Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank PGD - Bình Chánh (Trang 55)

IX. Gia hạn khoản vay và tất toán khoản vay

2.5.7 Những tồn tại và nguyên nhân

Hạn chế

Thị phần cho vay tiêu dùng của PGD hiện nay chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong

thị trường cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Điều này cũng dễ giải thích khi mà các loại hình cho vay tiêu dùng chưa đa

dạng, mới chỉ tập trung vào những loại hình truyền th ống, chưa có những tiện ích

thực sự nổi bật, đặc trưng để khách hàng có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân

hàng.

Tỷ lệ cho vay tiêu dùng vẫn còn rất thấp. Đây là một mảng thị trường mà PGD

đã thật sự chưa quan tâm. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng đạt được kh ông thật sự phù hợp với tiềm năng kinh doanh của PGD. Nếu so sánh với một số ngân hàng khác thì tỷ trọng này cực kỳ khiêm tốn.

Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay tiêu dùng tăng lên.Tỷ lệ nợ

quá hạn, nợxấu có xu hướng giảm từ năm 2012 nhưnglại tăng lên trong năm2013. Do nhu cầu và đời sống của người dân chưa cao, chỉ đang trên đà phát triển,

nên gặp nhiều khó khăn.

Cho vay tiêu dùng chủ yếu tập trung vào cho vay mua sữa, chữa nhà. Còn các khoản vay khác chưa được phổ biến như cho vay du học.

Nguyên nhân:

Nhân tố chủ quan

- Khả năng huy động vốn: quy mô huy động vốn chưa lớn, nhưng nhu cầu cho

vay càng ngày càng nhiều.

- Đối với cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà cũng như cho vay mua

ôtô, Sacombank chỉ cho vay đối với những khách hàng có hộ khẩu thường

trú tại địa bàn của chi nhánh, như thế sẽ loại trừ rất nhiều khách hàng tiềm năng tốt những người có thu nhập cao, làm việc tại địa bàn của chi nhánh nhưng không có hộ khẩu thường trú

- Sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

- Các hình thức cho vay tiêu dùng chưa đa dạng. Sản phẩm cho vay tiêu dùng của PGD chỉ dừng dưới hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Ở nhiều

ngân hàng cổ phần đã triển khai nhiều hình thức cho vay không bảo đảm

bằng tài sản, cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ tiền vay…

- Chiến lược Marketting có hiệu quả chưa cao, không đạt được hiệu quả nhưý muốn đối với mở rộng cho vay tiêu dùng của PGD.

- Cho vay tiêu dùng là một hình thức khá mới mẻ và chỉ thực sự phát triển

trong thời gian gần đây.Vì vậy, một chiến lược Marketing hướng tới khách

hàng là hết sức cần thiết. Marketing không chỉ trong lĩnh vực quảng bá sản

phẩm cho vay tiêu dùng, mà còn tìm hiểu nghiên cứu thị trường, thị hiếu

khách hàng nhằm đề ra chiến lược thu hút khách hàng, cũng như phát triển

sản phẩm mới. Các ngân hàng thương mại nhà nước, quá trình tiếp thị hình

ảnh sản phẩm cho vay tiêu dùng đến công chúng chưa đạt hiệu quả như ý muốn. Các hoạt động tiếp thị chỉ dừng ở mức độ tiếp thị hình ảnh chung

chung của ngân hàng chứ chưa có giới thiệu cụ thể sản phẩm.

- Với lợi thế là một ngân hàng có truyền thống, có mạng lưới chi nhánh rộng

khắp trải dài trên địa bàn, cũng như các mối quan hệ bền vững với các doanh

nghiệp, ngân hàng nên đẩy mạnh các hoạt động Marketing.

- Công nghệ ngân hàng đang trong giai đoạn hoàn thiện.

- Việc lưu trữ thông tin thực hiện bằng hai hình thức : Lưu bằng các hồ sơ,

giấy tờ và lưu bằng máy tính. Tất cả các máy tính của PGD đều được nối

Sacombank cung cấp. Có thể nói, công tác lưu trữ thông tin của PGD tương đối hiện đại và đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng hệ thống lưu trữ, xử

lý thông tin của ngân hàng vẫn chưa phát huy tối đa tác dụng của mình. Thêm vào đó, việc hoạt động không ổn định của mạng máy tính cũng gây khó khăn cho nhân viên ngân hàng trong việc truy cập cũng như theo dõi

thông tin liên quan đến khách hàng.

- Công tác thông tin khách hàng còn yếu kém.

Hiện nay, ở nước ta có Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước ( CIC) là đơn vị duy nhất theo dõi lịch sử tín dụng của các cá nhân và doanh nghiệp vay vốn các Công ty tài chính và Tổ chức tín dụng. Nhưng khả năng

cập nhật của CIC còn kém, nhiều khách hàng đã có dư nợ tại tổ chức tín

dụng khác nhưng không được cập nhật trong hệ thống thông tin tín dụng dẫn đến ngân TCTD thiếu thông tin khi ra quyết định cho vay, hoặc sẽ dẫn đến cho

vay chồng chéo trong khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ.

Nhân tố khách quan

- Chưa có văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể cho vay tiêu dùng : Pháp luật

Việt Nam hiện chưa có quy định cụ thể nào đối với cho vay tiêu dùng mà mới chỉ tạo ra cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động cho vay tiêu dùng tại

các NHTM, tuy nhiên còn rất khái quát, chung chung.

- Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh: Hiện nay có rất nhiều ngân

hàng cổ phần, các tổ chức tín dụng và ngân hàng liên doanh nước ngoài hoạt động tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt các ngân hàng thương

mại cổ phần rất chú trọng đối với mở rộng cho vay tiêu dùng với nhiều sản

phẩm đa dạngphục vụ cho người tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh số cho vay tiêu dùng của chi.

- Môi trường kinh doanh có nhiều biến động : Một năm qua, nền kinh tế có

sự biến động lớn. Lạm phát gia tăng, giá cả tăng cao gây tâm lý lo ngại

trong dân chúng. Chính sách kiềm chế lạm phát của nhà nước như tăng dự

trữ bắt buộc, bắt các ngân hàng thương mại mua tín phiếu kho bạc đã làm

chung đẩy lãi suất cho vay lên cao. Đăc biệt cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã làm làm cho nền kinh tế chung trên thế giới gặp rât nhiều khó khăn, Điều này gây tâm lý e ngại vay ngân hàng trong lòng dân chúng và từ đó

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢCHO VAY TIÊU DÙNGTẠI SACOMBANK -

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank PGD - Bình Chánh (Trang 55)