pha các dung dịch như sau: pha các dung dịch kim loại và thuốc thử có nồng độ bằng nhau rồi trộn chúng với tỉ lệ khác nhau. Sau đó đo mật độ quang ở pH là xác định, bước sóng tối ưu đã chọn.

Tiếp theo là ta xây dựng đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa mật độ quang và tỉ lệ VR/VM hay CR/CM.

Khi biểu diễn sự phụ thuộc này trên đồ thị thì: đối với phức bền ta thu được hai đường thẳng cắt nhau, giao điểm đó gọi là điểm cực đại. Đối với phức kém bền ta thu được đường cong để tìm điểm cực đại ta phải ngoại suy hai phần tuyến tính của hai nhánh, điểm cắt nhau chính là điểm cực đại và điểm cực đại sẽ ứng với tỉ lệ các hệ số tỉ lượng trong phức.

Phương pháp đồng phân tử có ưu điểm là: dễ thực hiện, đơn giản nhưng chỉ thực hiện trong một số trường hợp sau:

- Hệ chỉ tạo 1 phức bền.

- Các cấu tử M, R không phân ly, không thủy phân và không tạo hợp chất polyme. - Lực ion là hằng định.

- Kết quả chỉ chính xác với phức có hệ tỉ lệ: 1:1, 1:2, 1:3. Với phức có tỉ lệ cao hơn cho kết quả kém tin tưởng. Hai phương trên chỉ xác định được tỉ lệ thành phần của phức mà chưa có thể xác định được là phức đơn hay đa nhân.

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng một số ion kim loại nặng (cd, pb) trong rau xanh bằng phương pháp chiết trắc quang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)